Hơn 400 tấn vàng nguy cơ nằm 'chết' trong dân
Số vàng này tương đương với kho dự trữ ngoại hối hiện tại của cả nước và đang chờ phương án sử dụng hợp lý, khi chỉ còn hơn một tháng nữa các ngân hàng phải dừng hoàn toàn hoạt động huy động vàng.
> Giá vàng lên 48,3 triệu đồng
Nếu đúng theo lộ trình, từ 25/11, tất cả các ngân hàng phải tất toán dư nợ huy động vàng để bắt đầu cho giai đoạn "biệt ly" với vàng. Tuy nhiên, đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra phương án làm gì với số tài sản khổng lồ mà người dân đang nắm giữ.
Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo "Làm thế nào để huy động nguồn lực vàng trong dân" ngày 4/10, căn cứ vào số liệu thống kê của các ngân hàng Thụy Sĩ - nơi cung vàng chủ yếu cho thị trường Việt Nam, tổng lượng vàng nhập về nội địa trong giai đoạn 1990 - 2011 khoảng 500 tấn, trong đó năm thấp nhất là 5 tấn và cao nhất là 80 tấn.
Cũng trong khoảng thời gian này, lượng vàng miếng xuất sang các ngân hàng Thụy Sĩ trung bình khoảng 1 tấn mỗi năm, tối đa đạt 20 tấn một năm trong giai đoạn 2007 - 2009. Lượng vàng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 100 tấn.
Huy động vàng trong dân vẫn chưa có lời đáp. Ảnh: Lệ Chi. |
Như vậy, khoảng 400 tấn vàng còn lại vẫn được nắm giữ rải rác trong dân. Nếu quy đổi ngang giá 1.700 USD một ounce thì lượng vàng này tương đương 22 tỷ USD, xấp xỉ dự trữ ngoại hối hiện có.
Theo ông Hùng, nếu huy động được khoảng một nửa số vàng trong dân này thì ít nhất cũng có 10 tỷ USD đưa vào nền kinh tế. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, cần phải đảm bảo yếu tố ổn định cả về mặt chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở cân đối giữa lợi ích của Nhà nước, tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như người dân.
Về phương thức huy động, ông Hùng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra phát hành chứng chỉ huy động vàng thì người dân mới tin tưởng. Tuy nhiên, vì Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nên không trực tiếp đứng ra làm mà có thể ủy quyền cho các ngân hàng thương mại thực hiện dưới vai trò đại lý phát hành chứng chỉ và được hưởng chiết khấu hoa hồng.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cũng tán đồng việc phát hành chứng chỉ vàng. Tuy nhiên, trước mắt, ông Long cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên gia hạn thêm ngày chấm dứt việc huy động vàng của ngân hàng thương mại để giảm bớt áp lực lên giá cả thị trường.
Sau đó, cơ quan này có thể xem xét khả năng đứng ra nhập khẩu vàng để giải quyết thanh khoản cho các nhà băng, xem đây là cơ hội cuối cùng để các ngân hàng giải quyết dứt điểm những tồn tại về vàng.
Khi đã ổn định trạng thái vàng của các nhà băng, Ngân hàng Nhà nước mới nên nghiên cứu thực hiện chủ trương tiếp tục huy động vàng trong dân. Lần này không để các nhà băng kinh doanh nữa mà Ngân hàng trung ương sẽ phát hành chứng chỉ vàng dài hạn để gom vàng về. Số vàng này dùng làm tài sản thế chấp các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nước ngoài vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý đem về phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội.
"Điều này sẽ huy động được một nguồn lực tài chính quan trọng trong dân thay vì bất động, mà người dân cũng tiếp tục được sở hữu vàng", ông Long nói. Tuy nhiên, bản thân ông Long cũng cho là không dễ thực hiện phương án này. Thậm chí, nếu triển khai thành công thì sẽ sử dụng số tiền này vào đâu. " Vì nếu để nó đến những điểm không đúng địa chỉ lại thành ra hại dân hại nước", ông lưu ý.
Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn cũng tỏ ra nghi ngờ về tính khả thi của việc Nhà nước đứng ra huy động vàng của dân. Bởi theo ông, nếu huy động vàng xong rồi sẽ kinh doanh số vàng này như thế nào cho hiệu quả. Đây không phải là bài toán đơn giản. Kinh tế vĩ mô không phải là yêu cầu dân đem vàng gửi vào để Nhà nước kinh doanh, bởi chưa chắc Nhà nước kinh doanh giỏi hơn dân.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí còn chỉ ra bất cập, nếu Ngân hàng Nhà nước huy động vàng để chuyển đổi sang ngoại tệ và sau cùng biến thành vốn tín dụng cho nền kinh tế thì ai sẽ chịu trách nhiệm trả lại vàng cho dân nếu giá vàng thế giới tăng vọt từ mức 1.780 USD lên trên 2.000 USD một ounce.
Theo ông Chí, Nhà nước nên tránh can thiệp cũng như tránh huy động vàng, chỉ nên hạn chế dùng vàng làm phương tiện thanh toán để nâng cao sự ổn định và vị thế của tiền đồng. Ông cũng đề nghị Nhà nước nên xem xét đưa vàng vào dự trữ ngoại hối quốc gia theo một tỷ lệ nhất định thay vì chỉ dự trữ ngoại tệ (tiền) như hiện nay nhằm đảm bảo tài sản của quốc gia và tránh những rủi ro.
Ông Nguyễn Đại Lai, chuyên viên Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng Ngân hàng trung ương chỉ nên quản lý vàng trong cấu thành dự trữ ngoại hối Nhà nước bằng vàng thỏi, chuẩn quốc gia đồng thời là chuẩn quốc tế.
Tất cả các loại vàng còn lại, cả vàng với tư cách ngoại hối thông thường lẫn vàng mỹ nghệ, trang sức trên thị trường nên được tư do trao đổi, mua bán, bao gồm cả tự do nhập và tự do có điều kiện khi xuất khẩu. "Tuy nhiên, phải tuyệt đối cấm dùng vàng làm phương tiện thanh toán", ông Lai nói.
Tiến sĩ Trần Du Lịch chia sẻ rằng, làm gì thì cũng phải duy trì một truyền thống của người Viêt Nam là cất trữ tài sản dưới dạng vàng (thông dụng hiện nay là vàng miếng). Tuy nhiên, khi nền kinh tế khó khăn thì chúng ta không thể để vàng trong dân thành tài sản chết mà phải cho nó lưu thông vào nền kinh tế nhưng không phải như cách quản lý vàng miếng hiện nay là độc quyền doanh nghiệp. "
Chúng ta không biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp", ông Lịch nói.
Chúng ta không biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp", ông Lịch nói.
