Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

CHẾT CƯỜI VỚI TÍNH TOÁN CỦA QUỐC HỘI !


CHẾT CƯỜI VỚI TÍNH TOÁN CỦA QUỐC HỘI !

Không nên trách ban kiểm phiếu 
của Liên đoàn bóng đá 

Ban kiểm phiếu gồm 29 người, với 492 phiếu đánh giá 47 Đại biểu QH mà cũng nhầm lẫn. Năng lực của các đại biếu QH như  thế này sao? 

Trước đó, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu và công bố dự thảo nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm, một số ĐBQH phản ánh có một vài điểm mà thống kê chưa khớp với nhau (giữa kết quả kiểm phiếu do ông Đỗ Văn Chiến - Trưởng ban kiểm phiếu công bố và kết quả trong nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm, liên quan đến số phiếu của Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son và Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngay lập tức yêu cầu ban kiểm phiếu kiểm tra lại.

Sau khi ban kiểm phiếu đã rà soát lại số liệu, ông Đỗ Văn Chiến – trưởng ban kiểm phiếu cho biết các phát hiện của ĐBQH là chính xác.

Đối với ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoc học Công nghệ: Số phiếu tín nhiệm cao lúc đọc là 123, kiểm tra lại toàn bộ và nghị quyết, số chính xác là 133.

Với bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang, sau khi kiểm tra lại từ biên bản gốc, trên máy, dự thảo nghị quyết, số liệu chính xác là: Số phiếu tín nhiệm cao 83, tín nhiệm 294, tín nhiệm thấp 104.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son: Kiểm tra lại từ số liệu gốc, biên bản, dự thảo nghị quyết, số liệu chính xác là: Tín nhiệm cao 121 phiếu, tín nhiệm 281 phiếu và tín nhiệm thấp có 77 phiếu. 

“Trong quá trình kiểm phiếu và thống kê không tránh khỏi sai sót, Ban kiểm phiếu thành thật nhận lỗi và xin Quốc hội tha thứ”, ông Đỗ Văn Chiến nói.

Nguồn: Dang Ba blog


Nhà cháu coi lại, thấy NGAY SỐ TỔNG đã có mâu thuẫn:
- Ông Trương Tấn Sang có Số phiếu hợp lệ: 491 - Số phiếu không hợp lệ: 0 
- Ông Nguyễn Sinh Hùng có Số phiếu hợp lệ: 492 - Số phiếu không hợp lệ: 0 
DƯ THẾ LÀ DƯ LÀO ?

SỐ LIỆU 03 'VÒNG' CỦA 2 ÔNG NÓI TRÊN TÍNH RA %:
- Của ông Trương Tấn Sang: 
66,27 + 26,71 + 5,62 = 98,60 VẬY CÒN 1,40% ĐI ĐÂU ?
- Của ông Nguyễn Sinh Hùng : 
65,86 + 27,91 + 5,02 = 98.79 VẬY CÒN 1,21% ĐI ĐÂU ?


Một bác giấu tên:
Tôi cũng tính thử, nếu theo báo chí, có 498 ĐB nhưng chỉ có 491 phiếu hợp lệ, nghĩa là có 7 người tẩy chay lấy tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu trắng hay gạch quá tay. Ngay theo số liêu đã sửa cua a son là 121 181 77 thì tổng số phiếu chọn là 22995 trong khi 491x47= 23077, thiếu mất 82 phiếu.
Tôi chỉ sử dụng kiến thức toán lớp 3 mà không hiểu, chắc văn hóa các nghị sỹ quá cao so với lớp 3 nên tôi không tính được


Bài đọc thêm:
Cách tính khác xếp loại tín nhiệm của Quốc hội
 

Chỉ sau một giờ thông báo của QH về việc xếp loại tín nhiệm, nhiều người đã đưa ra những cách xếp loại, phần mềm này được đánh giá hay và khoa học thế giới hay dùng. Xin giới thiệu hai cách: 

Cách tính thứ nhất:
Tính theo chỉ số tín nhiệm quan chức, có 7 bộ trưởng có chỉ số âm


Báo chí VN vừa được phép công bố các con số về bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội với gần 50 vị quan chức chính phủ. Trong danh sách này không có các vị quan chức của ĐCS: hiện ở VN, ĐCS là “lực lượng lãnh đạo tối cao” nằm ngoài vòng kiểm soát của bất cứ cái gì, bởi vậy danh sách dưới đây mới chỉ là một phần các quan chức “tai to mặt lớn nhất” ở VN.

