Chạy biên chế 100 triệu:‘Dư luận không phải là tin đồn'
30/01/2013 03:09 | Xã hội
(VTC News) – “Tôi không tin vào báo cáo mới đây của Sở Nội vụ Hà Nội. Làm gì có chuyện tìm mãi không thấy sai phạm?!”, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nêu quan điểm.
PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Xã hội học) vừa nêu quan điểm về chuyện “chạy biên chế ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng”.
Ông chia sẻ: “Tôi không tin vào tổng kết mới đây của Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cũng như những cái rút kinh nghiệm của thành phố Hà Nội là tìm mãi không thấy sai phạm. Làm gì có chuyện tìm mãi không thấy sai phạm?!
Không phải ngẫu nhiên ông Trần Trọng Dực, Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Đại biểu HĐND Thành phố phát biểu như vậy.
Bây giờ đâu thể yêu cầu ông Trần Trọng Dực phải xin lỗi vì “nói sai” mà người ta chỉ nói thay ông ấy là ông ấy phát biểu theo dư luận xã hội.
Nhưng dư luận từ đâu? Dư luận là một sự tổng kết. Không chỉ ở Hà Nội, chuyện chạy biên chế phải mất tiền trăm triệu đã trở thành câu chuyện truyền miệng khắp nơi.
Chắc chắn phải có khoản chi như thế. Có điều bây giờ người ta không thừa nhận.
Câu chuyện này chẳng khác nào một câu chuyện khác đó là: Bây giờ chúng ta nói một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên xuống cấp. Một bộ phận không nhỏ là bao nhiêu %? Bộ phận không nhỏ ở đây được hiểu theo nghĩa là lớn chứ không phải là ít. Mà đã lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm được, nhưng chúng ta vẫn không tìm ra và cũng chẳng ai phủ nhận rằng bộ phận đó rất nhỏ.
Mọi người cùng ngồi lại với nhau, đồng ý đó là số lượng lớn, nhưng lại không ai chỉ ra được. Vấn đề này nằm ở chỗ mà chúng ta còn lâu mới gỡ được ra.
Khi ông Trần Trọng Dực chỉ đích danh ngành Nội vụ, mà Sở Nội vụ lại bảo kiểm tra rồi, nhưng không phát hiện thấy sai phạm thì có thể nói cung cách triển khai chuyện đó y như việc nhân dân khiếu kiện ai thì đưa đơn cho chính người đó. Đó là chuyện đánh bùn sang ao thôi.
Xung quanh câu chuyện thi tuyển công chức, chúng ta có quá nhiều ví dụ mà chắc chắn mười mươi là đều phải có cống nạp hết. Thế nhưng bây giờ bảo đưa một cục tiền cho ai đó thì không ai nhận trong khi mọi người cứ xúm vào nói, tham gia phần của mình.
Ai cũng ủng hộ cuộc chiến đó, nhưng không hề làm gì cả.
Tôi xin khẳng định: Dư luận không phải là tin đồn! Cần nói rõ dư luận xã hội khác tin đồn. Tin đồn có thể gây thất thiệt, có thể là câu chuyện dựng đứng, có thể là giả định của một nhóm người nào đó chứ không được gọi là dư luận xã hội.
Dư luận xã hội là thái độ, tâm trạng, sự phản ứng của bộ phận lớn quần chúng nhân dân. Đừng nhầm lẫn hai khái niệm ấy. Đã là dư luận xã hội thì chắc chắn nó phản ánh hiện thực.
Về chuyện chạy biên chế, tất cả mọi người đều nghe nói như thế cả.
Cách đây nhiều năm, tôi từng giúp một Bộ lớn của Chính phủ tổ chức kì thi tuyển. Tôi lo từ khâu ra đề tới khâu soạn đáp án và chấm bài thi. Sau khi hoàn thành đề thi, tôi đã chuyển cho vụ tổ chức của Bộ ấy.
Khi tổ chức coi thi, cán bộ của cơ quan tôi cũng đến coi thi cùng và khi bài về, chúng tôi cũng lại là người tham gia chấm.
Cũng y như câu chuyện ông Dực nói sau này, lúc chấm thi tôi ngỡ ngàng khi thấy những bài hoàn toàn y hệt 100% so với đáp án trong khi đáp án là SẢN PHẨM CÁ NHÂN của tôi và hai người nữa.
Phải khẳng định rằng chúng tôi không hề làm việc gì với lực lượng thí sinh hùng hậu kia. Chắc chắn phải có người đưa cho họ. Mà phải là người trong ngành đó. Có điều không phải chúng tôi nhận tiền mà chúng tôi làm giúp cơ quan đó.
