Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

PVĐ : CUỘC CHIẾN CHỈNH ĐỐN ĐẢNG ĐƯỢC CHUYỂN QUA CÁC "HIỆP PHỤ" CHĂNG ?



PHẢI CHĂNG TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG DO " NÓI TRƯỚC NÊN BƯỚC KHÓ QUA":

“Có thể phải loại bỏ một số cán bộ”

Lời bàn của Hai Xe Ôm: Xin đưa lại nội dung phát biểu của 2 lần tiếp xúc với cử tri Ba Đình Hà Nội của TBT Nguyễn Phú Trọng: Ngày 5/9/2012 và ngày 15/10/2012 ( cách nhau hơn tháng ) ; Lần tiếp xúc ngày 5/9/2012 ông tuyên bố:" Có thể loại bỏ một số cán bộ "...trong đợt chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết 4? "Vua" không phải nói chơi, ( câu này thường thấy trong nhiều bộ phim dã sử Trung Quốc)...Qua thông tin trên các bấo " lề đảng", các báo Thanh Niên, Tiền phong và một số báo khác đưa tin có những điểm quan trọng khác với bản tin TTXVN do Chính phủ kiểm soát...
Các báo Nhân Dân, Báo điện tử Đảng Cộng sản lấy lại bản tin của TTXVN...mà không theo ý của TBT phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri Ba Đình; Hai Xe Ôm tin PV Báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ không dám thêm thắt vào lời phát biểu của TBT ?

Báo Thanh Niên giật tít bài: Không phải phê bình kiểm điểm là xong...và dẫn lời TBT:
 “Cho nên việc này phải làm thận trọng, chặt chẽ. Nếu nghị quyết thông qua tại kỳ họp này, bắt đầu giữa năm sau sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, chúng ta sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm”

Báo Tiền phong giật tít bài: Thực hiện Nghị quyết TƯ 4 chưa đến bước cuối cùng...và đưa cụ thể lời TBT :"...Do vậy, phải quy định rất chặt chẽ để tránh hai khuynh hướng này. Kỳ họp tới QH sẽ bàn về đề án  này. Nếu QH thông qua thì sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm từ giữa năm 2013..."
"Tổng Bí thư nêu rõ, việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 chưa phải đến bước cuối cùng mà còn phải làm đi làm lại nhiều lần, dần dần biến thành công việc thường xuyên..." Câu này của TBT bị TTXVN "biên tập", cắt bỏ ?

Báo Tuổi trẻ giật tít: Lấy phiếu tín nhiệm để cảnh tỉnh, răn đe...Báo ghi ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: “Kinh nghiệm ở Quốc hội đã cho tôi một bài học, đó là phải tăng cường lấy ý kiến phản biện”. Đề cập vấn đề lấy phiếu tín nhiệm đang được “dư luận hết sức quan tâm”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lấy phiếu tín nhiệm là một hình thức cảnh tỉnh, răn đe để từng vị trí phải cố gắng. “Những trường hợp có phiếu tín nhiệm dưới mức quá bán thì phải bỏ phiếu tín nhiệm, lúc đó là bãi miễn. Việc này sẽ được người dân góp ý, giám sát, nếu làm được việc lấy phiếu tín nhiệm thì rất tốt, đây cũng là một hình thức giám sát, chí ít là răn đe”...

Trong khi đó TTXVN lại đưa tin, giật tít: "TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội"...với những câu: "Lần này có cái mới, cũng là thực hiện nghị quyết Trung ương 4, là Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Vấn đề đặt ra là phải quy định thế nào cho chặt chẽ, khách quan..." TTXVN không nêu thời gian lấy phiếu tín nhiệm trong năm 2013...
Như vậy cuộc họp Quốc hội sắp tới chắc chắn sẽ xảy ra cuộc đấu về chủ trương có lấy phiếu tín nhiệm hay không lấy phiếu tín nhiệm cái ông Ủy viên BCT có khuyết điểm như trong lời bế mạc của TBT hôm 15/10?
Hai Xe Ôm xin có 2 điều nghi vấn:
-Liệu sắp tới Quốc hội có ra chủ trương lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu và như mong muốn của TBT không trong năm 2013 không?
- Lần này thì Hai Xe Ôm cũng khuyên TBT, Chủ tịch Quốc hội đừng có sụt sịt mếu máo trên diễn đàn, làm thế trông nó yếu đuối kiểu đàn bà; Chính trường chỉ có thắng và thua: 
ĐƯỢC LÀM VUA, THUA LÀM GIẶC...
Không còn con đường nào khác! Khi số phận đất nước mà nằm trong tay " đàn bà " và đám hoạn quan tàn ác luồn lách cửa sau thì sẽ xảy ra dấy loạn như thời Tam Quốc...



Tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4:

“Có thể phải loại bỏ một số cán bộ”

TBT Nguyễn Phú Trọng:“Chúng ta phải có niềm tin và quyết tâm làm bằng được, nếu không sẽ dễ buông xuôi, đầu hàng. Không chỉ đóng cửa kiểm điểm, có những việc phải sửa ngay trong quá trình làm. Thậm chí phải chấp nhận loại bỏ một số cán bộ khỏi đội ngũ” ?

