Posted by basamvietnam on 12/11/2012
“Cũng có người nói rằng Chính phủ ra Nghị quyết giao cho Thủ tướng ban hành Quyết định mới chuẩn. Tại sao chúng ta lại cứ phải ‘tự lấy đá ghè vào chân mình như vậy’. Thực tế, người dân đang đòi hỏi đơn giản thủ tục hành chính, thủ tục phức tạp không chỉ gây bức xúc cho dân mà còn làm mất cơ hội đầu tư ở địa phương.““Chúng ta đang phải thu hút đầu tư, đầu tư rất nhiều nơi, các tỉnh đều có yêu cầu đầu tư. Nếu quá phức tạp thì mất cơ hội đầu tư cho địa phương.”Ha ha! Đúng là cháy nhà mới ra mặt … “nhân tài”! Sẵn sàng âm thầm phá luật, kiếm bộn, nhưng khi bại lộ, bị dồn tới chân tường thì có ngay cớ là vì dân, vì nước, tại người đi trước phá nên phá theo? Thành quả của mấy chục năm “Đổi mới”, nhà nước pháp quyền là đây ư?
GS. Đặng Hùng Võ: ‘Còn nhiều điều chưa thể nói khi gặp dân Văn Giang’
Thứ hai 12/11/2012 07:05
(GDVN) - “Khi người dân bắt phải theo luật một cách cứng nhắc trên giấy tờ thì tôi phải thừa nhận là sai. Tôi không thể nói là đúng theo lôgíc hình thức. Chúng ta hãy trở lại cốt lõi của hệ thống pháp luật, xây dựng pháp luật để làm gì nếu không phải là mục tiêu của sự phát triển đất nước”.
Với nét mặt khá căng thẳng và có vẻ buồn sau khi buổi gặp mặt với người dân Văn Giang (Hưng Yên) kết thúc, chúng tôi hiểu GS. Đặng Hùng Võ còn nhiều điều muốn giãi bày. Điều này xuất phát một phần từ việc thời gian cho buổi gặp mặt không dài nhưng nhiều người dân với tâm trạng bức xúc cũng không muốn nghe ông trình bày với lý do những điều ông nói chỉ là biện minh.
Sau buổi gặp mặt chiều 8/11, nhiều lần hẹn gặp, chúng tôi mới có thể trò chuyện với ông về những điều mà ông còn suy nghĩ, chưa nói ra được. Tiếp chúng tôi ngay sau một buổi phỏng vấn truyền hình, ông tươi cười chia sẻ vấn đề mà chúng tôi muốn nghe về hoàn cảnh mà ông ký 2 Tờ trình trong vụ thu hồi đất ở Văn Giang.
“Tôi phải thừa nhận sai”
Rút một điếu thuốc trong bao thuốc đã gần hết và châm lửa, ông chậm rãi chia sẻ: “Hoàn cảnh ở đây là giai đoạn từ 15/10/1993 đến 30/6/2004, tất cả những quyết định về đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ đều do Thủ tướng Chính phủ thực hiện. Tại sao lại có chuyện ấy là vì có ngữ cảnh. Từ 15/10/1993, từ thời gian ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã giao cho Thủ tướng Chính phủ thực hiện thẩm quyền của Chính phủ về đất đai.
Có 2 lý do hợp lý dẫn đến quyết định này. Thứ nhất là khó thực thi pháp luật. Tất cả những văn bản liên quan đến đất đai đều là Quyết định như Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất… trong khi văn bản của Chính phủ lại không có hình thức Quyết định mà chỉ có Nghị quyết hoặc Nghị định. Ngay trong văn bản quy phạm pháp luật hiện nay cũng không có việc Chính phủ ra Quyết định”.
Ông Võ nói tiếp: “Cũng có người nói rằng Chính phủ ra Nghị quyết giao cho Thủ tướng ban hành Quyết định mới chuẩn. Tại sao chúng ta lại cứ phải “tự lấy đá ghè vào chân mình như vậy”. Thực tế, người dân đang đòi hỏi đơn giản thủ tục hành chính, thủ tục phức tạp không chỉ gây bức xúc cho dân mà còn làm mất cơ hội đầu tư ở địa phương.