Từ chỗ đó, ông Lịch cho rằng, khi đã thừa nhận quyền giữ vàng của dân thì nên làm sao để có sự cạnh tranh, dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Về huy động, ông cho rằng vẫn cho phép ngân hàng thương mại huy động vàng thật chứ không phải vàng ảo.
Trong khi đó, ông Hoàng Huy Hà, đến từ Ngân hàng BIDV cho rằng Sàn giao dịch vàng Quốc gia là giải pháp phù hợp để tổ chức lại hoạt động thị trường vàng Việt Nam và huy đông nguồn lực vàng trong dân.
Ông khẳng định việc thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia sẽ tạo ra một mặt bằng thị trường, tạo ra sân chơi chung cho các nhà đầu tư. Đồng thời, đảm bảo thị trường được vận hành một cách an toàn, minh bạch, có kiểm soát, không chỉ hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội, mà còn huy động được nguồn lực vàng đang còn tích trữ trong dân.
Lệ Chi
Không gửi.
Với cách điều hành của NHNN như hiện tại, và tình hình u ám của kinh tế như hiện nay, chẳng người dân nào tin vào ngân hàng để gửi vàng, tiền... Tự giữ lấy cho nó lành.
Phải đặt lợi ích của dân lên hàng đầu
"...nếu huy động được khoảng một nửa số vàng trong dân này thì ít nhất cũng có 10 tỷ USD đưa vào nền kinh tế. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, cần phải đảm bảo yếu tố ổn định cả về mặt chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở cân đối giữa lợi ích của Nhà nước, tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như người dân." Tôi không hiểu đang viết Luật theo kiểu gì? Nếu cứ đặt quyền lợi của dân sau cùng (như giá xăng, điện, gaz...) thì có vàng tôi cứ giữ trong tủ nhà mình, cho nó lành. Vàng của dân, dân phải có lợi ích hàng đầu, rồi mới đến Nhà nước và các nhà gì sau đó. Như vậy mới mong người nắm vàng đem chúng ra dùng.
Thị trường méo mó
SJC độc quyền vàng miếng đã làm cho thị trường vàng càng méo mó hơn hơn trước rất rất nhiều. Giá vàng thì luôn ở mức cao hơn nhiều so với thế giới, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng trước đây dở khóc dở cười. Bây giờ lại đến chuẩn bị ban hành một chính sách hết sức bất cập nữa làm cho nền kinh tế sẽ ảnh hưởng càng xấu thêm.
Ôi!Vàng!
Nhà nước muốn huy động tài sản là vàng của dân để thúc đẩy nền kinh tế đất nước nhưng nhà nước có gì để đảm bảo là nguồn vốn này dùng đúng mục đích. Trong khi đó, NHNN còn lúng túng.
Không dại
Có ai không biết các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước kinh doanh kiểu gì đâu! Bây giờ ngay cả khối tư nhân cũng vậy, phát hành cổ phiếu để lấy vốn làm ăn, nhưng "làm" chỉ để che mắt thiên hạ, "ăn" mới là chính. Kiểm toán sơ sơ Tập đoàn, Tổng công ty nào cũng "âm" hàng nghìn tỉ.
Cho nên không ai dại gì đưa vàng cho các vị "kinh doanh" nữa. Vàng là chỗ trú ẩn cuối cùng của người dân rồi!
Cho nên không ai dại gì đưa vàng cho các vị "kinh doanh" nữa. Vàng là chỗ trú ẩn cuối cùng của người dân rồi!
Giải pháp huy động vàng trong dân
1. Vàng là phương tiện cất trữ của cải an toàn, khó bị mất giá do đó trong khi nên kinh tế không ổn định, đồng nội tệ mất giá => Việc tích trữ vàng là biện pháp cất trữ thích hợp=> nếu huy động vàng từ dân, nền kinh tế, đồng nội tệ phải thực sự ổn định (khắc phục được lạm phát, các thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán hồi phục, ổn định..). 2. Xóa bỏ thế độc quyền của vàng SJC: Nhiều người dân nắm giữ vàng tuy nhiên không phải là vàng thương hiệu SJC, trong khi đó thị trường có sự phân biệt : giá vàng SJC được mua vào cao hơn giá vàng của các thương hiệu khác, đây là cũng là lý do người dân tiếp tục giữ vàng mà không bán.
Ý KIẾN
NÓI VỀ VÀNG TÔI CÓ Ý NÀY CÁC BAN VÀ CƠ QUAN XEM . CÁCH NAY BA NĂM TÔI CÓ NHẬN BỒI THƯỜNG NĂM CÔNG ĐẤT VỚI SỐ TIỀN KHOẢNG SÁU TRĂM TRIỆU ĐỒNG ,TÔI MUA LẠI ĐƯỢC HAI CÔNG (2000M2) TỐ CÒN LẠI NĂM TRĂM TRIỆU KHI ĐÓ GIÁ VÀNG BA TRIỆU BA TRĂM NGÀN MỘT CHỈ NHƯNG TÔI KHÔNG MUA VÀNG MÀ TÔI GỞI VÀO NGÂN HÀNG (VÌ CHƯA ĐẾN THỜÌ ĐIỂM SỬ DỤNG) LÚC ĐÓ LÃI XUẤT LÀ MƯỜI HAI PHẦN TRĂM MỘT NĂM ĐƯỢC MỘT NĂM THÌ BỊ HẠ LÃI XUẤT XUỐNG 11% ,RỒI LẠI XUỐNG CÒN 9% NHƯ VẬY SAU BA NĂM TÔI ĐƯỢC SỐ TIỀN TỔNG CỘNG LÀ :500000000+ 60000000 + 55000000+ 45000000= 660000000(SÁU TRĂM SÁU CHỤC TRIỆU). NẾU NHƯ LÚC ĐÓ TÔI MUA VÀNG.
Bạn là ai?
Để tôi giao vàng cho bạn thì bạn phải cho tôi biết bạn sẽ làm gì với số vàng của tôi để sinh lời? Trong khi thực tế việc làm ăn của bạn hễ khui ra là thế nào báo cáo lỗ. Cho nên, dù bạn có thay đổi chính sách hay khống chế thị trường thì tôi cũng ôm vàng của mình chứ nhất quyết không đời nào giao ra!! Cho nên mới có câu "The currency of the new economy is trust".
Nhà nước hãy xem lại mình trước đã
Ngày trước tôi gửi vàng ở ngân hàng, lãi suất 3 tháng là 5%năm. Trong khi giá vàng lên tôi bán thì ngân hàng không mua, vậy khác nào cái gì thiệt để cho Dân.
Dân giàu nước mới mạnh
Dân mình có nhiều vàng là quá mừng rồi bởi tiền của dân làm ra, tích lũy mua vàng phòng thân. Dân mà giữ vàng còn tốt hơn nhiều so với mấy ông ngân hàng. thôi đừng nghĩ này nọ, nếu nhà nước tốt, ngân hàng mạnh thì tự khắc người dân biết "chọn mặt gởi vàng" thôi.
