VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ĐÃ BAN HÀNH CÔNG VĂN 1930/VPCP-V.I SAI CHÍNH TẢ VÀ VI PHẠM THÔNG TƯ 01/2011/TT-BNV
Hai Xe Ôm.
Một dấu hỏi đặt ra: Một công văn đơn giản, sơ đẳng như Công văn 1930/VPCP-V.I mà cơ quan quan trọng như Văn phòng Chính phủ còn trình bày chưa sạch nước cản, còn sai, mắc lỗi tùy tiện ? Vậy xin hỏi: kết luận những vấn đề lớn, phức tạp như chuyện thanh tra việc quản lý đất đai của Đà Nẵng có tin được không ? Liệu có bị sai lung tung như cái Công văn 1930 ban hành ngày 19/11/2012 không ?
Một dấu hỏi đặt ra: Một công văn đơn giản, sơ đẳng như Công văn 1930/VPCP-V.I mà cơ quan quan trọng như Văn phòng Chính phủ còn trình bày chưa sạch nước cản, còn sai, mắc lỗi tùy tiện ? Vậy xin hỏi: kết luận những vấn đề lớn, phức tạp như chuyện thanh tra việc quản lý đất đai của Đà Nẵng có tin được không ? Liệu có bị sai lung tung như cái Công văn 1930 ban hành ngày 19/11/2012 không ?
CÔNG VĂN 1930/VPCP-V-I KÝ BAN HÀNH 19/11/2012 ĐÃ VI PHẠM CÁC THỂ THỨC TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH SAU ĐÂY:
1/ Sai chính tả từ " chính sách " Công văn đánh thành "chính schas " ?
2/ Phần Kính gửi... đã trình bày không đúng quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
hành chính được quy định tại "Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính do Bộ Nội vụ ban hành (Có hiệu lực từ ngày 05/3/2011 thay thế cho phần thể thức văn bản hành chính quy định tại Thông tư liên tịch 55/2005)"
Tại Điều 14 của Thông tư 01 quy định cụ thể kỹ thuật trình bày phần Kính gửi các đơn vị nhận
Công văn như sau:
"Điều 14. Nơi nhận
1. Thể thức
Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản và có trách nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát; để báo cáo; để trao đổi công việc; để biết và để lưu.
Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản. Căn cứ quy định của pháp luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và quan hệ công tác; căn cứ yêu cầu giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản trình người ký văn bản quyết định.
Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung, ví dụ:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Đối với những văn bản có ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “Nơi nhận” và phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản.
Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần:
- Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;
- Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.
2. Kỹ thuật trình bày
Nơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b.
Phần nơi nhận tại ô số 9a được trình bày như sau:
- Từ “Kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;
- Sau từ “Kính gửi” có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân thì từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trở lên thì xuống dòng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm; các gạch đầu dòng được trình bày thẳng hàng với nhau dưới dấu hai chấm.
Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với công văn hành chính và các loại văn bản khác) được trình bày như sau:
- Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòng chữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;
- Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩu; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (Văn thư cơ quan, tổ chức), dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong trường hợp cần thiết), cuối cùng là dấu chấm."
- Trình bày tên của các cơ quan như Công văn 1930 là chưa đầy đủ, "xách mé" tên các Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Trình bày như Công văn 1930 là vi phạm khoản a, mục 1, Điều 7 của Thông tư 01:
"A) TÊN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC BAN HÀNH VĂN BẢN PHẢI ĐƯỢC GHI ĐẦY ĐỦ HOẶC ĐƯỢC VIẾT TẮT THEO QUY ĐỊNH TẠI VĂN BẢN THÀNH LẬP..."
- Trình bày tên của các cơ quan như Công văn 1930 là chưa đầy đủ, "xách mé" tên các Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Trình bày như Công văn 1930 là vi phạm khoản a, mục 1, Điều 7 của Thông tư 01:
"A) TÊN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC BAN HÀNH VĂN BẢN PHẢI ĐƯỢC GHI ĐẦY ĐỦ HOẶC ĐƯỢC VIẾT TẮT THEO QUY ĐỊNH TẠI VĂN BẢN THÀNH LẬP..."
Như vậy, Công văn 1930 do Văn Phòng Chính phủ ban hành ngày 19/11/2012 đã vi phạm 2 lỗi; Thật đáng tiếc lắm thay ?!
H.X.Ô.
http://phamvietdao3.blogspot.com/2013/01/voi-anh-ong-thanh-van-phong-chinh-phu.html