TRẦN BẢO CHÂU
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013
Đặng Phương Bích
Lúc này đã gần trưa, chị Sông Quê được một người
quen chở đến. Ông ấy cứ bảo tôi ngồi xuống nói
chuyện. Biết ông ấy từng làm ở Ủy ban nhân dân
thành phố, tôi hỏi ông ấy nghĩ gì về vụ Đoàn Văn
Vươn. Ông ấy bảo, nói thật là chúng tôi đều nghĩ
Vươn là người tốt, rất tốt, nhưng cái sai của Vươn
là chống lại bằng vũ khí. Gi
á như Vươn cứ chấp
hành, rồi tiếp tục khiếu nại thì hơn. Còn việc chính
quyền Tiên Lãng làm sai thì đã bị xử lý cả loạt rồi.
Tôi hết sức kiên nhẫn nghe ông ta nói xong rồi mới
phản công, rằng thứ nhất, cách đây hơn một năm,
báo chí đã loan tải kết luận chính thức của thủ tướng
chính phủ, đây là một vụ cưỡng chế hoàn toàn trái
pháp luật, yêu cầu phải điều tra lại và xử lý nghiêm
minh. Thứ hai, đã là cưỡng chế sai thì việc chống lại
cái sai chính là cái đúng. Thứ ba, việc bắt và khởi tố
ông Khanh là kiểu chữa bệnh không chữa tận gốc.
Chính ông Khanh là người phản đối cưỡng chế. Việc
ông ấy nhận chân trưởng ban cưỡng chế vì ông ấy
giống như một người lính, chỉ làm theo lệnh trên.
Thay vì truy trách nhiệm kẻ ra lệnh cưỡng chế, thì
chính quyền lại sẵn sang thí ông Khanh làm con tốt.
Thứ tư, ông bảo nhà Vươn cứ chấp hành cưỡng chế
đi, rồi kiếu nại sau, như vậy ông thực không biết tý gì
về tình trạng của người dân, ròng rã đi khiếu kiện
hàng mấy chục năm trời mà đâu được giải quyết?
Quên không giới thiệu một người khách, là bạn của
chủ nhà, cũng là dân Tiên Lãng. Khi tôi hỏi, sao
không thấy dân Tiên Lãng hiệp thông ủng hộ nhà
Vươn? Anh ta nói: bị chặn hết ở cầu Khuể rồi. Tôi đi
từ hôm trước nên giờ mới đươc ngồi đây, nghỉ việc
để đi xem xử Vươn mà rốt cục có được vào đâu. Nói
về Đoàn Văn Vươn thì dân Tiên Lãng mang ơn nhiều.
Gia đình tôi cũng khai hoang như nhà Vươn, nhưng
xã chỉ giao 2 năm. Gần đến hạn thì xã lại gọi lên làm
luật, không thì bảo sẽ thu hồi để giao cho người
khác. 2 năm thì làm được cái gì? Sau vụ Vươn, xã
không dám hành dân như trước nữa.
Đang nói chuyện, Xuân Diện chạy xuống thông báo
phiên tòa tạm nghỉ, vợ chồng nhà Vươn, Quý đã
được ôm nhau trong nước mắt. Mới kể đến đó, Xuân
Diên bỗng hu hu rồi chạy lên gác. Tôi nghe nói vợ
chồng họ khóc khi đuợc gặp nhau thì nước mắt cũng
trào ra, thấy Xuân Diện hu hu lại tưởng hắn đùa, nghĩ
hắn đùa thật vô duyên thì chị Sông Quê đi xuống,
bảo Xuân Diện đang gục đầu vào tường khóc nức nở,
nên không dám dỗ nữa, thế là tôi lại càng nước mắt
ngắn nước mắt dài.
Sau này chị Sông Quê kể, lúc tôi vào bếp phụ bà chủ
dọn cơm, ông bạn chị ấy hỏi tên tôi rồi bảo: nói như
cô Bích thì không thể tranh luận được. Hóa ra ông ta
cũng chỉ thích người khác nghe ông ta nói, còn chả
thích nghe ai nói cả. Nghe để đấy, không bày tỏ
chính kiến thì nghe làm gì cho phí thời gian, khác gì
robot? Sao không dùng lý để chứng minh, mà lại
phát biểu theo cảm tính là thích hay không thích thế
nhỉ?
