Cú sút bầu kiên
Viết bởi truongduynhat Đăng lúc 16:43 pm23 August 2012
Sự kiện bầu Kiên rúng động dư luận mấy ngày qua, và chắc chắn sẽ còn nóng hơn trong những ngày tới.
Nóng bởi Nguyễn Đức Kiên đóng vai trò như vị chủ soái của phong trào “cách mạng” trong bóng đá với những cuộc lật đổ chấn động. Nóng bởi vai trò và tầm ảnh hưởng đến kinh sợ của nhà tài phiệt đầu bạc chi phối các hoạt động kinh tài quốc thể. Những biến động và tâm lý hoang mang trên thị trường chứng khoán- ngân hàng, cùng các cuộc trấn an dư luận diễn ra trong những ngày qua cho thấy “cú sốc” bầu Kiên thật sự là một cơn giông tố.
Nhưng bão giông, có vẻ không chỉ đến từ tầm ảnh hưởng trong cuộc cách mạng bóng đá cùng vai trò thao túng ngân hàng của bầu Kiên. Cơn sốc bầu Kiên đang khiến dư luận đặt hoài nghi từ một hướng khác. Các vụ án điểm xưa nay đều vậy. Thuật đánh án xưa nay phần lớn cũng thế. PMU 18 đầu nhiệm kỳ trước chẳng khởi phát từ một vụ đánh bạc đấy thôi. Rồi vụ án Cù Huy Hà Vũ chẳng đã bắt đầu từ 2 chiếc bao cao su đó sao?
Ngoài tội “kinh doanh trái phép”, ngoài tầm ảnh hưởng quá lớn trong vai trò chủ soái của cuộc cách mạng bóng đá cùng vai trò thao túng ngân hàng của bầu Kiên, còn có những nguyên do gì khác?
Ít ai dám tin rằng bầu Kiên bị bắt chỉ vì tội “kinh doanh trái phép”. Luật sư Trần Vũ Hải, trong bài trả lời BBC nhận định: Đây là tội danh ít nghiêm trọng, có mức án tù tối đa là 2 năm và có thể kèm khoản tiền phạt đến 30 triệu đồng. Vấn đề bắt giam hay không (đối với loại hình tội phạm này) hầu như cũng được giảm nhẹ, trừ những trường hợp đặc biệt như có ý đồ trốn tránh, v.v… Nếu đúng chỉ có tội này, không có tội khác thì đúng ra là không có lệnh bắt giam. Thẩm quyền xét xử các vụ án kiểu này thông thường thuộc cấp quận huyện, tuy có thể đưa lên tòa cấp trên "trong các trường hợp đặc biệt"
Không phải vô cớ mà báo chí và các hãng truyền thông quốc tế cũng tỏ ra quan tâm và quá sốt sắng trước sự việc này.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi bầu Kiên bị bắt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã kịp thời khởi tố điều tra đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm và gây mất ổn định trong hoạt động ngân hàng (nguồn: petrotimes.vn)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong sáng nay 23/8, cũng đã tung ra bản “thông điệp nguyên thủ” khá dài: Phải biết hổ thẹn với tiền nhân.
Từ “cú sút” bầu Kiên, cùng những tuyên bố và thông điệp quyết liệt của cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, liệu có hi vọng mang lại những thay chuyển nào đó thật sự tích cực?
Bắt bầu Kiên- liệu cơn bão tố lần này có tạo nên một thay chuyển lớn, hay lại hình thành các cơn lốc xoáy ngược chiều dữ dội hơn như đã từng xảy ra sau những trận lốc tố mang tên PMU 18 và Vinashin?
Liệu sắp tới sẽ còn thêm những “cú sút” nào khác ngoài “quả bóng” Nguyễn Đức Kiên và phải chăng “cú sút” bầu Kiên mới chỉ là màn khởi đầu cho một trận cầu lớn?
____________________
Thứ nhất, các vụ án sai phạm kinh tế thường do bên an ninh kinh tế làm, khi bắt cũng thế, bên an ninh làm hết. Vụ này bên CS làm.
Thứ hai, chỉ là tội “kinh doanh trái phép” sao to chuyện thế, đến mức mà ngay sau khi bắt cả chủ tịch và thủ tướng có lời khen ngợi ban chuyên án.
Thứ ba, việc Kiên bạc chỉ có một ít cổ phần nhỏ ở nhiều ngân hàng có vấn đề gì đâu mà ngay sau khi gã bị bắt các ngân hàng đều đồng thanh la lên rằng “chả liên quan”. Không khảo mà xưng, “lậy ông tôi ở bụi nầy”.
Thứ tư, thế nào mà việc Kiên bạc bị bắt đã được một vài bờ lóc cá cải rêu rao từ cánh đây… gần 2 tháng? Chắc nói bừa cho sướng miệng ngờ đâu bây giờ nó trúng? Khỉ thật!
Đọc bài bác Nhất cũng cho ta hiểu một vài điều hữu ích…
Tôi vừa đọc trên blog của PHOTPHET.INFO….Chém đi… các bạn…
Tay này viết vui đáo để ? Hề…hề…Chúc TDN BÌNH AN.
Nước mây tan tác ngậm ngùi lòng ta
Ngày về thì rất là xa
Ngày đi lẻ bóng chẳng ma nào nhìn .