Thứ tư 05/09/2012 06:06
ANTĐ - Hôm qua, 4-9, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân Ban Thường vụ Thành ủy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo. Về phương pháp, phương châm và cách làm, Tổng Bí thư đề cao sự tự giác và cầu thị. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của 
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

830 lượt ý kiến góp ý

Tại Hội nghị, thay mặt Thường vụ Thành ủy, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã báo cáo kết quả quán triệt, triển khai Nghị quyết và công tác chuẩn bị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng bộ Hà Nội. Theo đó, Đảng bộ TP đã nghiêm túc triển khai và có nhiều sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện Nghị quyết. Hà Nội đã tổ chức học tập, quán triệt nội dung Nghị quyết Trung ương 4 gắn với Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn     2011-2020 và 9 chương trình công tác của Thành ủy (khóa XV); xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản hướng dẫn các cấp ủy trực thuộc tổ chức đúng tiến độ. 
Đặc biệt, Hà Nội đã đóng góp ý kiến kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng, Chính phủ và một số bộ, ngành Trung ương. Các ý kiến góp ý đều hết sức thẳng thắn, có tính đấu tranh, được Trung ương đánh giá cao. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được chú trọng, đẩy mạnh với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô về ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 4.
Bí thư Thành ủy cũng cho biết Đảng bộ TP đã nghiêm túc tiếp thu, học tập cách làm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tổ chức tốt việc lấy ý kiến của các đồng chí lãnh đạo thành phố đã nghỉ hưu, của cấp ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể đối với việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của tập thể Ban Thường vụ và từng cá nhân đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ một cách nghiêm túc, đầy đủ. Đến nay, đã có 107 cơ quan, đơn vị với hơn 830 lượt ý kiến góp ý về ưu, khuyết điểm, những vấn đề nổi cộm Thành ủy cần tăng cường chỉ đạo, là cơ sở quan trọng để Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình.


Đề phòng tư tưởng qua loa, chiếu lệ


Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn ý thức Đảng bộ Thủ đô là Đảng bộ lớn nhất cả nước với lực lượng đông đảo, chất lượng cao từ cơ sở. Vì vậy, Trung ương Đảng mong muốn Hà Nội phải đi đầu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, triển khai thật tốt, thật mẫu mực. Đồng chí đánh giá, thời gian qua, Đảng bộ Hà Nội đã chuẩn bị và triển khai Nghị quyết nghiêm túc. Đồng thời, có những ý kiến đóng góp chất lượng đối với các cơ quan của Trung ương.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư lưu ý Thành ủy Hà Nội, trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, cần thấm nhuần sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa của đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng này, coi đây là “việc làm hệ trọng, thiêng liêng” và “những vấn đề cấp bách, hệ trọng của Nghị quyết nêu ra không chỉ với một vài cán bộ, đảng viên mà rất quan trọng với toàn Đảng, toàn dân”. Tổng Bí thư cho rằng, nếu Ban Thường vụ Thành ủy kiểm điểm tốt sẽ làm tấm gương cho các đơn vị bên dưới. Ngoài ra, Đảng bộ Hà Nội cũng cần  chú trọng kiểm điểm ở cơ sở, chứ không chỉ tập trung ở cấp trên.
Tổng Bí thư cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết là khó vì động chạm đến từng tổ chức, đảng viên, nhất là phải nhìn thấy khuyết điểm của mình và không ít người còn thói quen “khen hào phóng, chê dè sẻn”. Tổng Bí thư cũng nhận xét, việc kiểm điểm dễ sa vào kiểm điểm công tác, nặng về kể lể, không đi vào thực chất, ít đưa ra nguyên nhân chủ quan mà chủ yếu cho rằng tại khách quan. Đồng chí nhấn mạnh, trong quá trình kiểm điểm, việc gì kết luận được phải kết luận, nếu không thì phải tìm hiểu, điều tra để làm rõ, tránh để dây dưa. Về phương pháp, phương châm và cách làm, Tổng Bí thư đề cao sự tự giác và cầu thị. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiêm khắc với bản thân, tổ chức mình sinh hoạt. Đồng chí nói: “Chúng ta không trách người góp ý cho ta, phải xác định ai chê ta chính là thầy ta”. Cùng với đó, phải đề phòng tư tưởng làm qua loa, chiếu lệ. Đây là vấn đề dư luận đang băn khoăn, lo lắng hiện nay. Bên cạnh đó, phải khắc phục tư tưởng thấy khó mà không làm. “Chúng ta phải có niềm tin và quyết tâm làm bằng được, nếu không sẽ dễ buông xuôi, đầu hàng. Không chỉ đóng cửa kiểm điểm, có những việc phải sửa ngay trong quá trình làm. Thậm chí phải chấp nhận loại bỏ một số cán bộ khỏi đội ngũ” - Tổng Bí thư căn dặn.