Tư duy thông thường là hãy đơn giản thủ tục trong phạm vi không gây hậu quả xấu mà làm. Thủ tướng Chính phủ thực hiện thẩm quyền của Chính phủ nhưng luôn phải có ý kiến trình không chỉ của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) mà còn phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng là những Bộ có chức năng quản lý đất đai. Ngoài ra còn có Bộ Tư pháp “giữ cửa” về tính hợp thức của văn bản.
Ở đây, Luật Đất đai đang mong muốn có các quy định thật chặt chẽ về thẩm quyền, nhưng trên thực tế thì rất khó thực thi, hoặc thực thi lại gây cản trở cho quá trình phát triển. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang chuẩn bị theo hướng trao cho thẩm quyền riêng quyết định về đất đai, đúng như Chính phủ đã thực hiện trước đây”.
Lý do thứ hai được ông Võ đưa ra là: “Năm 1994 Nghị quyết TW 7 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được ban hành thì một trong những điểm để tăng sức thu hút đầu tư là không để các thủ tục về đất đai rắc rối, phức tạp cho các nhà đầu tư. Chúng ta đang phải thu hút đầu tư, đầu tư rất nhiều nơi, các tỉnh đều có yêu cầu đầu tư. Nếu quá phức tạp thì mất cơ hội đầu tư cho địa phương.
Tôi cho rằng đây là hai lý do hợp lý khi Thủ tướng Chính phủ thực hiện thẩm quyền của Chính phủ. Tuy nhiên, so với Luật thì điều này lại vênh. Một bên là tính hợp lý so với cuộc sống phát triển đang đòi hỏi, và bên kia là vênh với những điều luật cứng nhắc. Thực tế không chờ đợi pháp luật, nhất là trong hoàn cảnh hệ thống pháp luật nước ta còn thiếu tính hệ thống”.
“Khi vào đối thoại thì tôi rất thành tâm, khi nói rằng về thẩm quyền thì chắc chắn là vênh với pháp luật nên tôi nhận sai, nhận sai mang tính cá nhân so với đòi hỏi áp dụng pháp luật một cách máy móc. Thực tế là như vậy, tôi cũng thuyết minh rằng đó là “thông lệ” của Chính phủ từ 10 năm nay với hơn 3000 văn bản, không phải bây giờ mới xảy ra cá biệt cho riêng một trường hợp của Văn Giang.
Khi người dân bắt phải theo luật một cách cứng nhắc trên giấy tờ thì tôi phải thừa nhận là sai. Tôi không thể nói là đúng theo lôgíc hình thức. Chúng ta hãy trở lại cốt lõi của hệ thống pháp luật, xây dựng pháp luật để làm gì nếu không phải là mục tiêu của sự phát triển đất nước”, GS. Võ tâm sự.
Vị GS này nói tiếp: “Nhưng qua việc này thì cũng thấy rằng hệ thống pháp luật về đất đai cũng còn những lỗ hổng, thiếu chuyên nghiệp chưa phân tích hết khả năng thực thi như thế nào, các tình huống xảy ra và cách điều chỉnh kịp thời như thế nào để tránh xảy ra tình trạng như vậy.
Thêm nữa, trong 10 năm 1993 – 2004, Bộ Tư pháp cũng như Quốc hội khi đó cũng thấy chuyện này là hoàn toàn bình thường và chưa ai có ý kiến gì về thực hiện thẩm quyền của Chính phủ. Tôi cho rằng, rất cần một ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự hợp lý của áp dụng thẩm quyền của Chính phủ trong 10 năm đó”.
“Tôi không ngại bị kiện”
Khi được hỏi về việc ông có lường trước việc khi ông nhận sai thì người dân sẽ kiện ông ra tòa hành chính, ông Võ nói: “Tôi không ngại gì cả bởi kiện là quyền của người dân. Bức thư tôi nhận được ký ngày 25/10 và nói rằng trong 1 tuần không gặp bà con thì họ sẽ tố cáo.