Tôi không tin tưởng gửi vàng cho ngân hàng
Nếu tôi gửi vàng cho nhà nước thì số vàng đó sẽ được đầu tư như thế nào, hay lại là để đầu tư cho những cái ụ hàng triệu đô chỉ là đống sắt vụn. Gửi vàng thì dễ rồi, lấy vàng thì có dễ không ? Vì có còn đâu mà lấy chứ ?
Trình độ quản lý
Rủi có chuyện gì thì bảo là lúc đó do trình độ quản lý còn yếu, xin dân thông cảm.
Vàng - 'chết' trong dân
Vàng lên xuống - điều có sự ' điều tiết ' của các thế lực kinh doanh vàng . Ai đã có vàng SJC , sẽ thấy cả sự ' độc quyền ' của SJC trong việc thông báo của họ tới các ngân hàng . Các chính sách không ổn định , chỉ làm cho các nhà kinh doanh có lợi chứ không phải vì người dân .
DỊCH VỤ GỬI VÀNG VÀO NGÂN HÀNG LÀ CẦN THIẾT
Mỗi quốc gia đều có điều kiện hòan cảnh khác nhau để có giải pháp để thực hiện trong việc quản lý tiền tệ, dịch vụ gửi vàng vào ngân hàng là cần thiết để bảo đảm an tòan vàng kể cả tính mạng của người dân, tránh xãy ra tình trạng trộm cướp tại nhà mà vừa qua có nhiều trường hợp xãy ra đối với các hộ dân.
Đối với nước ta nhu cầu của người dân mua sắm vàng trang sức theo phong tục tập quán như lễ hỏi, cưới vv.. rất lớn. Cũng như nước Ấn độ nhu cầu mua sắm vàng của người dân rất lớn mỗi năm không biết bao nhiêu tấn vàng. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới dự trữ vàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ khi cần thiết, trong khi đó nước ta tiềm năng nguồn vàng trong nhân dân còn rất lớn, ước tính trên 500 tấn vàng, nhưng đến nay chưa được huy động vào các ngân hàng, đây là một sự lãng phí rất lớn trong xã hội, là nguồn tiền tệ cần thiết để góp phần phát triển kinh tế, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ trong nước.
Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, ngân hàng nhà nước đã xây dựng đề án huy động vàng trong dân, đây là một chủ trương đúng đắn nhưng đến nay đề án vẫn chưa được triển khai thực hiện. Hiện nay thì NH Nhà nước ra Thông tư yêu cầu các NH thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng cho phép gia hạn đến ngày 25/11/2012, như vậy sau thời gian này người dân có nhu cầu không biết gửi vàng ở đâu? Đề án huy động vàng có tiếp tục triển khai hay không?
Được biết theo quy định của Ngân hàng nhà nước, nếu có dịch vụ gửi vàng thì buộc người gửi vàng phải nộp phí khi gửi vàng vào mà không áp dụng lãi suất khi gửi vàng, đây là điều bất hợp lý vì vàng cũng là một loại tiền tệ, do vậy rất khó huy động thu hút khách hàng gửi vàng vào ngân hàng. Chúng ta chứng kiến trong thời gian vừa qua nhu cầu tiêu thụ sử dụng vàng trong dân rất lớn, các ngân hàng không có khả năng đáp ứng, vì vậy ngân hàng nhà nước phải bỏ ngoại tệ rất lớn để mua vàng từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu cho nhân dân, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ trong nước.
Do vậy việc thực hiện đề án huy động vàng là việc rất cần thiết, phù hợp với tình thực tế của nước ta hiện nay. Còn ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh, nếu họ sử dụng vàng được gửi vào phục vụ cho việc kinh doanh là điều tất nhiên, nếu giá vàng lên xuống thất thường thì phải chịu rủi ro trong việc kinh doanh. Đề nghị ngân hàng nên quy định lãi suất tỷ lệ % hợp lý để khuyến khích thêm cho người dân gửi vàng vào ngân hàng, không nên để tại nhà là sự lãng phí trong xã hội, đồng thời đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho người dân.
Để dân bán vàng
Theo tôi, nếu có hoạt động kinh doanh nào hiện nay an toàn và lãi suất cao hơn sự tăng giá của vàng thì đa số người dân sẽ bán vàng để đầu tư vào hoạt động này ngay. Không cần phải hô hào dân cũng bán.
Chưa rõ nằm ở đâu
400 tấn vàng thực sự chưa rõ nằm ở đâu thì mới chết.
Bất đồng
Thật sự huy động vàng như vậy người dân sẽ phản ứng ra sao , đã đụng chạm đến quyền lợi riêng tư về tài sản người dân. vì người dân đã cực khổ làm để tích trữ loại tài sản ít rủi ro, mà lại bắt huy động vậy họ có đồng ý hay phản đối. nếu như cách thức trên không đạt hiệu quả vậy ai chịu trách nhiệm và thiệt lại là ai gánh chịu.
Tán thành dự trữ vàng quốc gia và Tự do kinh doanh, trao đổi vàng trong dân
Hiện nay, rất nhiều quốc gia đã có dự trữ vàng thay vì chỉ có dự trữ ngoại tệ như nước ta, trong khi Việt Nam có truyền thống đánh giá cao giá trị đảm bảo của vàng, trong thời buổi hiện nay vàng lại còn cho thấy tính "trú ẩn an toàn" của mình. Do đó, tôi thắc mắc tại sao đến giờ này chúng ta không có một kế hoạch hoặc động thái nào cho việc dự vàng. Để tránh gây sốt lên giá vàng, NHNN có thể chuyển đổi dần theo % nhất định, đến một lúc nào đó tình hình KT nước ta sẽ đủ "kháng thể" trong các biến động kinh tế toàn cầu với mức dự trữ vàng hợp lý.
Về việc quản lý kinh doanh vàng, độc quyền nhà nước hay độc quyền doanh nghiệp (SJC), hay là cho nhiều đơn vị kinh doanh như trước đây (một số Ngân hàng) thì đều ổn, tất nhiên với sự quản lý, giám sát của nhà nước, cơ bản là đảm bảo quyền tự do trao đổi, mua bán vàng trong dân. Còn về vấn đề dùng vàng làm thanh toán, đã từ lâu lắm rồi dân mình không còn áp giá vàng để làm thanh toán nữa, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, kể từ khi vàng > 25 tr/ lượng. Theo tôi nghĩ, nếu thực hiện được 02 việc trên, việc quản lý vàng của Nhà nước sẽ trở nên nhịp nhàng và khoa học hơn nhiều, và giá vàng sẽ không còn cảnh "trống đánh xui, kèn thổi ngược" với giá thế giới như hiện nay, chênh lệch lúc đó sẽ không quá vô lý đến gần 3tr/ lượng như các ngày cuối tháng 9 vừa qua.