Theo ANTĐ 
-------------------------------------

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội

16/10/2012 | 21:10:00

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại phường Trúc Bạch , quận Ba Đình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Chiều 16/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc đông đảo cử tri quận Ba Đình, Hà Nội, để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, chuẩn bị Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư ghi nhận và hoan nghênh các ý kiến đóng góp thẳng thắn, trí tuệ và xây dựng của cử tri, đề cập nhiều vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều công việc của Đảng, của Quốc hội.

Về việc nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội nói riêng và mọi mặt hoạt động của đất nước nói chung, Tổng Bí thư chỉ rõ Quốc hội, toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Làm sao phát huy dân chủ thực sự, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Vừa qua, Quốc hội hoạt động ngày càng có chất lượng, hiệu quả, có nhiều đổi mới, cải tiến, tăng cường lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, thảo luận, bàn bạc kỹ, thống nhất cao...

Tuy vậy, Tổng Bí thư cho rằng thời gian tới Quốc hội cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực: công tác lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, để đáp ứng niềm tin và sự mong đợi của nhân dân.

Quốc hội có 2/3 số đại biểu là kiêm nhiệm, kinh nghiệm làm luật chưa nhiều, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, thực tiễn đang vận động, có những vấn đề chưa thể quy định cứng trong luật, vì vậy phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Công tác giám sát tối cao của Quốc hội, bao gồm giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn... ngày càng được tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

Lần này có cái mới, cũng là thực hiện nghị quyết Trung ương 4, là Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Vấn đề đặt ra là phải quy định thế nào cho chặt chẽ, khách quan.

Tổng Bí thư cũng thông báo với cử tri những nội dung cơ bản đã được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 6 vừa qua, trong đó có nhiều vấn đề mà cử tri đang hết sức quan tâm, đó là việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, tháo gỡ những vướng mắc, nổi cộm về giá đất, việc thu hồi đất, quản lý, sử dụng đất; về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước...

Về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư nhất trí với ý kiến của nhiều cử tri cho rằng, đây mới là kết quả bước đầu, kiểm điểm tự phê bình và phê bình chỉ là một nội dung, sắp tới cần tiếp tục triển khai các công việc theo ba nhóm vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra.

Tổng Bí thư mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ, ý kiến đóng góp xây dựng của cử tri, coi đây là nguồn động viên to lớn, là chỗ dựa vững chắc, để mỗi đại biểu quốc hội, mỗi cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước Đảng, trước nhân dân.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, đa số cử tri vui mừng nhận thấy hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, các kỳ họp, các phiên chất vấn công khai của Quốc hội đã đề cập nhiều vấn đề xã hội bức xúc, có ý nghĩa thiết thân đối với đời sống nhân dân. Công tác tiếp xúc cử tri đã có nhiều cải tiến, đổi mới, tăng cường tiếp xúc ngay tại các khu, cụm dân cư...

Cử tri đề nghị Quốc hội nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập pháp, bảo đảm để các luật được ban hành sớm đi vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, Quốc hội cần phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả công tác giám sát tối cao, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, các chủ trương quyết sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, quản lý sử dụng đất đai, tài chính ngân hàng...; kiên quyết xử lý các trường hợp để xảy ra thất thoát, tham nhũng.

Ông Phan Đức Thắng, cử tri phường Quán Thánh cho rằng, cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn, nhưng việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn, còn nhiều vấn đề cần được giải quyết tốt hơn trong thời gian tới. Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội, ông Thắng cho rằng kết quả thực hiện sau chất vấn chưa rõ, nhiều việc chưa đạt yêu cầu. Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn phải được thực hiện quyết liệt, tiến hành theo định kỳ.

Nhiều cử tri đánh giá cao kết quả hội nghị Trung ương 6 vừa qua. Tại Hội nghị này, Trung ương đã bàn thảo, cho ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng của Đảng, của đất nước. Cử tri hoan nghênh kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, mang lại niềm tin, niềm hy vọng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, còn nhiều vấn đề cần được giải quyết triệt để trong thời gian tới. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cần tiếp tục được triển khai thực hiện nghiêm túc, nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh, bởi đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của Đảng, sự hưng vượng của dân tộc./.

Nguyễn Thị Sự (TTXVN)
---------------------------------

Thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 chưa đến bước cuối cùng

Tiền Phong - 2 giờ trước 60 lượt xem
TP - Ngày 16- 10, tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, TP Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Đảng chưa phải đến bước cuối cùng mà còn phải làm đi làm lại nhiều lần, biến thành công việc thường xuyên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh.