Các quan chức được các đại biểu QH đánh giá ở 3 mức, gọi là: tín nhiệm cao, tín nhiệm, và tín nhiệm thấp. Tổng số phiếu của 3 mức cho mỗi quan chức là 491. Để lập ra một chỉ số tín nhiệm từ 3 con số này, có thể lấy một tổ hợp tuyến tính của chúng, kiểu như

a x A + b x B + c x C

trong đó a,b,c là 3 hệ số, còn A,B,C là số phiếu tín nhiệm ở 3 mức. Vì có ràng buộc tuyến tính A + B + C = 491, nên tổng trên có thể viết thành

(a – b) x A + (c – b) x C + b x 491

Vì phần b x 491 là hằng số (không phụ thuộc vào quan chức) nên không dùng để so sánh được và có thể loại đi k

a-b = 1 và c-b = -1

có nghĩa là: cứ 1 phiếu “tín nhiệm cao” thì tính 1 điểm dương, còn 1 phiếu “tín nhiệm thấp” thì tính 1 điểm âm. Điểm tín nhiệm = số phiếu “tín nhiệm cao” trừ đi số phiếu “tín nhiệm thấp”. Với cách tính này, ta được các chỉ số tín nhiệm sau (trên 491):

Nguyễn Thị Kim Ngân (PCT QH): 372 – 14 = 358
Trương Thị Mai (UB vấn đề xã hội): 335 – 6 = 329
Uông Chung Lưu (PCT QH): 323 – 13 = 310
Phùng Quang Thanh (Quốc phòng): 323 – 13 = 310
Nguyễn Sinh Hùng (PCT QH): 328 – 25 = 303
Trương Tấn Sang (CT nước): 330 – 28 = 302
Tòng Thị Phóng (PCT QH): 322 – 24 = 298
Phùng Quốc Hiến (UB tài chính ngân sách): 291 – 11 = 280
Phan Trung Lý (UB pháp luật): 294 – 18 = 276
Nguyễn Thị Nương (Công tác đại biểu): 292 – 17 = 275
Nguyễn Hạnh Phúc (Văn phòng QH): 286 – 12 = 274
Nguyễn Văn Giàu (UB kinh tế): 273 – 15 = 258
Nguyễn Kim Khoa (UB an ninh quốc phòng): 267 – 9 = 258
Nguyễn Thị Doan (PCT nước): 263 – 13 = 250
Trần Văn Hằng (UB đối ngoại): 253 – 9 = 244
Trần Đại Quang (CA): 273 – 34 = 239
Ksor Phước (Hội đồng dân tộc): 260 – 28 = 232
Huỳnh Ngọc Sơn (PCT QH): 252 – 22 = 230
Đào Trọng Thi (UB Văn hóa giáo dục): 241 – 19 = 222
Phạm Bình Minh (Ngoại giao): 238 – 21 = 217
Nguyễn Xuân Phúc (PTT): 248 – 35 = 213
Phan Công Dung (UB khoa học công nghệ môi trường): 234 – 22 = 212
Bùi Quang Vinh (Kế hoạch+ đầu tư): 231- 46 = 185
Vũ Đức Đam (Văn phòng CP): 212 – 29 = 183
Nguyễn Văn Hiện (UB Tư pháp): 210 – 28 = 182
Nguyễn Hòa Bình (VKSND): 198 – 23 = 175
Trương Hòa Bình (TAND): 195 – 34 = 161
Hoàng Trung Hải (PTT): 186 – 44 = 142
Hà Hùng Cường (Tư pháp): 176 – 36 = 140
Nguyễn Thiện Nhân (PTT): 196 – 65 = 131
Cao Đức Phát (Nông nghiệp): 184 – 58 = 126
Vũ Văn Ninh (PTT): 167 – 59 = 108
Giàng Seo Phử (Dân tộc): 158 – 63 = 95
Nguyễn Quân (KH & CN): 133 – 43 = 90
Đinh La Thăng (GTVT): 186 – 99 = 87
Huỳnh Phong Thanh (Thanh tra CP): 164 – 87 = 77
Nguyễn Tấn Dũng (TT): 210 – 160 = 50
Nguyễn Bắc Son (TTTT): 121 – 77 = 44
Nguyễn Thái Bình (Nội vụ): 125 – 92 = 33
Trịnh Đình Dũng (Xây dựng): 131 – 100 = 31
Phạm Thị Hải Chuyền (Lao động): 105 – 111 = -6
Nguyễn Minh Quang (Tài nguyên môi trường): 83 – 94 = -11
Vũ Huy Hoàng (Công Thương): 112 – 128 = -16
Hoàng Tuấn Anh (Văn hóa thể thao): 90 – 116 = -26
Nguyễn Thị Kim Tiến (Y tế): 108 – 146 = -38
Phạm Vũ Luận (Giáo dục): 86 – 177 = -91
Nguyễn Văn Bình (Ngân hàng NN): 88 – 209 = -121


Các con số trên khá thú vị. Nó cho thấy, tuy QH rất “dè dặt” nhưng cũng đã cho chỉ số tín nhiệm âm cho 7 vị bộ trưởng. Ghế của các vị này chắc đang lung lay nặng.