Nhưng tôi vẫn để sau một tuần tôi mới gặp để thấy rằng bà con cứ tố cáo, sau đó tôi mới gặp. Không vì lời đe dọa tố cáo mà tôi gặp. Đó là một câu chuyện rất bình thường, không nên quá đề phòng, tính toán để làm mất đi sự tự nhiên, tính khách quan của sự việc”.
“Sau khi gặp dân Văn Giang, tôi cảm thấy nhẹ nhàng vì xong một công việc. Nhưng từ đó cũng đặt ra một vấn đề mới, tức là những khiếu kiện của người dân còn nhiều thì mình có thể đóng góp gì vào việc thay đổi tình trạng ấy. Mình là người trong bộ máy xây dựng pháp luật thì dễ, nhưng hiện nay tôi đã về hưu vậy việc tác động như thế nào lại là cả một vấn đề lớn.
Nhưng tôi vẫn quyết tâm tác động. Người dân ta vốn rất tốt, trong chiến tranh, mọi người đều mang của cải của mình ra đóng góp, mọi người đều mang đồ đạc của mình ra lót đường cho xe ra tiền tuyến, họ cũng sẽ hết mình trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay. Yên lòng dân là một yếu tố quan trọng nhất của phát triển bền vững”, ông Võ tâm sự.
(Còn nữa)
—
Mời xem các bài liên quan: + 1376. GS Đặng Hùng Võ: Cầu viện Quốc hội cứu vụ 3.000 “con cá nằm trên thớt” của Thủ tướng?; + 1375. Vụ Ecopark: Thư ngỏ của LS Trần Vũ Hải gửi Cty Việt Hưng; + 1367. Ông Đặng Hùng Võ: ‘Vụ Văn Giang không đơn giản’; + 1366. Chính phủ có cố ý làm trái luật đất đai?; + 1362. Vụ Văn Giang-Ecopark: Giáo sư Võ nhận thiếu sót, bà con Văn Giang cảm thông.
+ 1325. Thư ngỏ của nông dân Văn Giang gửi GS Đặng Hùng Võ; + 1254. Kiến nghị Số 04 liên quan đến dự án Ecopark – Hưng Yên; + 1160. Kiến nghị Số 03 – Ecopark, Văn Giang; + 1094. Kiến nghị Số 02 liên quan đến dự án Ecopark; + 999. Thư Xin ý kiến thẩm định pháp lý của LS Trần Vũ Hải liên quan dự án Ecopark; + 982. Dự án Ecopark không xứng đáng được nhận giải Kiến trúc Xanh; + 971. Vụ Ecopark: LS Trần Vũ Hải đề nghị Văn phòng CP cung cấp thông tin; + 963.Vụ Ecopark-Văn Giang: Đơn tố giác nghi vấn giả tài liệu của Chính phủ;+ 959. Vụ Ecopark-Văn Giang: LS Trần Vũ Hải trao đổi với GS Đặng Hùng Võ.
Bài viết này được đăng vào 12/11/2012 lúc 14:33 và tập tin được lưu ở Cưỡng chế đất đai, Kinh tế Việt Nam, Pháp luật, Đảng/Nhà nước. Tagged: Ecopark, Văn Giang. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thông qua RSS 2.0 dòng thông tin. Bạn có thể Để lại lời nhắn, hoặc trackback từ trang của bạn.
Tưởng Cán đã nói
Ma Gà Bông đã nói
Hỏi giáo sư Võ về những người bị kết tội theo điều 88 hình sự , có ai xí xoá cho họ hay không?
Nên làm Thủ tướng mà ký 3000 văn bản trái luật thì cũng phải ở tù cho công bằng.
giáo sư Võ có học biết luật cố ý làm sai cũng nên đi tù làm gương cho hậu thế.
