Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Gánh nợ xấu ngân hàng




Từ khóa
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (12)
Tùng
Các NHTM là kinh doanh tiền. Nợ xấu hiện nay một phần do khách quan là nền kinh tế suy thoái. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng quản trị yếu, có nhiều tiêu cực. Nếu Nhà nước mua nợ xấu của các ngân hàng tôi nghĩ tình hình cũng không được cải thiện mà ngược lại các NHTM sẽ ỷ lại nên sẽ tác động xấu hơn đối với nền kinh tế.
long
Ngân hàng bỏ tiền đi kinh doanh mà còn lỗ nữa, huống hồ gì doanh nghiệp vay tiền làm ăn. Thực chất đằng sau nó là gì?
quangtruong
Nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại cao. Cần xem xét trách nhiệm lãnh đạo của chi nhánh ngân hàng có nợ xấu cao . không thể cứ doanh nghiệp nào đi đêm nhiều thì cho vay nhiều. Cần coi lại vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý của ngân hàng nhà nước cấp tỉnh, thành phố. Nếu không e rằng. năm sau sẽ cao hơn năm trước.
LNG
Mua nợ của công ty yếu kém thiếu sức cạnh tranh toàn cầu thì cũng giống như đưa tiền cho kẻ nghiện cờ bạc. Đưa bao nhiêu hết bấy nhiêu ! Chứng nào tật nấy. Mọi thứ sẽ trở lại tình trạng như cũ mà thôi.
Vo Anh ( sinh viên BUH, UFM)
Tôi cho rằng nên thành lập công ty mua bán nợ để khơi thông nợ, có như thế NHTM mới giải ngân vốn cho nền kinh tế, bởi vì ở nước ta thị trường vốn chưa phát triển, đa số DN chủ yếu vay vốn từ các NHTM.

Hiện nay NHTM nợ xấu khoảng 5-7 tỷ USD, họ không dám cho vay, tiền thì thừa nhưng chỉ lo mua trái phiếu cho an toàn, khi chúng ta giải quyết được nợ xấu. NHTM họ sẽ giải ngân cho nền kinh tế, bởi vì họ cũng là DN, mà DN thì cũng đặt mục tiêu lợi nhuận, không có lý do gì mà họ không giải ngân cả như TS Lê Đạt Chí (UEH) nói.

Tôi cho rằng vấn đề lạm phát cũng rất quan trọng, khi cung tiền để mua nợ thì phải có biện pháp hút tiền về khi cần, để tránh cái vòng luẩn quẩn lạm phát.
GỬI PHẢN HỒI

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (5)
Hoàng Nhân Trung - Pleiku
Bài viết phân tích thật hay và có rất nhiều ý kiến của các học giả, chuyên gia viết về vấn đề này. Tuy nhiên các bạn cứ yên tâm đi, nói như cách nói của nhà sử học Dương Trung Quốc là năng lực lắng nghe của chính phủ rất kém nên những ý kến tâm huyết chỉ như"... đổ đầu vịt" mà thôi. Đằng sau ngân hàng là các cá mập mà không ai có thể đụng đến; đến cả ở diễn đàn Quốc hội có nói họ cũng vẫn không sao đâu. Rất nhiều tiêu cực trong hoạt động ngân hàng nhưng nhà nước không là gì được. Ai kêu mặc ai, ai đòi minh bạch nguồn cung tiền, minh bạch nợ xấu của ngân hàng... thì cứ đòi cho khản cổ. Dân ta cứ yên tâm vẫn là lấy của ngườii nghèo (người dân) chia cho người giầu thôi.
Loc Vinh - 56 Hoàng Diệu 2 Thủ Đức
Nợ của vinashin hơn 80.000 tỷ đồng + Các công ty thành viên nợ Vinalines hơn 23.000 tỷ đồng = 100.000 tỷ đồng vốn ngân sách cấp cho công ty mua bán nợ quốc gia??? Liệu sau khi mua lại 2 khoản nợ này công ty mua bán nợ quốc gia có còn vốn để mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần không nhỉ?
Nguyen Ngoc Bich - Nghe An
Xem ra cách làm này cũng chẳng khác cách vác tiền đi mua tàu cũ về làm sắt vụn của Vinalines là mấy. Vinalines mua tàu cũ cho các hãng nước ngoài giúp họ bán được giá hời còn tiền của dân ta thì mất. Ngân hàng Nhà nước đêm tiền mua nợ xấu cho ngân hàng thương mại với giá cao cũng đem lại lợi ích cho một nhóm lợi ích còn tiền thuế thì thất thoát với đống nợ xấu chờ thanh lý sau này thôi.
Tùng - TPHCM
Ngân hàng nào cũng thông báo lãi hàng trăm, thậm chí cả ngàn tỉ đồng tại sao không để họ tự cân đối khắc phục những khoản nợ xấu? Nếu chính phủ có chủ trương mua lại nợ xấu cũng không thể mua toàn bộ mà nên có chọn lọc ví dụ như những khoản nợ cho các doanh nghiệp vay mà hiện tại doanh nghiệp chưa có điều kiện trả và phải có sự ràng buộc đối với ngân hàng, nợ xấu của doanh nghiệp đã bán được thì phải tiếp tục cho DN nghiệp đó vay vốn để tiếp tục sản xuất. Nếu không ngân hàng bán được nợ xấu, thu hồi được vốn họ sẽ chỉ cho những đối tượng đảm bảo có thể trả được nợ vay chấp nhận thà thu lãi ít một chút còn hơn vốn cho vay trở thành nợ xấu. Vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp.
Tran Danh - Hà Nội
Không biết TS này có thuộc NHÓM LỢI ÍCH hay không mà lại đề xuất phương án mua nợ như vậy? Cũng không rõ là phương án này dùng nguồn tiền nào để mua lỗ, phải chăng là tiền của nhà nước (của dân đóng thuế )? Nếu vậy hết chỗ nói rồi!!!
Tại sao trong khi các ngân hàng luôn công bố lợi nhuận ngàn tỷ thì bỏ túi còn khi đầu tư (cho vay là một dạng đầu tư) thua lỗ thì lấy tiền thuế của dân để bù vào sao?