Kết quả bước đầu
Cử tri Vũ Trọng Hốt, phường Trúc Bạch bày tỏ, sau Đại hội XI và các hội nghị trung ương tình hình đã có những thay đổi cơ bản theo hướng tích cực.
Ông Hốt cho rằng, cần thực hiện tốt quy chế lấy phiếu tín nhiệm như Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Đảng đề ra. Đánh giá cao Hội nghị T.Ư 6 vừa kết thúc, nhưng cử tri Phan Đức Thắng, phường Quán Thánh cho rằng, kết quả vừa qua mới là bước đầu còn nhiều vấn đề cần được giải quyết trong thời gian tới.
Khẳng định cử tri là chỗ dựa vững chắc của đại biểu QH, Tổng Bí thư đồng tình nhận định, Nghị quyết T.Ư 4 mới ra đời được hơn một năm và vừa rồi mới là kết quả bước đầu. Mới làm một việc là tự phê bình và phê bình. Trong khi, nghị quyết có 3 nhóm vấn đề.
Theo Tổng Bí thư, chưa bao giờ trong lịch sử Đảng ta có cuộc phê bình và tự phê bình dài như vừa qua. Riêng Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm điểm trong 21 ngày. Khi báo cáo ra trung ương, trung ương dành 5 ngày nữa để góp ý kiến.
Tổng Bí thư nêu rõ, việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 chưa phải đến bước cuối cùng mà còn phải làm đi làm lại nhiều lần, dần dần biến thành công việc thường xuyên.
Ngoài ra, còn phải xây dựng một loạt cơ chế, chính sách như lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch Ban Chấp hành T.Ư, chất vấn trong trung ương.
“Riêng vấn đề Vinashin, Vinalines, không phải chờ kiểm điểm xong mà chúng tôi đã nghe báo cáo đi báo cáo lại mấy lần và sắp tới còn nghe nữa. Quan trọng là để sửa, từ đó xây dựng cơ chế, chính sách” - Tổng Bí thư nói.
Ngoài ra, theo Tổng Bí thư, lần đầu tiên trong lịch sử Bộ Chính trị xin nhận kỷ luật trước trung ương.
Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị trung ương xem xét kỷ luật cả tập thể và cá nhân.
Ra trung ương bàn rất nhiều, phân tích rất có lý, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật.
Đây là một quyết sách chính trị, thể hiện việc sẵn sàng nhận khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa.
“Tuy nhiên, đạt được kết quả như mong muốn thì chưa, còn phải tiếp tục làm, làm lâu dài, làm đi làm lại như rửa mặt hàng ngày”- Tổng Bí thư nói.
Quản lý DNNN: Bài học đau xót
Cử tri Đinh Văn Dung, phường Trúc Bạch cho rằng, QH phải tiếp tục đổi mới hoạt động. Trong đó, cần tăng cường vai trò giám sát tối cao.
Vừa qua, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có một số sai phạm nghiêm trọng nhưng không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời trong khi có nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Vừa rồi bài học đau xót trong quản lý DNNN. Khuyết điểm rất nặng do chúng ta từ cực nọ chuyển sang cực kia. Trước đây thì nắm hết, kiểm tra tất cả nhưng sau đó cho rằng phải phát huy dân chủ, phân cấp, phân quyền. Phân cấp, phân quyền thì rất đúng nhưng không phải là buông không quản lý. Từ chỗ có bộ chủ quản ta bỏ luôn bộ chủ quản, giao quyền quá lớn cho Chủ tịch HĐQT, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp thì Ban Bí thư cũng không quản lý, bỏ Ban Kinh tế, nhập Luật DNNN chung vào Luật DN.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, Nghị quyết trung ương đã có thì cần xem QH ra nghị quyết, pháp luật có phù hợp không, Chính phủ trình ra có phù hợp không hay là bị lợi ích nhóm chi phối, hay do tầm nhìn chưa đủ, hoặc một bộ phận cục bộ “ăn cây nào rào cây ấy”. Do vậy, phải có vai trò giám sát, kiểm tra.
“Vừa rồi bài học đau xót trong quản lý DNNN. Khuyết điểm rất nặng do chúng ta từ cực nọ chuyển sang cực kia. Trước đây thì nắm hết, kiểm tra tất cả nhưng sau đó cho rằng phải phát huy dân chủ, phân cấp, phân quyền. Phân cấp, phân quyền thì rất đúng nhưng không phải là buông không quản lý. Từ chỗ có bộ chủ quản ta bỏ luôn bộ chủ quản, giao quyền quá lớn cho Chủ tịch HĐQT, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp thì Ban Bí thư cũng không quản lý, bỏ Ban Kinh tế, nhập Luật DNNN chung vào Luật DN”- Tổng Bí thư nói.
Lần này Trung ương lập lại Ban Kinh tế bởi Đảng lãnh đạo phải có cơ quan tham mưu để đề xuất, phản biện, kiểm tra, giám sát, lãnh đạo.