Cách tính thứ hai (dùng biểu đồ): 
.

Nguồn: Dang Ba blog




BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (60)
Nguyễn Ngọc Thưởng
Đất nước ta đã và đang mình từng bước đi lên các vị lãnh đạo cũng vất vả với công việc mang trọng trách lớn lao mà nhân cả nước giao phó. Về thực chất mà nói phiếu tín nhiệm cao hay thấp chưa phải là cốt lõi để đánh giá về năng lực của cán bộ. Cốt lõi là nói phải đi đôi với làm và được sự hỗ trợ qua lại giữa các cấp có thẩm quyền và sự đồng tình của nhân dân. Ví dụ như Bộ y tế và Bộ giáo dục thấy Bệnh viện quá tải, trường học xuống cấp...muốn xây dựng mới thì phải có chủ trương và sự phê duyệt về tài chính...Mỗi lá phiếu là nguyện vọng, niềm tin của nhân dân gửi gắm nhưng phải xem thực trạng của đất nước. Theo tôi nghĩ các độc giả không lấy đó làm trọng tâm để bàn luận ý kiến riêng cho mình, mà chủ yếu nhất lo phát huy bản thân học tập, sáng tạo trong lao động để tạo ra vật chất góp phần chung tay xây dựng quê hương đất nước.
Quách Hạnh
Ý kiến của bạn Nguyễn Viện thật hay và hết lý, cám ơn bạn.
Quân
Theo cá nhân tôi thì chỉ 2 loại: một là tín nhiệm hai là không mà thôi! Lấy phiếu tín nhiệm mà kiểu này thì 1 lãnh đạo sẽ có đến gần 66% cơ hội được tín nhiệm rồi.
KennyHa
Việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu chỉ là một bước đầu trong bước dân chủ hóa quyền lực của quốc hội. Việc chia làm ba mức thay vì hai mức, mục đích giống như một hồi chuông cảnh cáo với những nhà chức trách đang có nguy cơ. Không thể làm một lèo không tín nhiệm để rồi từ kết quả là quy trách nhiệm và cáo buộc từ chức một nhà lãnh đạo nào đó được. Nhất là lần đầu có thể có sai sót. Tôi thấy QH bỏ phiếu tín nhiệm lần này là thành công, đã phản ánh được cái nhìn khách quan về thực trạng xã hội của người dân. Hi vọng các nhà lãnh "đèn đỏ" sẽ nhìn đó mà tích cực hơn. Nếu như nhà lãnh đạo nào 2 năm liền có trên tỷ lệ phiếu bất tín nhiệm cao thì có lẽ không thể tiếp tục tại vị được.
Huy trung
Kết quả thật mỹ mãn, rồi đây HĐND các cấp bỏ phiếu tín nhiệm, kết quả chắc cũng đẹp như thế thôi. Chỉ khi nào mọi công dân Việt Nam được cầm phiếu bầu trực tiếp lãnh đạo nhà nước thì khi đó kết quả bỏ phiếu tín nhiệm cũng theo đó mà khác thôi.
GỬI PHẢN HỒI
 
 
Chia sẻ:
Off Telex VNI VIQR Tổng hợp
Tên của bạn (*)
Địa chỉ
Email (*)
Phản hồi của bạn (*)
Mã xác nhận
Mã xác nhận
Nhập mã xác nhận (*)
Thanh Niên Online hoan nghênh ý kiến của bạn đọc. Các thảo luận sẽ được xem xét trước và có thể được lược trích khi đăng tải. Thanh Niên Online giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến của bạn đọc không nhất thiết thể hiện quan điểm của Thanh Niên Online.
Điều tra vụ đánh ghen dã man
Ngày 21.4, Công an P.Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) cho biết đang củng cố hồ sơ chuyển Công an TP.Thủ Dầu Một xem xét khởi tố hình sự vụ đánh ghen dã man xảy ra trên địa bàn, gây xôn xao dư luận.
Giữa lưng chừng Hòn Me (xã Thổ Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang), có một khu vườn riêng biệt, nơi nhiều thú hoang “làm lại cuộc đời”. Đây là khu cứu hộ động vật hoang dã do Tổ chức WAR (Wildlife At Risk) tại Việt Nam và tỉnh Kiên Giang phối hợp hoạt động.