Nhà nước pháp quyền không thể cứ đảng viê, quan chức thì khỏi tù trong khi người dân phải chấp hành triệt để.
Dĩ Diếm đã nói
Nhiều thàng rập rình xin chức tướng quân
Tắm sông theo kiểu ngư ông vấn đầu
Cụ nhìn thấy một cái đầu rất khô
cảm trước chết chóc để vồ chiến công)
Đánh giặc bằng mồm hay súng tốt hơn
Súng là số một mồm là số hai
Mồm phải đi trước súng dài theo sau.
Tóc khô tắm ăn bẻ đầu cá khô
Mồm và dao súng cùng zô mới thành
“Thàng này có lẽ là anh mình rồi”
Bất Chính Trị Tắc Loạn đã nói
Lão già bỏ vợ nay ko dầu đèn
Gương mô chiếm đất buồn phiền mai sau
Bảy ba tuổi gẫy phải chầu pháp môn
Ngọc Crinh đồ lót dùng bồn kiếm ăn!
Dĩ Diếm đã nói
Bán cháo thịt cầy thấy đói zơ xương
Theo China đỏ phum phường Nom pênh
Những năm bục giảng đói vênh cái mồm
Theo Tàu, Pon pot chắc không thể bằng!
Dân Việt đã nói
Bất Chính Trị Tắc Loạn đã nói
Chắc là lịch lãm hơn chày cối nhau
Dân Việt như thế quan đè hiếp dân
Bất Chính Trị Tắc Loạn đã nói
Theo Cụ râu bạc Võ thời lập công
Giúp dân làm giặc đánh đông bào ta!
-ANHBASAM 12/11/2012 « Ttxcc6 đã nói
Khách đã nói
Tôi không hiểu “chúng ta” của ông Võ là ai?
Khách quan tôi thấy bà con Văn Giang đang …ghè đá vào đầu những kẻ tự xưng là “đày tớ của dân”, nhưng thực chất là phá nước hại dân, riêng “Thủ tướng” trong 10 năm đã 3000 lần độc đoán, tự tung tự tác.
Nhà nước pháp quyền?
Chính hiệu độc tài, Nhà nước CỦ KHOAI, coi người dân là CON KIẾN.
Hahien đã nói
Dĩ Diếm đã nói
Váy vén lên rồi trong sáng vô tư
Đổ cho tình thế bao zờ cũng hay
Chú phỉnh cối chày gọi x là xong!
Tàng Tàng đã nói
Đâu là căn cứ để nói có hay không gây hậu quả xấu, ai là người được quyền quyết định điều này, hay đây chính là sự “co giãn” của luật pháp để thành cái lỗ cho con chuột chui qua, ban đầu chỉ là con chuột nhắt nhưng sau 10 năm thì đã thành chuột cống và cả 1 tập đoàn chuột.
Bất Chính Trị Tắc Loạn đã nói
Montaukmosquito đã nói
Hai Mặt "Đỏ Đen" đã nói
Thích đấu đá nhưng sợ kiện cáo là có thật, mỗi lần bị kiện là ông Võ Thổ phải chi rất nhiều tiền để thoát tội, tội cũ vẫn còn “treo đấy”, nay lại vướng thêm vào rắc rối, chọn cách hoá trang thành mặt “Đỏ Đen” là tính cách của ông.
Chỉ buồn cười là ông lại lòi thêm một lòng tham mới “…Mình là người trong bộ máy xây dựng pháp luật thì dễ, nhưng hiện nay tôi đã về hưu vậy việc tác động như thế nào lại là cả một vấn đề lớn.” ?! Nào ta cùng đề nghị Quốc Hội bổ nhiệm ông làm Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp nào!!!
Nguyễn Huy đã nói
TT đã nói
This is added while posting a message to avoid misusing the service
Trần Hùng Nam đã nói
1376. GS Đặng Hùng Võ: Cầu Viện Quốc Hội Cứu Vụ 3.000 “Con Cá Nằm Trên Thớt” Của Thủ Tướng? « BA SÀM đã nói