Vàng chết trong dân là chắc chắn!!!
Tiền thì mất giá quy đổi, nhà đất đóng băng lại,...các kênh đầu tư đều quy kết rủi ro khá cao, không hiệu quả tức thời cho dân chúng đầu tư tích lũy. Trong khi đó, Vàng cứ lên do nguyên nhân giá vàng thế giới cao và do nguyên nhân nữa: Độc quyền..., Đó là quy luật nên người dân tích luỹ vàng có lời hơn và hiệu quả hơn. Tôi đã chứng kiến anh bạn ở Hàng Bạc cho 06 nhân viên đứng xếp hàng (sếp gạch) từ tờ mờ sáng để mua vàng độc quyền đó.
Thêm động thái ngân hàng nhà nước cho huy động vàng dân cư. Tự nhiên, dân đầu tư nhỏ lẻ vàng (tích lũy) vàng lại được gửi nhà băng cất giùm có lời. Trong khi đó, ở 1 số nước khi gửi tài sản cho nhà băng cất giữ thì mất phí. Còn ở VN thì NH lại phải trả. Tất cả các chính sách tiền tệ về bình ổn thị trường tài chính đang bị tác dụng ngược lại rất lớn. Đây là điều các nhà chính sách khi làm chưa tính đến mặt trái rủi ro thị trường và phản ứng của nhân dân với chính sách đó. Mà họ luôn nghĩ đến mặt thuận như họ hoạch định, người làm chính sách cần phải tính được mặt trái của tác động này đến an sinh xã hội. Tôi đã có lần trao đổi vấn đề này với Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa thì nhận được sự đồng nhất quan điểm này
Chả dại.
Cuối năm năm nào cũng lạm phát phi mã và cấm giao dịch vàng-ngoại tệ, gửi ngân hàng mà biếu à. Năm nay FED giữ lãi suất thấp tức là lạm phát USD, càng phải giữ vàng. Chả dại. Ông ấy cấm thì lúc cần tiền thiếu gì người mua vàng, chả nghe lời ông ấy. Kể cả bây giờ mà bán được đất thì cũng ném vào vàng cất tủ thôi, bị Luyện cắt cổ cũng tại số trời, chứ dại gì nghe ông nhà nước.
Nhà nước nên cố gắng trước đã
Tôi nghe nới hình như chúng ta có câu châm ngôn " đếm cua trong lỗ " , tôi nghĩ sao giống trường hợp này thế vậy nhỉ ?! vàng, trăm tấn, nghìn tấn trong dân ? chúng ta ngồi, chúng ta nhìn, chúng ta đoan có khác không chúng ta ngồi nhà mình đoán nhà ông hàng xóm có bao nhiêu tiền trong két sắt . huy động sức dân, đương nhiên . chúng tôi là những công dân đang ở trong đất nước việt nam có tiếc gì ! nhưng, hãy nhìn lại hệ thống quản trị tài chính, sự tham hũng, sự lãng phí hay sự lũng đoạn trong hệ thống ngân hàng , tài chính của chúng ta hiện nay làm sao chúng tôi có thể am lòng mang những đồng tiền tích góp trên mồ hôi, xương máu của chúng tôi ra phó thác được ! đừng nhìn vàng trong dân nữa , hãy tự cải cách sự quản trị trong điều hành kinh tế, ổn định tình hình kinh tế như phát triển bền vững , giữ lạm phát ở mức thấp ( điển hình như những năm 2000-2006 ) thì lượng tiền tích lũy trong dân sẽ tự động được đưa ra đóng góp vào nền kinh tế thôi . nói sử dụng vàng trong dânn hiện nay có khác nào có khác nào đưa tiền cho thằng nghiện đang trong cơn nghiện. rất mong các nhà kinh tế xem xét .
Nên cho sử dụng vàng trong một số giao dịch mua bán
Giao dịch mua bán bằng vàng cũng là một cách đem vàng ra sử dụng trên thị trường. Tại sao luật lại cấm mua bán bằng vàng trong khi nhà nước thì không muốn vàng trong dân bị nằm chết. Bất hợp lý???????????
VÀNG LÀ GÌ?
Thời buổi này nếu ai có VÀNG thì giàu có và XEM TRỌNG VÀNG, Nnưng nếu người dân chưa có VÀNG thì hãy xem vàng là SẮT , đừng quan tâm VÀNG làm gì cho mệt óc, hãy lo kiếm tiền nuôi CON ăn học và nếu dư thì nên mua ĐẤT thì tốt nhất vì HIỆN NAY giá ĐẤT ĐANG RẺ ..HÃY XEM VÀNG LÀ ĐẤT LÀ SẮT thì ko bị strét.
Hội thảo rất có ý nghĩa
Thật hiếm khi có một Hội thảo có ý nghĩa như ngày 4/10. Tại đây, các chuyên gia đã bày tỏ rất thẳng thắn vấn đề mà người dân đang quan tâm. Nếu NHNN phát hành chứng chỉ để huy động vàng thông qua các TCTD, mà không thiết lập thị trường thứ cấp, như Sở giao dịch vàng quốc gia, hoặc cho cầm cố vay vốn ngân hàng hoặc mua bán, chuyển nhượng..., thì tôi khẳng định rằng không ai dại gì gửi vàng vào NH để cầm tờ chứng chỉ với lãi suất thấp. Trong khi đó, giá vàng luôn biến động mạnh, lúc tăng, lúc giảm. Người ta chỉ cần giữ vàng ở nhà, chờ khi giá tăng rồi bán, thì sẽ hưởng lợi hơn rất nhiều so với việc sở hữu chứng chỉ vàng.
Vì vậy, NHNN cần nghiên cứu kỹ đề án này theo hướng thiết lập thị trường thứ cấp song hành với việc phát hành chứng chỉ vàng. Một điểm nữa là huy động rồi, thì NHNN phải biết quay vòng sinh lời số vàng đó để trả lại cho dân, chứ không thể để nằm chết trong kho. Ngoài ra, trên thế giới chẳng có quốc gia nào chỉ tập trung quản lý vàng miếng như Việt Nam. Vấn đề ở chỗ muốn thu hẹp vàng miếng, thì phải mở ra sân chơi mới cho người dân, như Sàn giao dịch vàng. Chúng ta không nên át cảm với sàn vàng trước đây, vì không có một quy chế quản lý thống nhất nào của NHNN nên sàn vàng hoạt động bát nháo, thiệt hại cho nhà đầu tư như vậy.