“Đảng cầm quyền thì sử dụng bộ máy nhà nước để làm tham mưu nghe thì rất hợp lý nên bỏ Ban Kinh tế, Ban Nội chính, Ban Khoa giáo, sử dụng bộ máy bên cơ quan nhà nước thôi. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn như chúng ta nghĩ. Các cơ quan nhà nước rất nhiều công việc, không có ai thẩm định thì khó chuẩn xác. Ngoài ra, còn có tâm lý “ăn cây nào rào cây ấy”.- Tổng Bí thư nói tiếp.
Tổng Bí thư cho rằng, lập lại Ban Nội chính, Ban Kinh tế không phải là “tân quan, tân chính sách” mà là thực tế đòi hỏi, rút ra bài học từ sai phạm ở Vinashin, Vinalines, từ hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Làm sao bảo đảm sự lãnh đạo chính trị, định hướng của Đảng, mà vẫn phát huy vai trò của nhà nước, QH, nhân dân. Hai điều này không hề mâu thuẫn.
 Có thể lấy phiếu tín nhiệm từ giữa năm 2013
Tổng Bí thư cho biết, hoạt động giám sát QH có nhiều nội dung. Lần này có điểm mới theo Nghị quyết T.Ư 4 là QH xem xét thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm những chức danh do QH bầu và phê chuẩn.
Chúng ta đã làm rõ thế nào là lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm. Lấy phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành hàng năm như là hình thức thăm dò tín nhiệm cao hay thấp.
Trên cơ sở đó, chức danh nào tín nhiệm thấp sẽ đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm để bãi miễn. Việc này đòi hỏi bản lĩnh của đại biểu QH. Đây cũng là một hình thức giám sát, cảnh báo.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng bày tỏ, nếu không cẩn thận sẽ tạo ra hai khuynh hướng. Thứ nhất là cứ giữ tròn vo, không làm gì cả để lấy phiếu tín nhiệm cho cao. Thứ hai là đi vận động, tranh thủ hứa hẹn cái này cái kia để lấy phiếu.
Do vậy, phải quy định rất chặt chẽ để tránh hai khuynh hướng này. Kỳ họp tới QH sẽ bàn về đề án này. Nếu QH thông qua thì sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm từ giữa năm 2013.
Về tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư cho biết, ngoài tiếp xúc trước và sau kỳ họp thì đại biểu QH có rất nhiều kênh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
“Tại sao đến Nghị quyết T.Ư 3 mới đưa ra khái niệm “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”, lúc định đưa vào nghị quyết cũng có ý kiến băn khoăn nhưng trung ương quyết tâm đưa vào và quả nhiên rất trúng. Đó cũng là nhờ từ ý kiến cử tri và nhân dân. Điều quan trọng là phải chịu lắng nghe”- Tổng Bí thư nói.
Phát huy dân chủ thực sự
Cử tri Phan Đức Thắng góp ý, cần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với QH. Tổng Bí thư cho biết, toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong điều kiện một Đảng lãnh đạo thì làm sao phải phát huy được dân chủ thực sự chứ không phải dân chủ hình thức. Thời gian qua, QH hoạt động ngày càng dân chủ.
“Ngày xưa không có chuyện Đảng định hướng rồi mà QH không đồng ý như dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Nhưng khi QH khóa XII không thông qua dự án này thì nhận được sự đồng tình của nhân dân. Do vậy, điều quan trọng là quyết định có đúng hay không. Thực tế cho thấy việc không thông qua dự án đó càng ngày càng đúng" - Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư cho biết, trước đây Trung ương họp và quyết các chỉ tiêu cụ thể sau đó đưa ra QH xem xét bỏ phiếu thông qua. Nhưng hiện nay đã đổi mới, Trung ương chỉ đưa ra định hướng lớn. Kinh nghiệm là tăng cường lấy ý kiến phản biện.
Trung ương không quyết vội mà để các cơ quan, nhà khoa học, QH, nhân dân góp ý kiến sẽ tạo sự đồng thuận tốt hơn.
Trung ương bàn đi bàn lại sau đó mới ra quyết định, chứ không phải cái gì trình ra là thông qua. Vấn đề đất đai đã bàn trong hai hội nghị trung ương sau đó mới quyết định. Vừa rồi Trung ương bàn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình, Trung ương bàn thấy chưa được. Đây là vấn đề lớn, khó, phức tạp, ý kiến khác nhau. Do vậy, Trung ương chỉ ra kết luận một số vấn đề đã thống nhất còn cho nghiên cứu tiếp.
Hà Nhân
------------------------------------------

