Thứ bảy, ngày 12 tháng năm năm 2012
Chiều nay, Cụ bà Lê Hiền Đức đã cùng chúng tôi về Văn Giang để cùng trồng cây trên cánh đồng vừa bị tan hoang sau trận càn 24.4.2012. Cụ vận một chiếc áo cánh nâu, tấm áo cụ đã may từ cách đây 60 năm. Cụ năm nay 82 tuổi. Trên xe, mình đọc cho cụ nghe câu ca dao: Bà già đã tám mươi hai / Ngồi trong quan tài hát ví (ghẹo) thợ sơn. Mấy bà cháu phá lên cười!!!
Cụ bà Lê Hiền Đức dẫn theo cháu ngoại - một chàng trai trẻ rất thư sinh (cũng đã là một công chức nhà nước), Việt Dũng và tôi đem cả vợ con đi, và các anh chị Phương Bích, Vinh, Thắng, Viễn, Xuân, Hưng, Hiếu....Từ chiều qua, chúng tôi đã điện thoại trước, nhờ bà con mua giùm một ít cây giống mà bà con thấy thích hợp để chiều nay chúng tôi sang trồng cùng bà con.
Cụ già 82 tuổi bắt đầu vác cuốc ra đồng cùng bà con |
Cảnh tượng bà con kéo về nơi tan hoang, nhận dạng từng bờ vùng bờ thửa thật chẳng khác nào:
Cha mẹ dìu nhau về nhận đất
Xe ngựa chở cây si, cây sanh được chở đến, có lẽ hàng trăm gốc |
Anh nghe có tiếng người qua chợ
Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở bên cầu, vừa sang
Nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh. Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười tưng bừng xóm nhỏ
Ảnh trong bài: Tập thể
Thơ trong bài: Trích thơ Núi Đôi (Vũ Cao) - và phỏng thơ Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông)
Thơ trong bài: Trích thơ Núi Đôi (Vũ Cao) - và phỏng thơ Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông)
Xin chư vị chờ đọc bài tùy bút của chị Phương Bích (chắc giờ này đang viết).
TS NXDiện và có ai có tin tức gì xin thông báo giùm
Cảm ơn nhiều.
Cảm ơn Xuân Diện với những việc làm rất có ý nghĩa.
Đừng dồn người dân đến chân tường, người nông dân cần đất như con người cần khí thở vậy.
Không có đất thì người nông dân sẽ làm gì đây? Công nghiệp ư? Khu đô thị có chỗ nào dành cho họ không?
Ngàn đời họ gắn liền với ruộng với đất, đất đã nuôi sống họ. Khi giặc vào chiếm đất, họ đã xả thân, sẵn sàng đưa con em máu mủ ruột thịt ra chiến trường cũng vì mong muốn giữ gìn mảnh đất ông cha của họ để lại cho con cháu ngàn đời chứ họ chẳng vì ai và cũng chẳng vì cái lý tưởng nào cả.
Giờ "đứa nào" chiếm đất của họ, họ cũng sẽ xả thân không khác gì thời chiến, họ sẵn sàng!
"Đứa nào" đương đầu với nông dân là "đứa ấy" dại. Đừng nghĩ họ ngu! Dù họ có ngu đi chăng nữa thì họ cũng sinh ra "cái loại tự cho mình là khôn" đấy. Họ cũng đang làm ra từng hạt gạo để cho "cái đứa khôn đấy" nhét vào mồm hàng ngày đấy.
Hãy để cho dân yên. Đừng cướp đất của họ, họ sẽ chẳng thèm động đến "đứa nào" đâu.
Tôi yêu dân tôi trong đó có cha mẹ ông bà và gia đình tôi.
Trân trọng !
Giặc Mỹ phá thì ta xây lại
Lấp hố bom mà dựng lò cao
Nhà máy tựa hang sâu vững chãi
Ta tựa lòng ta rất đỗi tự hào .
Hai loại cây này không quá lâu thu hoạch,
mà chắc chắn dễ tiêu thụ.
TS Diện có công khai địa chỉ email mà. Nếu bác không tìm thấy thì đơn giản là gửi theo hình thức comment. TS. Diện khi approve sẽ biết đó là bài mới, sẽ post thành một entry riêng. Nếu bài dài quá thì gửi comment xin địa chỉ mail của TS Diện.
Cưỡng chế bà con gọi là trận càn.
chính quyền thì bà con gọi là kẻ cướp.
Cụ Lê Hiền Đức xứng đáng được phong là BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG.
nhìn hình ảnh cụ Đức trồng cây mà thật cảm động.
bọn quan tham nên thấy xấu hổ và nhục nhã.
Lịch sử loài người xưa nay vẫn thế
Dẫu bọn cường quyền có lắm mưu, nhiều kế
Chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về dân.