Nếu bây giờ NHNN ban hành quy chế chặt chẽ, hợp lý về hoạt động của sàn vàng, đồng thời đảm bảo giá trong nước liên thông với giá quốc tế, thì khẳng định rằng, sàn vàng sẽ hoạt động thông suốt, không còn tình trạng lộn xộn như trước đây. Có một số người nói sàn vàng là sòng bạc, tôi hoàn toàn phản đổi. Mọi người nghĩ mà xem sàn vàng có khác gì sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch cà phê hay bất kỳ sàn giao dịch hàng hóa khác???? Cuối cùng cơ quan chức năng cũng cần phải có lộ trình để sớm tự do hóa thị trường vàng như các quốc gia trong khu vực, không nên quản lý chặt chẽ quá như hiện nay. Người ta nói càng chặt, thì càng sinh có nhiều hình thức bất hợp pháp, vì có cầu ắt có cung.
Không tin tưởng nữa
Tôi thực sự không tin tưởng vào cách điều hành nến kinh tế trong thời gian vừa qua. Đối với những người dân bình thường như chúng tôi, bao năm lao động tích cóp được ít tiền để chuẩn bị làm nhà, chuẩn bị cho con cái, bao việc phải lo, rồi lo cho tuổi già… vậy mà gửi tiết kiệm vào ngân hàng rồi chỉ trong thời gian giá trị đã bốc hơi tương đối do chính sách điều hành kinh tế, tiền tệ. Thực sự sót xa mà chẳng thể làm gì, chẳng biết kêu ai. Không tin tưởng vào việc gửi tiết kiệm đành mua ít vàng để an toàn rồi cũng do chính sách điều hành quản lý vàng, khi nhà nước bí tiến lúc nào người dân cũng thua thiệt. Muốn điều hành gì trước hết hãy nghĩ đến hàng triệu người dân lao động bình thường, chúng tôi thật khó mong được lợi gì ở việc điều chỉnh các chính sách như vừa rồi, chỉ mong được bảo toàn giá trị sức lao động của mình đã bỏ ra. Hãy để cho dân lành được yên.
Huy động nguồn vàng
Tôi thấy Nhà nước can thiệp vào việc huy động vàng, và hạn chế dùng vàng làm phương tiện thanh toán để nâng cao sự ổn định và vị thế của tiền đồng. Tuy nhiên kết quả lại đi ngược lại đồng tiền ngày càng mất giá trầm trọng.
Đồng ý tuyệt đối với Ông Lai
"...Tất cả các loại vàng còn lại, cả vàng với tư cách ngoại hối thông thường lẫn vàng mỹ nghệ, trang sức trên thị trường nên được tư do trao đổi, mua bán, bao gồm cả tự do nhập và tự do có điều kiện khi xuất khẩu. "Tuy nhiên, phải tuyệt đối cấm dùng vàng làm phương tiện thanh toán",
Không ai có thể kiểm soát vàng theo ý chủ quan của mình. Hãy đễ người dân tự quyết định. Lòng tin còn, thì mọi thứ sẽ lưu thông & ngược lại. Nhà nước nên quản lý tốt các ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty hơn là loay hoay đòi quản lý khối tài sản đang nằm trong túi của người khác.
Hy vọng tiếng nói của Ông Lai được mọi người có thẩm quyền lắng nghe.
Không ai có thể kiểm soát vàng theo ý chủ quan của mình. Hãy đễ người dân tự quyết định. Lòng tin còn, thì mọi thứ sẽ lưu thông & ngược lại. Nhà nước nên quản lý tốt các ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty hơn là loay hoay đòi quản lý khối tài sản đang nằm trong túi của người khác.
Hy vọng tiếng nói của Ông Lai được mọi người có thẩm quyền lắng nghe.
Giữ vàng
Của em có nhiêu giữ trong tủ, chôn trong góp nhà cho nó lành! Hi hi hi!
Hãy vững vàng trước cơn bão!
nếu như nền kinh tế Mỹ và châu âu vượt qua khủng hoảng thì giá vàng chắc chắn sẽ đi xuống. Không ai biết được ngày mai như thế nào , nền kinh tế hiện nay có rất nhiều chữ "nếu" vậy chúng ta sẽ đầu tư ra sao?1 tháng lương có thể chia ra như sau 75% cho chi tiêu 10% mua bảo hiểm 10% dành dụm 5% tiền mặt dằn túi. Trong đó chúng ta lại chia 10% dành dụm ra làm 3 phần 25% dola 25% vàng 50% tiền đồng . Như vậy nếu nền kinh tế có ra sao đi nữa hay giá vàng giá đô có lên xuống chúng ta vẫn có tiền cho mọi rủi ro trong cuộc sống .Nếu như các bạn tính toán mà thấy chỉ dư có 100k /tháng thì đừng vội nản lòng tích tiểu thành đại có để dành có cái ăn đây là lúc thắt lưng buộc bụng .Hãy Tạo cho mình nhiều con đường đừng bao giờ ngồi đợi rủi ro xảy đến với mình mà hãy đề phòng nó bằng nhiều cách.
Phải xem lại
Chính sách hiện nay cua NH nhà nước rất mập mờ-chỉ làm giàu cho một thiểu số ngược lại làm cho đại đa số hoang mang-đưa ra thời hạn quản lý thì phải có chính sách tiếp theo ra sao cho dân rõ chứ tại sao lập lờ như kiểu QL vàng hiện nay-ý kiến của ông Trần du Lịch là xác đáng.
Vấn đề là lòng tin
Lòng tin của người dân vào Nhà nước, vào Ngân hàng quan trọng và giá trị hơn lượng vàng. Khi người dân đã không có lòng tin thì việc huy động vàng trong dân (huy động “sức dân” ) là điều không thể.
Bài toán khó
Không tính đến các nhà kinh doanh, đầu tư.... thì đại đa số người dân cất giữ vàng với mục đích dành dụm, tích lũy theo thời gian và mua vàng theo giá thị trường . Vì vậy nếu muốn người dân đem thứ đã dành dụm ra giúp cho hoạt động của nhà nước thì cũng phải nghĩ tới lợi ích cho dân chứ... không có lãi xuất, không có sự tin tưởng và rõ ràng ... thì để ở nhà sẽ lành hơn , thấy ấm hơn..
Vàng >< Tiền (nội tệ)
Kinh tế xuống -> Tiền mất giá
Nhập vàng để bình ổn -> Nhà đâu tư lớn thu gôm hết -> Giá vàng tăng ngất ngưỡng
Dân gửi vàng vào nhà nước -> Nhà nước sử dụng ko hiệu quả -> Trả lại tiền cho dân ?
=> giữ Vàng vẫn là tốt nhất !
Nhập vàng để bình ổn -> Nhà đâu tư lớn thu gôm hết -> Giá vàng tăng ngất ngưỡng
Dân gửi vàng vào nhà nước -> Nhà nước sử dụng ko hiệu quả -> Trả lại tiền cho dân ?
=> giữ Vàng vẫn là tốt nhất !
Bất hợp lý
Tôi thấy bất hợp lý khi hiện nay giá vàng thu vào của SJC lại xem nhẹ những loại vàng nhỏ lẻ như 1c,2c,5c lại thu giá rẻ hơn 200 nghìn/lượng.Trong hki đó nếu bán 1 miếng 1 lượng thì giá cao hơn 200 nghìn. Không hiểu vì lý do gì mà lại có sự phân biệt như vậy?