Họ mời chúng tôi làm cho khách quan thôi. Chả biết họ làm ăn thế nào, nhưng rồi có những thí sinh làm bài đúng 100% so với đáp án – sản phẩm cá nhân của chúng tôi.
Tóm lại câu chuyện ông Dực nói đã có từ thế kỉ trước rồi chứ không phải bây giờ mới có”.
Nam Minh
Ông chia sẻ: “Tôi không tin vào tổng kết mới đây của Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cũng như những cái rút kinh nghiệm của thành phố Hà Nội là tìm mãi không thấy sai phạm. Làm gì có chuyện tìm mãi không thấy sai phạm?!
Không phải ngẫu nhiên ông Trần Trọng Dực, Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Đại biểu HĐND Thành phố phát biểu như vậy.
Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình |
Nhưng dư luận từ đâu? Dư luận là một sự tổng kết. Không chỉ ở Hà Nội, chuyện chạy biên chế phải mất tiền trăm triệu đã trở thành câu chuyện truyền miệng khắp nơi.
Chắc chắn phải có khoản chi như thế. Có điều bây giờ người ta không thừa nhận.
Câu chuyện này chẳng khác nào một câu chuyện khác đó là: Bây giờ chúng ta nói một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên xuống cấp. Một bộ phận không nhỏ là bao nhiêu %? Bộ phận không nhỏ ở đây được hiểu theo nghĩa là lớn chứ không phải là ít. Mà đã lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm được, nhưng chúng ta vẫn không tìm ra và cũng chẳng ai phủ nhận rằng bộ phận đó rất nhỏ.
Mọi người cùng ngồi lại với nhau, đồng ý đó là số lượng lớn, nhưng lại không ai chỉ ra được. Vấn đề này nằm ở chỗ mà chúng ta còn lâu mới gỡ được ra.
Khi ông Trần Trọng Dực chỉ đích danh ngành Nội vụ, mà Sở Nội vụ lại bảo kiểm tra rồi, nhưng không phát hiện thấy sai phạm thì có thể nói cung cách triển khai chuyện đó y như việc nhân dân khiếu kiện ai thì đưa đơn cho chính người đó. Đó là chuyện đánh bùn sang ao thôi.
Xung quanh câu chuyện thi tuyển công chức, chúng ta có quá nhiều ví dụ mà chắc chắn mười mươi là đều phải có cống nạp hết. Thế nhưng bây giờ bảo đưa một cục tiền cho ai đó thì không ai nhận trong khi mọi người cứ xúm vào nói, tham gia phần của mình.
Ai cũng ủng hộ cuộc chiến đó, nhưng không hề làm gì cả.
Đại biểu Trần Trọng Dực: Đầu mối chạy vào công chức các quận, huyện chính là trưởng phòng nội vụ của các quận huyện. Số tiền chạy vào không dưới 100 triệu đồng một suất - Ảnh: Xuân Long |
|
Dư luận xã hội là thái độ, tâm trạng, sự phản ứng của bộ phận lớn quần chúng nhân dân. Đừng nhầm lẫn hai khái niệm ấy. Đã là dư luận xã hội thì chắc chắn nó phản ánh hiện thực.
Về chuyện chạy biên chế, tất cả mọi người đều nghe nói như thế cả.
Cách đây nhiều năm, tôi từng giúp một Bộ lớn của Chính phủ tổ chức kì thi tuyển. Tôi lo từ khâu ra đề tới khâu soạn đáp án và chấm bài thi. Sau khi hoàn thành đề thi, tôi đã chuyển cho vụ tổ chức của Bộ ấy.
Khi tổ chức coi thi, cán bộ của cơ quan tôi cũng đến coi thi cùng và khi bài về, chúng tôi cũng lại là người tham gia chấm.
Cũng y như câu chuyện ông Dực nói sau này, lúc chấm thi tôi ngỡ ngàng khi thấy những bài hoàn toàn y hệt 100% so với đáp án trong khi đáp án là SẢN PHẨM CÁ NHÂN của tôi và hai người nữa.
Phải khẳng định rằng chúng tôi không hề làm việc gì với lực lượng thí sinh hùng hậu kia. Chắc chắn phải có người đưa cho họ. Mà phải là người trong ngành đó. Có điều không phải chúng tôi nhận tiền mà chúng tôi làm giúp cơ quan đó.