Theo tôi nên đặt lại cái tựa là “phải biết xấu hổ với nhân dân” chứ không phải với tiền nhân. Tiền nhân là ai?. Họ là HCM? đi xa cả rồi, chỉ biết nhang đèn thôi. Nhân dân VN hiện tại đang sống khổ sở, (…)
Vụ bầu Kiên này thì chắc sẽ còn nhiều chuyện thị phi xảy ra quanh Kiên ta. Bóng chỉ bật cột dọc hay xà ngang văn xuống dính vạch chứ chưa vào trong khung thành.
Đúng là” thị phi thành bại theo dòng nước, sừng sững cơ đồ bỗng chốc tay không”
-Cả 3 đều sút
-Không phải Đỉnh cao mà Là SINH TỬ
Câu hỏi tại sao Kiên, Hải.. phạm luật từ lâu mà nay mới hỏi thăm?
Hay là…. hay là… là lá đa? Để xem hồi sau sẽ rõ….Cú sút của bầu Kiên sẽ trúng đâu còn phải chờ?
Có lẽ chúng ta đang mong “cú sút” của bầu Kiên để chuẩn bị cho một trận cầu lớn.
Nếu được thế cũng an dân đôi chút
Cứ nhìn những gì diễn ra trên mặt báo mạng thôi cũng thấy có gì không ổn rồi.
Hãy chờ đợi diễn biến tiếp theo.!
Xâu chuỗi lại các chính sách trong thời gian qua sẽ làm cho dư luận có quyền đặt các câu hỏi nghi ngờ.
1. Đầu tiên là chính sách thắt chặt tín dụng. Các đại gia ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn bị ảnh huỏng nặng nhất. Họ phải giảm ngay cho vay mặc dù nhu cầu cho kinh doanh sản xuất vẫn rất lớn. Từ đó những khách hàng này sẽ chạy tìm kiếm nguồn vốn từ các ngân hàng khác mà những ngân hàng mới ra đời thì chưa có nhiều khách hàng và vốn cho vay cũng rất sẵn sàng, không việc gì bỏ công tìm kiếm khách hàng hay hạ lãi suất cho vay. Đến một thời điểm nào đó một số ngân hàng lâm vào suy thoái và chật vật trong việc huy động vốn vì trong nền kinh tế việc này giống như bình thông nhau nên sẽ xảy ra tình trạng Domino và như các bạn biết đó nền sx trong nước thì trì trệ, BĐS thì thoi thóp…
2. Tiếp đến đề ra chính sách tái cơ cấu ngành ngân hàng, dồn ép các ngân hàng nhỏ sát nhập lại. Tại sao vậy? Có phải để giảm bớt đối thủ hay không? Ngân hàng SCB hay Ficombank đâu có nhỏ hơn ngân hàng BV đâu sao phải sát nhập. Tại sao ngân hàng BV nhỏ hơn nhiều sao không sát nhập vậy?
3. Từ lâu Bầu Kiên được xem là bạo ngôn trong mọi công việc nên bị xem như là cái gai cần nhổ bỏ.
Bầu Kiên cũng chỉ là một trong các nhóm lợi ích hiện có ở VN thôi.
Chúng ta có thể thấy có rất nhiều nhóm lợi ích như thế ở VN như nhóm lợi ích về Dược phẩm, trang thiết bị y tê, hiệp hội sản xuất xe hơi, xây dựng cơ bản, mua sắm đầu tư công, xăng dầu….. Nhưng tại sao lại nhằm vào Bầu Kiên bên tài chính. Sau vụ này có ai dám chắc các cá mập tài chính như EIB, STB, ACB ….vẫn ung dung hay họ lập tức co vòi lại đợi xem tình hình và hạn chế tối đa trong kinh doanh. Lúc bấy giờ không biết ai sẽ là NGƯ ÔNG ĐẮC LỢI…
Sắp tới CP sẽ có chính nới lỏng tín dụng với mục đích thúc đẩy nền kinh tế khỏi giảm phát. Vậy ai còn sống chắc sẽ được lợi. Lúc này chắc chắn ngành ngân hàng sẽ bớt đối thủ và những ngân hàng sinh sau đẻ muộn sẽ dễ dàng vươn lên (…).
Rất mong bác Nhất đừng xoá còm em.
Sau khi Bầu Kiên bị bắt, các sàn chứng khoán tụt dốc thảm hại, usd và vàng tăng chóng mặt, hàng đoàn người đổ xô rút tiền gửi ngân hàng…không biết vài ngày tới tình hình xã hội còn biến động như thế nào nữa.
Hy vọng xã hội ta đang trải qua tình trạng “quá độ” để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc ….
Sáng nay đọc 2 bài thấy thú vị. Thank!
liệu vịt có sử dụng format của nga ?
Biết được bộ mặt thật của các bố gìa và các đại gia , biêt được sự câu kết của họ , biết vì sao cái hố ngăn cách giàu nghèo nó lớn như thế nào …Biết để mà ” giác ngộ ” để mà ” định hướng ” suy nghĩ , xác định quan điểm cho chuẩn thì cũng đã là hay lắm rồi .
Tóm lại là vui như được xem trận cầu “siêu kinh điển ” giữa anh Bacelona va Real Madrid vậy !
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh (Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế) cho biết:
“Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, vì vậy chúng tôi không chịu áp lực nào trong điều tra vụ án này và quá trình chỉ đạo điều tra vụ án chúng tôi phải thực hiện nghiêm túc, khách quan các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”.
Tuy nhiên ông cũng nói: trước khi khởi tố, bắt tạm giam “bầu Kiên” lãnh đạo liên ngành Tư pháp trung ương đã họp và thống nhất cao. Việc bắt đã báo cáo Thủ tướng.
Trả lời như vậy có đá nhau ko Bác Nhất?