Đóng góp ý kiến
Các nhà lãng đạo ai cũng đặt ra phương án nói chung rất có lý quan trọng việc thực hiện được ngay không hay chỉ là bàn luận quan trọng bây giờ là giải quyết vấn đề bình ổn thị trường vàng nếu giá đúng thực tế họ sẽ không rút khỏi ngân hàng mang ra thị trường bán thì ngân hàng không phải mua cao để trả dân.
Thị trường càng cao dân càng rút ngân hàng càng phải lo trả làm thị trường rối loạn gây bất ổn nếu không thì phải nhập về để cân bằng và có vàng trả dân. Lúc đó ngân hàng có đủ vàng trả dân rồi dân có bán thì giá đúng thực tế dân thấy không chênh thì dân không bán nữa thế la thị trường bão hòa và ổn định.
Huy động vàng là tạo sức mạnh cho nền kinh tế
Huy động vàng trong dân là hết sức cần thiết trong lúc nền kinh tế đang cần vốn để phát triển. nếu cứ để chết trong dân thì khối tài sản này thành vô nghĩa, bởi vì nhà nước phải biết cách huy động tài sản của dân, tiền thì gửi tiết kiệm thì sao vàng lại không gửi được?. Nên chăng Chính phủ xây dựng chính sách sao cho phù hợp với lợi ích của dân cũng như lợi ích quốc gia. NHNN thay mặt chính phủ quản lý điều tiết tiền tệ thì phải chịu trách nhiệm và tham mưu cho chính phủ có cơ chế chính sách cho phù hợp và đặt lợi ích của dân nên trước thì họ mới gửi, đừng nghĩ đến lợi ích nhóm và cá nhân. Đã không được lòng dân thì chẳng ai dở hơi lại mang tài sản của mình cho người khác.
Nen xem vang la hang nha nuoc quan ly
Nen xem vang la tai san thuoc nha nuoc quan ly, nhan dan nen tin tuong va co nghi vu gui toan bo vang dang giu de nen nguon tien duoc luu thong, nuoc giau thi dan moi manh.
Lưu thông tự do thì NN mới mong mua đc
Càng cấm, dân càng chôn kỹ. Gươm kề cổ, súng kề tai quyết không khai vàng chôn dưới bụi tre. Nhà nước muốn vàng chui ra khỏi gốc chuối, bờ tre thì phải tạo thị trường tự do lưu thông thanh toán bằng vàng. Qua lưu thông mà thu gom...
Không thực hiện được
Y tưởng tốt nhưng sẽ ko thực hiện được vì người dân chưa tin tưởng vào chính sách của nhà nước. Cũng mừng vì dân ta giữ được 1 lượng vàng lớn như thế trong thời buổi giá vàng cao ngất ngưỡng như hiện nay. Dân giàu thì nước mạnh mà.
Đếm vàng
Riêng đối với việc huy động vàng trong dân sẽ không có 1 chính sách hoặc quyết định nào có thể lấy được vàng ra trừ khi người dân tự nguyện làm điều đó.
Tôi có vàng để ở nhà, thỉnh thoảng đem ra đếm chơi cũng thấy sướng. Gửi vào ngân hàng giờ này thấy sợ sợ thế nào đấy. Công sức cả đời mà.
Tôi có vàng để ở nhà, thỉnh thoảng đem ra đếm chơi cũng thấy sướng. Gửi vào ngân hàng giờ này thấy sợ sợ thế nào đấy. Công sức cả đời mà.
Nhà nước nên cố gắng trước đã
Tôi nghe nới hình như chúng ta có câu châm ngôn " đếm cua trong lỗ " , tôi nghĩ sao giống trường hợp này thế vậy nhỉ ?! vàng, trăm tấn, nghìn tấn trong dân ? chúng ta ngồi, chúng ta nhìn, chúng ta đoan có khác không chúng ta ngồi nhà mình đoán nhà ông hàng xóm có bao nhiêu tiền trong két sắt . huy động sức dân, đương nhiên . chúng tôi là những công dân đang ở trong đất nước việt nam có tiếc gì ! nhưng, hãy nhìn lại hệ thống quản trị tài chính, sự tham hũng, sự lãng phí hay sự lũng đoạn trong hệ thống ngân hàng , tài chính của chúng ta hiện nay làm sao chúng tôi có thể am lòng mang những đồng tiền tích góp trên mồ hôi, xương máu của chúng tôi ra phó thác được ! đừng nhìn vàng trong dân nữa , hãy tự cải cách sự quản trị trong điều hành kinh tế, ổn định tình hình kinh tế như phát triển bền vững , giữ lạm phát ở mức thấp ( điển hình như những năm 2000-2006 ) thì lượng tiền tích lũy trong dân sẽ tự động được đưa ra đóng góp vào nền kinh tế thôi . nói sử dụng vàng trong dânn hiện nay có khác nào có khác nào đưa tiền cho thằng nghiện đang trong cơn nghiện. rất mong các nhà kinh tế xem xét .
Nên cho sử dụng vàng trong một số giao dịch mua bán
Giao dịch mua bán bằng vàng cũng là một cách đem vàng ra sử dụng trên thị trường. Tại sao luật lại cấm mua bán bằng vàng trong khi nhà nước thì không muốn vàng trong dân bị nằm chết. Bất hợp lý???????????
VÀNG LÀ GÌ?
Thời buổi này nếu ai có VÀNG thì giàu có và XEM TRỌNG VÀNG, Nnưng nếu người dân chưa có VÀNG thì hãy xem vàng là SẮT , đừng quan tâm VÀNG làm gì cho mệt óc, hãy lo kiếm tiền nuôi CON ăn học và nếu dư thì nên mua ĐẤT thì tốt nhất vì HIỆN NAY giá ĐẤT ĐANG RẺ ..HÃY XEM VÀNG LÀ ĐẤT LÀ SẮT thì ko bị strét.
Hội thảo rất có ý nghĩa
Thật hiếm khi có một Hội thảo có ý nghĩa như ngày 4/10. Tại đây, các chuyên gia đã bày tỏ rất thẳng thắn vấn đề mà người dân đang quan tâm. Nếu NHNN phát hành chứng chỉ để huy động vàng thông qua các TCTD, mà không thiết lập thị trường thứ cấp, như Sở giao dịch vàng quốc gia, hoặc cho cầm cố vay vốn ngân hàng hoặc mua bán, chuyển nhượng..., thì tôi khẳng định rằng không ai dại gì gửi vàng vào NH để cầm tờ chứng chỉ với lãi suất thấp. Trong khi đó, giá vàng luôn biến động mạnh, lúc tăng, lúc giảm. Người ta chỉ cần giữ vàng ở nhà, chờ khi giá tăng rồi bán, thì sẽ hưởng lợi hơn rất nhiều so với việc sở hữu chứng chỉ vàng.