Họ mời chúng tôi làm cho khách quan thôi. Chả biết họ làm ăn thế nào, nhưng rồi có những thí sinh làm bài đúng 100% so với đáp án – sản phẩm cá nhân của chúng tôi.
Tóm lại câu chuyện ông Dực nói đã có từ thế kỉ trước rồi chứ không phải bây giờ mới có”.
Nguồn: VTC News
http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/01/so-noi-vu-ha-noi-bao-cao-lao.html
Chạy biên chế 100 triệu đồng: Ông Dực nói vô căn cứ?
(VTC News) – Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng nói gì về thông tin chạy biên chế ở Thủ đô không dưới 100 triệu đồng mà ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy từng khẳng định?
Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (21/1), Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng đã trả lời các câu hỏi của báo chí liên quan tới thông tin chạy biên chế ở Thủ đô không dưới 100 triệu đồng mà ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy từng nêu.
Theo báo cáo, sau khi đồng chí Trần Trọng Dực, Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Đại biểu HĐND Thành phố phát biểu ý kiến phản ánh về hiện tượng tiêu cực liên quan đến thi tuyển công chức và thông tin báo chí nêu, ngày 21/12/2012, UBND Thành phố đã có công văn giao Giám đốc Sở Nội vụ kiểm tra, rà soát việc thi tuyển công chức, viên chức tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Do đối tượng dự thi công chức, viên chức đông, địa bàn rộng, trong 2 năm 2011, 2012 đã có nhiều đợt tuyển dụng công chức, viên chức tại các quận, huyện, thị xã nên khối lượng kiểm tra, rà soát rất lớn.
“Sau khi có ý kiến của đồng chí Dực, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo trước mắt chỉ kiểm tra về tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm 2012, giao UBND các quận, huyện, thị xã tự kiểm tra, rà soát công tác tuyển dụng của đơn vị trên cơ sở hướng dẫn của Sở Nội vụ, gửi báo cáo về Sở để tổng hợp và chịu trách nhiệm về thông tin trong báo cáo.
Thành phố đã giao Sở Nội vụ thành lập 3 đoàn kiểm tra do 3 phó Giám đốc Sở làm trưởng đoàn, có đại diện Bộ Nội vụ tham gia làm thành viên để kiểm tra công tác tuyển dụng của 3 quận, huyện là Thanh Trì, Ứng Hòa, Hà Đông”, ông Sáng cho biết.
Cũng theo ông Sáng, có tổng số 12 đơn tố cáo (Chương Mỹ: 1, Hoài Đức: 3, Mê Linh: 1, Mỹ Đức: 2, Thanh Oai: 1, Ứng Hòa: 2, Thị xã Sơn Tây: 2).
Sau khi tiến hành xác minh, công an quận, huyện phát hiện 43 trường hợp giả mạo bằng cấp 3 để đi học trung cấp chuyên nghiệp cùng 6 trường hợp sử dụng bằng giả để dự tuyển.
“Tuy nhiên, đến nay chưa phát hiện trường hợp nào có hành vi đưa tiền và nhận tiền trong quá trình tuyển dụng kể cả trường hợp sai phạm của huyện Ứng Hòa”, ông Sáng khẳng định.
Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: “Khâu dễ xảy ra sai sót nếu không có biện pháp kiểm tra chéo, kiểm tra nhiều lần là khi lên điểm, vào điểm. Khâu dễ xảy ra tiêu cực là khi thực hành giảng bài, theo quy định không thực hiện phúc khảo nên cần đặt camera, ghi âm để giám sát”.
Đồng thời ông Sáng thừa nhận vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức thiếu ý thức chấp hành kỉ luật, kỉ cương và đạo đức nghề nghiệp, nể nang trong thực thi công vụ như tại Ứng Hòa (Hà Nội).
“Đặc biệt, có người đã cả tin, bị đối tượng xấu lợi dụng mạo danh lừa đảo, hứa hẹn chạy giúp vào công chức, viên chức để chiếm đoạt tiền như trường hợp chị P.T.T thường trú tại quận Hoàng Mai bị đối tượng Nguyễn Thu Hằng (xã Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội) lợi dụng.
Hằng đã mạo danh là cán bộ của Sở Nội vụ nhận 280 triệu đồng của chị T. và một số người khác để chạy quyết định vào làm giáo viên trường THPT Nguyễn Gia Thiều. Đối tượng này đã có tiền án về lừa đảo, đang bị Công an Thành phố hoàn thiện hồ sơ để đưa ra xét xử”, ông Sáng nói thêm.
Ông Dực nói vô căn cứ?