Không phải chỉ phê bình, kiểm điểm là xong

Thanh Niên - 3 giờ trước 127 lượt xem
Phát biểu tại Hội nghị ĐBQH Hà Nội tiếp xúc cử tri Q.Ba Đình diễn ra chiều qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: kết quả kiểm điểm, phê bình và tự phê bình trong thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa qua mới chỉ là bước đầu, còn phải tiếp tục nhiều biện pháp trong thời gian tới.
Qua dõi theo mọi diễn biến, thông tin liên quan đến kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4, đặc biệt là kết quả Hội nghị T.Ư 6 vừa bế mạc, cử tri Vũ Trọng Hốt, P.Trúc Bạch, nói: “Nếu thực hiện nghiêm túc được các nội dung Nghị quyết T.Ư 6 vừa ban hành, đất nước ta sẽ phát triển rất mạnh”.
Cử tri Phạm Đức Thắng, P.Quán Thánh phản ánh thêm: gần đây cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân rất quan tâm đến việc triển khai Nghị quyết T.Ư 4, đặc biệt là kết quả Hội nghị T.Ư 6 vừa qua. “Sáng nay, anh em hưu trí chúng tôi tập luyện ở Ba Đình có trao đổi với nhau và nhận thấy kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa qua mới chỉ là bước đầu, dù đã tạo phấn khởi cho nhân dân nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cán bộ, đảng viên, cử tri, nhân dân mong mỏi nhưng chưa được giải quyết, chúng tôi mong sẽ tiếp tục được giải quyết trong thời gian tới”, ông Thắng cho biết.
Đặt vấn đề “tại sao đến nay T.Ư đã có nhiều nghị quyết về đấu tranh phòng chống tham nhũng nhưng chưa ngăn chặn được vấn nạn này?”, cử tri Phan Đức Tuyên, P.Kim Mã tự lý giải: vì trong thực hiện vẫn còn chưa có sự nhất trí cao, chưa xử lý kịp thời vi phạm, chưa có cơ chế đầy đủ, cụ thể để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cử tri Q.Ba Đình (Hà Nội) chiều 16.10 - Ảnh: Q.P

Phê bình, kiểm điểm cũng như “rửa mặt hằng ngày”
Ghi nhận các ý kiến phản ánh của cử tri và khẳng định sẽ chuyển tới các cơ quan liên quan, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Lần này, QH sẽ xem xét thông qua Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu và phê chuẩn. Lấy phiếu tín nhiệm là để cảnh tỉnh cán bộ, trên cơ sở đó, nếu anh nào dưới quá bán có nghĩa đến mức phải bỏ phiếu tín nhiệm. Trước ta có quy định về bỏ phiếu tín nhiệm rồi, lần này làm thêm bước lấy phiếu tín nhiệm chính là cơ sở bước đầu cho việc thực thi bỏ phiếu tín nhiệm, đòi hỏi rất nhiều vào bản lĩnh của ĐBQH”.
Tuy nhiên, Tổng bí thư cũng lưu ý, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm không cẩn thận sẽ có 2 chiều hướng: người không dám làm gì, tròn vo thì tín nhiệm cao, người làm nhiều thì có khi va vấp nhiều lại ít phiếu. Chiều hướng thứ hai là không làm gì, chỉ lo đi vận động, tranh thủ, hứa hẹn ban phát cái này, cái kia… “Cho nên việc này phải làm thận trọng, chặt chẽ. Nếu nghị quyết thông qua tại kỳ họp này, bắt đầu giữa năm sau sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, chúng ta sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư cũng khẳng định: “Lúc đầu thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, nhiều người phấn khởi nhưng lo không làm được. Làm xong bước đầu thấy các địa phương rộ lên đưa tin chỗ nào cũng tốt cả thì lại lo thế này là chết rồi, nhưng đây mới chỉ là bước đầu, còn phải tiếp tục kiểm tra, thẩm định; rồi thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm…”. Và ông nhấn mạnh: việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trước hết là phê bình và tự phê bình, đã làm rồi còn phải làm đi làm lại, như rửa mặt hằng ngày, vì chữa được cái này nó lại ra cái khác tiếp, còn phải tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Bảo Cầm
-------------------------------
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội 
20:52 | 16/10/2012
Báo Điện tử ĐCSVN: 

Chiều 16/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội đã tiếp xúc đông đảo cử tri quận Ba Đình, Hà Nội, để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIII. 
Đa số cử tri vui mừng nhận thấy hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, các kỳ họp, các phiên chất vấn công khai của Quốc hội đã đề cập nhiều vấn đề xã hội bức xúc, có ý nghĩa thiết thân đối với đời sống nhân dân. Công tác tiếp xúc cử tri đã có nhiều cải tiến, đổi mới, tăng cường tiếp xúc ngay tại các khu, cụm dân cư... 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
 

Cử tri đề nghị Quốc hội nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập pháp, bảo đảm để các luật được ban hành sớm đi vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, Quốc hội cần phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả công tác giám sát tối cao, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, các chủ trương quyết sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, quản lý sử dụng đất đai, tài chính ngân hàng...; kiên quyết xử lý các trường hợp để xảy ra thất thoát, tham nhũng.

Ông Phan Đức Thắng, cử tri phường Quán Thánh cho rằng, cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn, nhưng việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn, còn nhiều vấn đề cần được giải quyết tốt hơn trong thời gian tới. Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội, ông Thắng cho rằng kết quả thực hiện sau chất vấn chưa rõ, nhiều việc chưa đạt yêu cầu. Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn phải được thực hiện quyết liệt, tiến hành theo định kỳ.

Nhiều cử tri đánh giá cao kết quả hội nghị Trung ương 6 vừa qua. Tại Hội nghị này, Trung ương đã bàn thảo, cho ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng của Đảng, của đất nước. Cử tri hoan nghênh kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, mang lại niềm tin, niềm hi vọng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, còn nhiều vấn đề cần được giải quyết triệt để trong thời gian tới. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cần tiếp tục được triển khai thực hiện nghiêm túc, nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh, bởi đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của Đảng, sự hưng vượng của dân tộc.