Hỡi cường quyền nếu muốn được yên
Hãy tỉnh lại mau khi còn chưa quá muộn
Đừng để nhân dân mai này quy tội
Trời đất nào dung dưỡng kẻ hại dân
Ủng hộ bà con ở huyện Văn Giang
Bọn cướp đi rồi đất ta về lại
Trả lại màu xanh vườn cây nẩy lộc
Sức sống lại về trên đồng ruộng Văn Giang
Tối 12.5.2012
Làng ta "giặc" chạy rồi
Tre làng ta lại mọc
Chuối vườn ta xanh chồi
Trâu ta ra bãi ra đồi
Đồng ta lại hát hơn mười năm xưa...
Vì các ranh đất của các hộ đã bị xóa do máy ủi ở trận càn, cướp hôm 24/5 nên sẽ rất khó phân định mốc giới của từng hộ. Nên chăng bà con hãy bàn bạc mô hình cổ phần căn cứ vào diện tích trên sổ đỏ để xác định giá trị góp vốn, chia lợi nhuận. không nên để xảy ra tranh chấp trong nội bộ bà con. Cái lớn nhất là tranh chấp với chính quyền là làm sao giữ được đất trên cơ sở các căn cứ pháp lý vững chắc.
Bà con đã và đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn nên việc đoàn kết tương thân tương ái là vô cùng quan trọng. Với cách hành xử như vừa qua thì trước mắt bà con không trông mong gì ở chính quyền cả.
Tin rằng bà con sẽ thành công trong việc giữ đất và tổ chức sản xuất. Có thể nó sẽ là mô hình sản xuất sau này cho cả nước tham khảo.
Theo tôi thì không chỉ cả nước tham khảo, bác Law ạ. Tự nhiên tôi có linh cảm, và hy vọng, đây là cơ duyên lạ lùng của dân ta, mà rồi đây sẽ khiến cả thế giới phải ngạc nhiên trông vào - như thế giới đã từng sững sờ nhìn người Do Thái trở lại lập quốc một cách kỳ lạ và kỳ diệu ở thế kỷ trước, sau gần 2000 năm lưu vong.
Trung quốc và Triều Tiên, hai quốc gia có rất đông nông dân đã và đang trải qua cùng số phận tan tác rất giống dân ta. Nhiều nước ở Phi Châu, những nơi mà rất nhiều nông dân cũng bị "bứng khỏi đất Mẹ" như cây cối bị trốc rễ sau những bão giông của thời cuộc.... Còn nữa, còn nữa...
Và ngay cả đối với những quốc gia công nghiệp tiền tiến, vấn đề tương quan giữa một bên là "cộng đồng loài người văn minh" đang sinh sôi đông đúc với thách thức lớn lao về lượng lương thực để sinh tồn, và một bên là "Bà Mẹ Đất cổ kính" (cùng với những gì đi kèm theo "Mẹ", như nguồn nước, môi trường sinh thái, sự đa dạng của giống loài sinh vật...) vẫn đang và sẽ còn là những vấn nạn lớn lao.
Những gì đang diễn ra ở Văn Giang, thoạt trông thì giống như một lối thoát tình cờ mà người nông dân phải sáng tạo ra để đối phó với sự hoành hành của một... nền tư bản (đỏ?) man dã. Nhưng nhìn kỹ hơn và sâu hơn, tôi nghĩ rằng đây là sự vươn mình chỗi dậy của một truyền thống văn hóa thâm thúy và lâu đời - văn hóa Việt - trước thời điểm khốn cùng của lịch sử. Trước mắt chúng ta không chỉ là những thử thách của nạn bất công, tham nhũng, vô pháp luật... Thử thách lớn hơn nhiều nếu ta nhìn lại ta trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng về mọi mặt và mang tính toàn cầu. Sự kiện người nông dân Văn Giang liều mình bám lấy đất, "cứu lấy đất", và sẵn sàng thay đổi quan niệm của mình về Đất: từ "đất riêng của tôi" trờ thành "đất của chúng ta", theo tôi, rất có thể sẽ trở thành một... dấu chỉ của thời đại.
Đó là những gì làm tôi ưu tư thời gian qua khi theo dõi những sự kiện trong nước. Tôi cảm thấy suy nghĩ của tôi nó... hơi kỳ cục. Đáng lẽ tôi đã không dám nói ra, nếu tôi không ngạc nhiên thấy nhiều ý kiến của các bác ở đây có gì đó rất giống tôi. Chẳng hạn có bác đã nhắc đến hai chữ "công xã" (Công Xã Văn Giang, ôi chao!). Chẳng hạn có bác đã nhắc đến "tấm gương Israel". Nhiều ý kiến và bài viết khác trên mạng (mà tôi đọc xong liền lưu lại vào máy), qua sự kiện Văn Giang này, đã nói về sự gắn bó giữa con người và Đất, không chỉ như gắn bó với một "tư liệu sản xuất" hay một "tài sản", mà còn như cái gì thiêng liêng, thâm sâu, cao cả, mang chiều kích lịch sử và văn hóa, thậm chí chiều kích tâm linh!