Vì vậy, NHNN cần nghiên cứu kỹ đề án này theo hướng thiết lập thị trường thứ cấp song hành với việc phát hành chứng chỉ vàng. Một điểm nữa là huy động rồi, thì NHNN phải biết quay vòng sinh lời số vàng đó để trả lại cho dân, chứ không thể để nằm chết trong kho. Ngoài ra, trên thế giới chẳng có quốc gia nào chỉ tập trung quản lý vàng miếng như Việt Nam. Vấn đề ở chỗ muốn thu hẹp vàng miếng, thì phải mở ra sân chơi mới cho người dân, như Sàn giao dịch vàng. Chúng ta không nên át cảm với sàn vàng trước đây, vì không có một quy chế quản lý thống nhất nào của NHNN nên sàn vàng hoạt động bát nháo, thiệt hại cho nhà đầu tư như vậy.
Nếu bây giờ NHNN ban hành quy chế chặt chẽ, hợp lý về hoạt động của sàn vàng, đồng thời đảm bảo giá trong nước liên thông với giá quốc tế, thì khẳng định rằng, sàn vàng sẽ hoạt động thông suốt, không còn tình trạng lộn xộn như trước đây. Có một số người nói sàn vàng là sòng bạc, tôi hoàn toàn phản đổi. Mọi người nghĩ mà xem sàn vàng có khác gì sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch cà phê hay bất kỳ sàn giao dịch hàng hóa khác???? Cuối cùng cơ quan chức năng cũng cần phải có lộ trình để sớm tự do hóa thị trường vàng như các quốc gia trong khu vực, không nên quản lý chặt chẽ quá như hiện nay. Người ta nói càng chặt, thì càng sinh có nhiều hình thức bất hợp pháp, vì có cầu ắt có cung.
Không tin tưởng nữa
Tôi thực sự không tin tưởng vào cách điều hành nến kinh tế trong thời gian vừa qua. Đối với những người dân bình thường như chúng tôi, bao năm lao động tích cóp được ít tiền để chuẩn bị làm nhà, chuẩn bị cho con cái, bao việc phải lo, rồi lo cho tuổi già… vậy mà gửi tiết kiệm vào ngân hàng rồi chỉ trong thời gian giá trị đã bốc hơi tương đối do chính sách điều hành kinh tế, tiền tệ. Thực sự sót xa mà chẳng thể làm gì, chẳng biết kêu ai. Không tin tưởng vào việc gửi tiết kiệm đành mua ít vàng để an toàn rồi cũng do chính sách điều hành quản lý vàng, khi nhà nước bí tiến lúc nào người dân cũng thua thiệt. Muốn điều hành gì trước hết hãy nghĩ đến hàng triệu người dân lao động bình thường, chúng tôi thật khó mong được lợi gì ở việc điều chỉnh các chính sách như vừa rồi, chỉ mong được bảo toàn giá trị sức lao động của mình đã bỏ ra. Hãy để cho dân lành được yên.
Huy động nguồn vàng
Tôi thấy Nhà nước can thiệp vào việc huy động vàng, và hạn chế dùng vàng làm phương tiện thanh toán để nâng cao sự ổn định và vị thế của tiền đồng. Tuy nhiên kết quả lại đi ngược lại đồng tiền ngày càng mất giá trầm trọng.
Đồng ý tuyệt đối với Ông Lai
"...Tất cả các loại vàng còn lại, cả vàng với tư cách ngoại hối thông thường lẫn vàng mỹ nghệ, trang sức trên thị trường nên được tư do trao đổi, mua bán, bao gồm cả tự do nhập và tự do có điều kiện khi xuất khẩu. "Tuy nhiên, phải tuyệt đối cấm dùng vàng làm phương tiện thanh toán",
Không ai có thể kiểm soát vàng theo ý chủ quan của mình. Hãy đễ người dân tự quyết định. Lòng tin còn, thì mọi thứ sẽ lưu thông & ngược lại. Nhà nước nên quản lý tốt các ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty hơn là loay hoay đòi quản lý khối tài sản đang nằm trong túi của người khác.
Hy vọng tiếng nói của Ông Lai được mọi người có thẩm quyền lắng nghe.
Không ai có thể kiểm soát vàng theo ý chủ quan của mình. Hãy đễ người dân tự quyết định. Lòng tin còn, thì mọi thứ sẽ lưu thông & ngược lại. Nhà nước nên quản lý tốt các ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty hơn là loay hoay đòi quản lý khối tài sản đang nằm trong túi của người khác.
Hy vọng tiếng nói của Ông Lai được mọi người có thẩm quyền lắng nghe.
Giữ vàng
Của em có nhiêu giữ trong tủ, chôn trong góp nhà cho nó lành! Hi hi hi!
Hãy vững vàng trước cơn bão!
nếu như nền kinh tế Mỹ và châu âu vượt qua khủng hoảng thì giá vàng chắc chắn sẽ đi xuống. Không ai biết được ngày mai như thế nào , nền kinh tế hiện nay có rất nhiều chữ "nếu" vậy chúng ta sẽ đầu tư ra sao?1 tháng lương có thể chia ra như sau 75% cho chi tiêu 10% mua bảo hiểm 10% dành dụm 5% tiền mặt dằn túi. Trong đó chúng ta lại chia 10% dành dụm ra làm 3 phần 25% dola 25% vàng 50% tiền đồng . Như vậy nếu nền kinh tế có ra sao đi nữa hay giá vàng giá đô có lên xuống chúng ta vẫn có tiền cho mọi rủi ro trong cuộc sống .Nếu như các bạn tính toán mà thấy chỉ dư có 100k /tháng thì đừng vội nản lòng tích tiểu thành đại có để dành có cái ăn đây là lúc thắt lưng buộc bụng .Hãy Tạo cho mình nhiều con đường đừng bao giờ ngồi đợi rủi ro xảy đến với mình mà hãy đề phòng nó bằng nhiều cách.
Phải xem lại
Chính sách hiện nay cua NH nhà nước rất mập mờ-chỉ làm giàu cho một thiểu số ngược lại làm cho đại đa số hoang mang-đưa ra thời hạn quản lý thì phải có chính sách tiếp theo ra sao cho dân rõ chứ tại sao lập lờ như kiểu QL vàng hiện nay-ý kiến của ông Trần du Lịch là xác đáng.
Vấn đề là lòng tin
Lòng tin của người dân vào Nhà nước, vào Ngân hàng quan trọng và giá trị hơn lượng vàng. Khi người dân đã không có lòng tin thì việc huy động vàng trong dân (huy động “sức dân” ) là điều không thể.