Khi phóng viên đặt câu hỏi liệu những phát ngôn của ông Dực có phải là vô căn cứ hay không, ông Sáng đã “né” trả lời trực tiếp.
“Về thông tin của đồng chí Dực, qua trao đổi trực tiếp, ông Dực có nói nghe dư luận xã hội thế nên phản ánh lại.
Trước khi bắt đầu đợt kiểm tra, tôi đã đích thân sang gặp đồng chí Dực để đồng chí cho chúng tôi biết nơi nào có nhiều dư luận về thông tin đồng chí nêu để chúng tôi đi kiểm tra.
Đồng chí Dực có nói việc phát biểu đó là do dư luận xã hội và dư luận xuất hiện nhiều ở Thanh Trì, Hà Đông, Ứng Hòa nên chúng tôi đã cử 3 đoàn đi tới 3 nơi này. Sau khi có kết quả thanh tra, tôi cũng đã báo cáo với đồng chí Dực.
Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã kí một công văn kèm theo báo cáo của chúng tôi để gửi cho đồng chí Dực. Đến nay đồng chí Dực cũng chưa có ý kiến gì thêm về việc đó”, ông Sáng cho hay.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương từng nêu quan điểm: “Việc ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội xác nhận rằng để đỗ công chức phải mất không dưới 100 triệu không có gì là lạ, chẳng đáng bất ngờ.
Vấn đề ở chỗ có quyết tâm cải tổ không? Nói mà để đấy thì cũng bằng hòa thôi, vì cái đó ai chẳng biết. Nhưng đỗ công chức mà chỉ mất có một trăm triệu thôi á?”.
Cho đến nay, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy vẫn chưa hề có động thái gì trước báo cáo của Sở Nội vụ Hà Nội.
Như vậy, có thể nói rằng, thực hư chuyện chạy biên chế ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng vẫn là câu hỏi khó chưa có lời đáp.
Minh Quân
Theo báo cáo, sau khi đồng chí Trần Trọng Dực, Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Đại biểu HĐND Thành phố phát biểu ý kiến phản ánh về hiện tượng tiêu cực liên quan đến thi tuyển công chức và thông tin báo chí nêu, ngày 21/12/2012, UBND Thành phố đã có công văn giao Giám đốc Sở Nội vụ kiểm tra, rà soát việc thi tuyển công chức, viên chức tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng phát biểu tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (Ảnh: Minh Quân) |
Do đối tượng dự thi công chức, viên chức đông, địa bàn rộng, trong 2 năm 2011, 2012 đã có nhiều đợt tuyển dụng công chức, viên chức tại các quận, huyện, thị xã nên khối lượng kiểm tra, rà soát rất lớn.
“Sau khi có ý kiến của đồng chí Dực, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo trước mắt chỉ kiểm tra về tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm 2012, giao UBND các quận, huyện, thị xã tự kiểm tra, rà soát công tác tuyển dụng của đơn vị trên cơ sở hướng dẫn của Sở Nội vụ, gửi báo cáo về Sở để tổng hợp và chịu trách nhiệm về thông tin trong báo cáo.
Thành phố đã giao Sở Nội vụ thành lập 3 đoàn kiểm tra do 3 phó Giám đốc Sở làm trưởng đoàn, có đại diện Bộ Nội vụ tham gia làm thành viên để kiểm tra công tác tuyển dụng của 3 quận, huyện là Thanh Trì, Ứng Hòa, Hà Đông”, ông Sáng cho biết.
Cũng theo ông Sáng, có tổng số 12 đơn tố cáo (Chương Mỹ: 1, Hoài Đức: 3, Mê Linh: 1, Mỹ Đức: 2, Thanh Oai: 1, Ứng Hòa: 2, Thị xã Sơn Tây: 2).
|
“Tuy nhiên, đến nay chưa phát hiện trường hợp nào có hành vi đưa tiền và nhận tiền trong quá trình tuyển dụng kể cả trường hợp sai phạm của huyện Ứng Hòa”, ông Sáng khẳng định.
Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: “Khâu dễ xảy ra sai sót nếu không có biện pháp kiểm tra chéo, kiểm tra nhiều lần là khi lên điểm, vào điểm. Khâu dễ xảy ra tiêu cực là khi thực hành giảng bài, theo quy định không thực hiện phúc khảo nên cần đặt camera, ghi âm để giám sát”.
Đồng thời ông Sáng thừa nhận vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức thiếu ý thức chấp hành kỉ luật, kỉ cương và đạo đức nghề nghiệp, nể nang trong thực thi công vụ như tại Ứng Hòa (Hà Nội).