Không biết bác Diện và các bác có thấy tôi "kỳ cục" không? Nếu các bác không chê, tôi rất mong bác Diện mở một cuộc thảo luận dài hạn trên blog này chẳng hạn với đề tài là: "Đất và Văn hóa", hay "Đất thiêng - tại sao thiêng?"... Tôi rất mong được học hỏi từ các bác, rất mong được nghe các vị thức giả giúp đào sâu thêm về những điều đối với tôi còn lờ mờ trên đây. Cám ơn bác Diện và các bác.
Cụ bà Lê Hiền Đức dẫn theo cháu ngoại - một chàng trai trẻ rất thư sinh...
MONG RẰNG CẬU CHÁU NGOẠI CỦA CỤ LÊ HIỀN ĐỨC SẼ NỐI TIẾP TẤM GƯƠNG LIÊM CHÍNH CỦA CỤ VÀ GÌN GIỮ ĐƯỢC TẤM ÁO NÂU NÀY 60 NĂM NỮA...
Nhìn bà con tìm lại dấu vết ruộng vườn , hương hỏa , mồ mả tổ tiên thì mình khóc thật ! khóc 1 mình không ai biết ! 17 tuổi , ta viết đơn bằng máu đi đánh giặc cho ai ? vì cái gì ? mà đến bây giờ đồng bào ta còn khổ cực như vậy ?
LÀM CHO ĐÂT NƯỚC CÀNG NGÀY CÀNG XANH
NHĂN MỜI CÔ BÁC XA GẦN
VỀ ĐÂY CHUNG SỨC PHỦ XANH ĐÂT NÀY
CUỘC ĐỜI DÃU CÓ ĐẮNG CAY
MỒ HÔI ĐỔ XUỐNG ĐÂT NÀY ĐƠM HOA....
Nhưng buồn vì không còn ai nhớ đến anh Vươn nữa (?!)
Tôi tin rằng vợ con anh Vươn, anh Quí rất vui khi chứng kiến bà con Văn Giang kiên cường như vậy. Tôi tin những người đàn ông nhà họ Đoàn đang ở trong tù mà biết được tin Văn Giang như thế cũng sẽ rất cảm động và sung sướng.
Ôi, dân ta không quên ai cả! Phúc cùng hưởng, họa cùng gánh! Đồng lòng sát cánh bên nhau. Đàn con cùng một Mẹ mà!
DÂN TỘC NÀY CÒN TRƯỜNG TỒN!
VĂN VƯƠN VĂN QUÝ VĂN GIANG
NGÀN NĂM GIÒNG MÁU VĂN LANG QUẬT CƯỜNG!
Những hình ảnh này như biết nói và có sức lay động lòng người biết bao. Cũng là hình ảnh về một cuộc trồng cây, nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn đối lập với hình ảnh trồng cây của những ai đó trong khu đô thị ăn cướp ECOPARK cách đây chưa lâu, như ánh sáng và bóng tối. Lại phải cảm ơn XuanDien Blog.
Kính chúc cụ Hiền Đức an khang, mạnh giỏi để giúp người, giúp đời.
Tôi xin tự nguyện đăng ký làm CHỦ TỊCH LÂM THỜI HỢP TÁC XÃ "SỨC SỐNG MỚI" VĂN GIANG! Tôi sẽ viết phương án chi tiết từng phần việc (theo cách Tổ chức chuyên nghiệp - như 1 Dự án, dài tổng cộng không dưới 50 trang) để gửi qua TS NXD và bà con tham khảo, thực hiện (hoàn thiện trước 30/5/2012).
Trong thời gian chờ đợi và vì cũng mới là giai đoạn đầu nên chỉ một việc Bà con cần làm ngay từ đầu là Lập BẢNG CHẤM CÔNG từng ngày, ghi nhận công lao đóng góp của từng bà con nông dân, để có cơ sở phân chia thành quả khi đến kỳ thu hoạch. (Tạm thời xem toàn bộ là đất chung của một khối đại đoàn kết, chỉ hạch toán thành quả cho mọi người theo ngày công thực tế đã đóng góp - không cần thiết tính đến quỹ đất cũ của riêng từng người (khá phức tạp) như độc giả LAW đã có góp ý).
Công an đã rút rồi
Ecopark đang trốn
Miếng mồi chưa buông tha
Si, sanh về lại ruộng ta
Cỏ cây chạy trốn nay ra với người
Dân Văn Giang nở nụ cười
Tình thương đất nước con người nước Nam.
Tôi cảm động trước những nghĩa cử THẤM TÌNH ĐỒNG BÀO của Ông/Bà, Anh/Chị trong đoàn Về Với Bà Con Văn Giang. Tôi ước gì mình cũng có mặt trong ấy.
Đề nghị TS Diện thành lập một quỹ để mọi người, những ai có tấm lòng những không đến được với bà con mình. Được có cơ hội đống góp để làm phí cho bà con mình mua phân bón hay cây giống.
Tinh thần đùm bọc này là tinh thần văn hóa truyền thống của người Việt Nam mình ngàn xưa.
Xin cảm ơn TS Nguyên Xuân Diện Trước về lời đề nghị này nếu được thực hiện.
Cám ơn cụ Lê Hiền Đức. Kính chúc cụ luôn mạnh khỏe để sát cánh cùng bà con.