Tổng Bí thư ghi nhận và hoan nghênh các ý kiến đóng góp thẳng thắn, trí tuệ và xây dựng của cử tri, đề cập nhiều vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều công việc của Đảng, của Quốc hội. Về việc nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội nói riêng và mọi mặt hoạt động của đất nước nói chung, Tổng Bí thư chỉ rõ: Quốc hội, toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Làm sao phát huy dân chủ thực sự, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Vừa qua, Quốc hội hoạt động ngày càng có chất lượng, hiệu quả, có nhiều đổi mới, cải tiến, tăng cường lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa học...

Tuy vậy, thời gian tới, Quốc hội cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực: công tác lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, để đáp ứng niềm tin và sự mong đợi của nhân dân. Quốc hội ta có 2/3 số đại biểu là kiêm nhiệm, kinh nghiệm làm luật chưa nhiều; trong khi đó, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, thực tiễn đang vận động, có những vấn đề chưa thể quy định cứng trong luật, vì vậy phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Công tác giám sát tối cao của Quốc hội, bao gồm giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn... ngày càng được tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Lần này có điểm mới, cũng là thực hiện nghị quyết Trung ương 4, là Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Vấn đề đặt ra là phải quy định thế nào cho chặt chẽ, khách quan.

Tổng Bí thư cũng thông báo với cử tri những nội dung cơ bản đã được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 6 vừa qua, trong đó có nhiều vấn đề mà cử tri đang hết sức quan tâm, đó là việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, tháo gỡ những vướng mắc, nổi cộm về giá đất, việc thu hồi đất, quản lý, sử dụng đất; về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước...

Về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư nhất trí với ý kiến của nhiều cử tri cho rằng đây mới là kết quả bước đầu, kiểm điểm tự phê bình và phê bình chỉ là một nội dung, sắp tới cần tiếp tục triển khai các công việc theo ba nhóm vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra.

Tổng Bí thư mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ, ý kiến đóng góp xây dựng của cử tri, coi đây là nguồn động viên to lớn, là chỗ dựa vững chắc, để mỗi đại biểu Quốc hội, mỗi cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước Đảng, trước nhân dân./.
Các từ khóa theo tin:
(Theo TTXVN)
-------------------------------------

ổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội

Hà Nội Mới - 9 giờ trước 5 lượt xem 1 tin đăng lại
Chiều 16/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội đã tiếp xúc đông đảo cử tri quận Ba Đình, Hà Nội, để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIII.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN


Đa số cử tri vui mừng nhận thấy hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, các kỳ họp, các phiên chất vấn công khai của Quốc hội đã đề cập nhiều vấn đề xã hội bức xúc, có ý nghĩa thiết thân đối với đời sống nhân dân. Công tác tiếp xúc cử tri đã có nhiều cải tiến, đổi mới, tăng cường tiếp xúc ngay tại các khu, cụm dân cư...  
Cử tri đề nghị Quốc hội nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập pháp, bảo đảm để các luật được ban hành sớm đi vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, Quốc hội cần phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả công tác giám sát tối cao, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, các chủ trương quyết sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, quản lý sử dụng đất đai, tài chính ngân hàng...; kiên quyết xử lý các trường hợp để xảy ra thất thoát, tham nhũng. 


Ông Phan Đức Thắng, cử tri phường Quán Thánh cho rằng, cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn, nhưng việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn, còn nhiều vấn đề cần được giải quyết tốt hơn trong thời gian tới. Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội, ông Thắng cho rằng kết quả thực hiện sau chất vấn chưa rõ, nhiều việc chưa đạt yêu cầu. Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn phải được thực hiện quyết liệt, tiến hành theo định kỳ. 


Nhiều cử tri đánh giá cao kết quả hội nghị Trung ương 6 vừa qua. Tại Hội nghị này, Trung ương đã bàn thảo, cho ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng của Đảng, của đất nước. Cử tri hoan nghênh kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, mang lại niềm tin, niềm hi vọng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, còn nhiều vấn đề cần được giải quyết triệt để trong thời gian tới. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cần tiếp tục được triển khai thực hiện nghiêm túc, nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh, bởi đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của Đảng, sự hưng vượng của dân tộc. 


Tổng Bí thư ghi nhận và hoan nghênh các ý kiến đóng góp thẳng thắn, trí tuệ và xây dựng của cử tri, đề cập nhiều vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều công việc của Đảng, của Quốc hội. Về việc nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội nói riêng và mọi mặt hoạt động của đất nước nói chung, Tổng Bí thư chỉ rõ: Quốc hội, toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Làm sao phát huy dân chủ thực sự, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Vừa qua, Quốc hội hoạt động ngày càng có chất lượng, hiệu quả, có nhiều đổi mới, cải tiến, tăng cường lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa học... 