“Đặc biệt, có người đã cả tin, bị đối tượng xấu lợi dụng mạo danh lừa đảo, hứa hẹn chạy giúp vào công chức, viên chức để chiếm đoạt tiền như trường hợp chị P.T.T thường trú tại quận Hoàng Mai bị đối tượng Nguyễn Thu Hằng (xã Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội) lợi dụng.
Hằng đã mạo danh là cán bộ của Sở Nội vụ nhận 280 triệu đồng của chị T. và một số người khác để chạy quyết định vào làm giáo viên trường THPT Nguyễn Gia Thiều. Đối tượng này đã có tiền án về lừa đảo, đang bị Công an Thành phố hoàn thiện hồ sơ để đưa ra xét xử”, ông Sáng nói thêm.
Ông Dực nói vô căn cứ?
Đại biểu Trần Trọng Dực: Đầu mối chạy vào công chức các quận, huyện chính là trưởng phòng nội vụ của các quận huyện. Số tiền chạy vào không dưới 100 triệu đồng một suất - Ảnh: Xuân Long |
“Về thông tin của đồng chí Dực, qua trao đổi trực tiếp, ông Dực có nói nghe dư luận xã hội thế nên phản ánh lại.
Trước khi bắt đầu đợt kiểm tra, tôi đã đích thân sang gặp đồng chí Dực để đồng chí cho chúng tôi biết nơi nào có nhiều dư luận về thông tin đồng chí nêu để chúng tôi đi kiểm tra.
Đồng chí Dực có nói việc phát biểu đó là do dư luận xã hội và dư luận xuất hiện nhiều ở Thanh Trì, Hà Đông, Ứng Hòa nên chúng tôi đã cử 3 đoàn đi tới 3 nơi này. Sau khi có kết quả thanh tra, tôi cũng đã báo cáo với đồng chí Dực.
Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã kí một công văn kèm theo báo cáo của chúng tôi để gửi cho đồng chí Dực. Đến nay đồng chí Dực cũng chưa có ý kiến gì thêm về việc đó”, ông Sáng cho hay.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương từng nêu quan điểm: “Việc ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội xác nhận rằng để đỗ công chức phải mất không dưới 100 triệu không có gì là lạ, chẳng đáng bất ngờ.
Vấn đề ở chỗ có quyết tâm cải tổ không? Nói mà để đấy thì cũng bằng hòa thôi, vì cái đó ai chẳng biết. Nhưng đỗ công chức mà chỉ mất có một trăm triệu thôi á?”.
Cho đến nay, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy vẫn chưa hề có động thái gì trước báo cáo của Sở Nội vụ Hà Nội.
Như vậy, có thể nói rằng, thực hư chuyện chạy biên chế ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng vẫn là câu hỏi khó chưa có lời đáp.
ông Dực nói là có căn cứ- 22/01/2013
Ông Dực nói chạy công chức là có căn cứ, thử hỏi nếu không có gì thì làm sao có 43 trường hợp giả mạo và gửi gắm. Việc này không thể thoát dễ dàng. Thực tế nếu có đưa và nhận tiền thì chẳng ai dại gì mà thừa nhận, bởi thừa nhận thì sẽ cấu thành tội đưa, nhận hối lộ sao. Mặt khác khi người ta có chức quyền thi việc nhận tiền để quyết định tuyển dụng hay không tuyển dụng là trong tầm tay, có nhận là có được việc nên không ai đưa tiền chạy việc lại bắt người có chức quyền tuyển dụng ghi biên nhận để làm bằng cớ hết. Có rất nhiều sinh viên ra trường thi công chức tại sở nội vụ đỗ nhưng khi sở điều về quận huyện thì quận huyện lại trả với lý do dư biên chế. Trong khi sau đó họ vẫn tuyển dụng bình thường sau đó mới thi sau.
(phúc vinh)
Đi điều tra hối lộ mà đem trống kèn kêu là tôi đang điều tra đây có anh nào hối lộ và nhận hối lộ không, thật phi lý có chết cũng chẳng ai dại mới đứng ra nhận. Chuyện đơn giản vậy cũng nghi không ra giải pháp xử lý thì làm được gì. Dư luận không sai nhưng kín tường cao ngõ ai dám chỉ mặt ai. Ông Dực nói không sai đâu, nhưng chẳng ai dám nhận mình đã làm việc đó đâu.
(TRẦN TRỤI)
http://vtc.vn/2-364115/xa-hoi/chay-bien-che-100-trieu-dong-ong-duc-noi-vo-can-cu.htm