Chuẩn bị ăn cơm trưa thì liên lạc được với blogger
Nguyễn Tường Thụy. Ông khách người Tiên Lãng
xung phong nhận chân đi đón. Lát sau thấy lão chiến
sĩ già, đồ đạc đeo lỉnh kỉnh khắp người bước vào, tóc
tai bơ phờ. Bên mâm cơm, câu chuyện về họ Đoàn lại
như pháo rang. Ăn trưa xong, tất cả chúng tôi chui
vào một phòng. Tôi và chị Sông Quê không muốn
sang phòng khác, bèn mượn cái chiếu rải xuống đất,
định bụng là vừa nằm vừa nói chuyện. Ai dè đặt lưng
xuống là tất cả chìm vào giâc ngủ, quên cả cái sàn
nhà cứng và lạnh.
Giấc ngủ ngắn nhưng rất sâu, tưởng như chưa bao
giờ đươc ngủ ngon như thế. Xuân Diện vẫn là người
đánh thức chúng tôi dậy bằng những thông báo mới
nhất trên mạng. Tôi và chị Sông Quê rủ nhau ra khu
vưc tòa án. Không còn bóng một người dân nào
quanh đó. Khi hai chị em vừa mới đi vào vỉa hè, bên
làn đường các phương tiện xe cộ vẫn đang lưu
thông, lập tức công an bu lại, yêu cầu chúng tôi quay
trở ra. Qua thái độ của họ, tôi nghĩ có khi chỉ cần hỏi
thêm một câu, họ sẽ lâp tức đưa chúng tôi về đồn
ngay tức khắc mà chả cần lý do gì.
Chúng tôi loanh quanh một lúc thì cũ
ng đã gần hết giờ chiều. Liên lạc được với Thương và
Hiền. Hóa ra phiên tòa đã nghỉ, hai chị em họ đã về
đến cầu Rào. Chúng tôi bảo hai chị em dừng lại, chờ
chúng tôi đến gặp, nhưng họ nói an ninh đang theo
họ rất đông. Chiều nay tòa mới làm xong phần xét
hỏi, mai mới tranh tụng.
Mấy anh chị em chúng tôi cân nhắc tình huống, thực
ra nếu chỉ để theo dõi kết quả phiên tòa, chúng tôi
có
thể theo dõi qua mạng. Cái chính chúng tôi muốn
quan sát phản ứng của người dân và cách hành xử
của chính quyền ra sao, trong một phiên tòa đặc biệt
quan trong như thế này. Rõ ràng, mọi động thái
ngăn chặn từ cách xa hàng chục cây số cho đến phạm
vi 200 mét như thế này đã cho thấy, bất chấp dư
luận, họ không muốn cả một “con ruồi” đến gần họ
. Họ sợ không chỉ công lý mà còn sợ cả việc người ta
thương yêu, chia sẻ động viên lẫn nhau trong cơn
hoạn nạn. Họ muốn những người họ Đoàn phải run
sợ khi thây không có ai bên cạnh chăng? Rốt cuộc ai
mới là kẻ đang run sợ đây? Kẻ vô minh thì đâu biết
dùng trí nhân để thay cường bạo?
Chúng tôi mừng khi biết những người trong gia đình
họ Đoàn rất kiên cường. Tôi nghĩ ngay cả tình huống
xấu nhất là có bị kết án nhiều năm, lịch sử vẫn sẽ ghi
nhận sự hy sinh của họ một cách xứng đáng.
Chúng tôi quyết định trở về Hà Nội ngay trong đêm
mùng 2/4. Chúng tôi đến đây qua nhiều ngả, nhưng
khi trở về, chúng tôi lại cùng đồng hành trên một
con
đường, mơ về một ngày thấy quê hương Tiên Lãng
được chào đón những người con của họ Đoàn trở về
, tiếp tục sự nghiệp xây dựng còn đang dang dở của
họ…
Hà Nội ngày 3/4/2013
* Một chi tiết cảm động nữa mà tôi thấy cần phải
nhắc đến, đó là sự có mặt của cụ giáo sư Ngô Đức
Thọ. Mặc dù tuổi cao, cụ vẫn hăng hái đi dự phiên
tòa để ủng hộ gia đình họ Đoàn. Ngay cả khi chúng
tôi bận bịu, không lo chu tất phương tiện đi lại cho
cụ, cụ vẫn vui vẻ một mình bắt xe khách để về Hà
Nội. Một bậc cao niên như cụ còn quan tâm đến xã
hội như vậy, mới thấy nỗi vất vả của chúng tôi chẳng
thấm tháp vào đâu.
ớc
·
Thích
Bài đăng Mới hơn
Bài đăng Cũ hơn
Trang chủ