Tuy vậy, thời gian tới, Quốc hội cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực: công tác lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, để đáp ứng niềm tin và sự mong đợi của nhân dân. Quốc hội ta có 2/3 số đại biểu là kiêm nhiệm, kinh nghiệm làm luật chưa nhiều; trong khi đó, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, thực tiễn đang vận động, có những vấn đề chưa thể quy định cứng trong luật, vì vậy phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Công tác giám sát tối cao của Quốc hội, bao gồm giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn... ngày càng được tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Lần này có điểm mới, cũng là thực hiện nghị quyết Trung ương 4, là Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Vấn đề đặt ra là phải quy định thế nào cho chặt chẽ, khách quan. 


Tổng Bí thư cũng thông báo với cử tri những nội dung cơ bản đã được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 6 vừa qua, trong đó có nhiều vấn đề mà cử tri đang hết sức quan tâm, đó là việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, tháo gỡ những vướng mắc, nổi cộm về giá đất, việc thu hồi đất, quản lý, sử dụng đất; về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước... 


Về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư nhất trí với ý kiến của nhiều cử tri cho rằng đây mới là kết quả bước đầu, kiểm điểm tự phê bình và phê bình chỉ là một nội dung, sắp tới cần tiếp tục triển khai các công việc theo ba nhóm vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra. 


Tổng Bí thư mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ, ý kiến đóng góp xây dựng của cử tri, coi đây là nguồn động viên to lớn, là chỗ dựa vững chắc, để mỗi đại biểu Quốc hội, mỗi cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước Đảng, trước nhân dân./.
---------------------------
Thứ Tư, 17/10/2012, 05:22 (GMT+7)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
Lấy phiếu tín nhiệm để cảnh tỉnh, răn đe
TT - Chiều 16-10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình (Hà Nội).
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (bìa phải) trong buổi gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội - Ảnh: Việt Dũng

Trước vấn đề được nhiều cử tri quan tâm là kỳ này Quốc hội sẽ bàn việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Quốc hội bầu ra, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Việc lấy phiếu tín nhiệm là một hình thức giám sát. Ít nhất là để nhắc nhở, cảnh tỉnh, răn đe”.
Theo cử tri Phan Đức Thuyên (phường Kim Mã), cá nhân ông rất vui mừng trước sự phát triển đi lên của đất nước, song ông cũng cảm thấy buồn trước hiện tượng một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, xa rời lý tưởng cách mạng. “Tại sao bao năm qua trung ương đã có những nghị quyết về đấu tranh phòng chống tham nhũng nhưng vẫn chưa ngăn chặn và đẩy lùi được tệ nạn này? Bởi chúng ta chưa có quyết tâm chính trị cao. Chưa xử lý kịp thời, kiên quyết những kẻ vi phạm đó hoặc có xử lý với hình thức giơ cao đánh khẽ, không công khai nên không đủ sức răn đe và rất ít tác dụng” - ông Thuyên trăn trở.
Đề cập một trong những vấn đề nóng liên quan đến sửa đổi Luật đất đai đang được nhiều cử tri quan tâm, cử tri Đinh Văn Dung (phường Trúc Bạch) cho rằng điều quan trọng nhất trong lần sửa luật tới đây là phải giải quyết được vấn đề giá đất. “Chúng ta quy định giá bồi thường sát với giá thị trường, nhưng giá thị trường do ai xây dựng, ai công bố và phải có cơ chế nào để xác định giá thị trường? Giải quyết được vấn đề giá đất bồi thường, tôi nghĩ sẽ giải quyết được tình trạng khiếu nại liên quan đến thu hồi đất” - ông Dung kiến nghị.
Ngoài vấn đề xây dựng luật, theo ông Dung, một trong những vấn đề Quốc hội cần đổi mới trong hoạt động, đó là tập trung giám sát đối với các lĩnh vực đang hoạt động còn hạn chế. “Tôi nghĩ công tác giám sát của Quốc hội tới đây cần tập trung ở hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai. Việc giám sát này vì mục tiêu giúp phát hiện kịp thời các vấn đề để kịp thời chất vấn, xử lý để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu” - ông Dung nói.
Ghi nhận những kiến nghị của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: “Kinh nghiệm ở Quốc hội đã cho tôi một bài học, đó là phải tăng cường lấy ý kiến phản biện”. Đề cập vấn đề lấy phiếu tín nhiệm đang được “dư luận hết sức quan tâm”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lấy phiếu tín nhiệm là một hình thức cảnh tỉnh, răn đe để từng vị trí phải cố gắng. “Những trường hợp có phiếu tín nhiệm dưới mức quá bán thì phải bỏ phiếu tín nhiệm, lúc đó là bãi miễn. Việc này sẽ được người dân góp ý, giám sát, nếu làm được việc lấy phiếu tín nhiệm thì rất tốt, đây cũng là một hình thức giám sát, chí ít là răn đe” - Tổng bí thư nhấn mạnh.
                                                                                                                                                                                           XUÂN LONG