Bài toán khó
Không tính đến các nhà kinh doanh, đầu tư.... thì đại đa số người dân cất giữ vàng với mục đích dành dụm, tích lũy theo thời gian và mua vàng theo giá thị trường . Vì vậy nếu muốn người dân đem thứ đã dành dụm ra giúp cho hoạt động của nhà nước thì cũng phải nghĩ tới lợi ích cho dân chứ... không có lãi xuất, không có sự tin tưởng và rõ ràng ... thì để ở nhà sẽ lành hơn , thấy ấm hơn..
Vàng >< Tiền (nội tệ)
Kinh tế xuống -> Tiền mất giá
Nhập vàng để bình ổn -> Nhà đâu tư lớn thu gôm hết -> Giá vàng tăng ngất ngưỡng
Dân gửi vàng vào nhà nước -> Nhà nước sử dụng ko hiệu quả -> Trả lại tiền cho dân ?
=> giữ Vàng vẫn là tốt nhất !
Nhập vàng để bình ổn -> Nhà đâu tư lớn thu gôm hết -> Giá vàng tăng ngất ngưỡng
Dân gửi vàng vào nhà nước -> Nhà nước sử dụng ko hiệu quả -> Trả lại tiền cho dân ?
=> giữ Vàng vẫn là tốt nhất !
Bất hợp lý
Tôi thấy bất hợp lý khi hiện nay giá vàng thu vào của SJC lại xem nhẹ những loại vàng nhỏ lẻ như 1c,2c,5c lại thu giá rẻ hơn 200 nghìn/lượng.Trong hki đó nếu bán 1 miếng 1 lượng thì giá cao hơn 200 nghìn. Không hiểu vì lý do gì mà lại có sự phân biệt như vậy?
Đóng góp ý kiến
Các nhà lãng đạo ai cũng đặt ra phương án nói chung rất có lý quan trọng việc thực hiện được ngay không hay chỉ là bàn luận quan trọng bây giờ là giải quyết vấn đề bình ổn thị trường vàng nếu giá đúng thực tế họ sẽ không rút khỏi ngân hàng mang ra thị trường bán thì ngân hàng không phải mua cao để trả dân.
Thị trường càng cao dân càng rút ngân hàng càng phải lo trả làm thị trường rối loạn gây bất ổn nếu không thì phải nhập về để cân bằng và có vàng trả dân. Lúc đó ngân hàng có đủ vàng trả dân rồi dân có bán thì giá đúng thực tế dân thấy không chênh thì dân không bán nữa thế la thị trường bão hòa và ổn định.
Huy động vàng là tạo sức mạnh cho nền kinh tế
Huy động vàng trong dân là hết sức cần thiết trong lúc nền kinh tế đang cần vốn để phát triển. nếu cứ để chết trong dân thì khối tài sản này thành vô nghĩa, bởi vì nhà nước phải biết cách huy động tài sản của dân, tiền thì gửi tiết kiệm thì sao vàng lại không gửi được?. Nên chăng Chính phủ xây dựng chính sách sao cho phù hợp với lợi ích của dân cũng như lợi ích quốc gia. NHNN thay mặt chính phủ quản lý điều tiết tiền tệ thì phải chịu trách nhiệm và tham mưu cho chính phủ có cơ chế chính sách cho phù hợp và đặt lợi ích của dân nên trước thì họ mới gửi, đừng nghĩ đến lợi ích nhóm và cá nhân. Đã không được lòng dân thì chẳng ai dở hơi lại mang tài sản của mình cho người khác.
Nen xem vang la hang nha nuoc quan ly
Nen xem vang la tai san thuoc nha nuoc quan ly, nhan dan nen tin tuong va co nghi vu gui toan bo vang dang giu de nen nguon tien duoc luu thong, nuoc giau thi dan moi manh.
Lưu thông tự do thì NN mới mong mua đc
Càng cấm, dân càng chôn kỹ. Gươm kề cổ, súng kề tai quyết không khai vàng chôn dưới bụi tre. Nhà nước muốn vàng chui ra khỏi gốc chuối, bờ tre thì phải tạo thị trường tự do lưu thông thanh toán bằng vàng. Qua lưu thông mà thu gom...
Không thực hiện được
Y tưởng tốt nhưng sẽ ko thực hiện được vì người dân chưa tin tưởng vào chính sách của nhà nước. Cũng mừng vì dân ta giữ được 1 lượng vàng lớn như thế trong thời buổi giá vàng cao ngất ngưỡng như hiện nay. Dân giàu thì nước mạnh mà.
Đếm vàng
Riêng đối với việc huy động vàng trong dân sẽ không có 1 chính sách hoặc quyết định nào có thể lấy được vàng ra trừ khi người dân tự nguyện làm điều đó.
Tôi có vàng để ở nhà, thỉnh thoảng đem ra đếm chơi cũng thấy sướng. Gửi vào ngân hàng giờ này thấy sợ sợ thế nào đấy. Công sức cả đời mà.
Tôi có vàng để ở nhà, thỉnh thoảng đem ra đếm chơi cũng thấy sướng. Gửi vào ngân hàng giờ này thấy sợ sợ thế nào đấy. Công sức cả đời mà.
Nhà nước nên cố gắng trước đã
Tôi nghe nới hình như chúng ta có câu châm ngôn " đếm cua trong lỗ " , tôi nghĩ sao giống trường hợp này thế vậy nhỉ ?! vàng, trăm tấn, nghìn tấn trong dân ? chúng ta ngồi, chúng ta nhìn, chúng ta đoan có khác không chúng ta ngồi nhà mình đoán nhà ông hàng xóm có bao nhiêu tiền trong két sắt . huy động sức dân, đương nhiên . chúng tôi là những công dân đang ở trong đất nước việt nam có tiếc gì ! nhưng, hãy nhìn lại hệ thống quản trị tài chính, sự tham hũng, sự lãng phí hay sự lũng đoạn trong hệ thống ngân hàng , tài chính của chúng ta hiện nay làm sao chúng tôi có thể am lòng mang những đồng tiền tích góp trên mồ hôi, xương máu của chúng tôi ra phó thác được ! đừng nhìn vàng trong dân nữa , hãy tự cải cách sự quản trị trong điều hành kinh tế, ổn định tình hình kinh tế như phát triển bền vững , giữ lạm phát ở mức thấp ( điển hình như những năm 2000-2006 ) thì lượng tiền tích lũy trong dân sẽ tự động được đưa ra đóng góp vào nền kinh tế thôi . nói sử dụng vàng trong dânn hiện nay có khác nào có khác nào đưa tiền cho thằng nghiện đang trong cơn nghiện. rất mong các nhà kinh tế xem xét .
Nên cho sử dụng vàng trong một số giao dịch mua bán
Giao dịch mua bán bằng vàng cũng là một cách đem vàng ra sử dụng trên thị trường. Tại sao luật lại cấm mua bán bằng vàng trong khi nhà nước thì không muốn vàng trong dân bị nằm chết. Bất hợp lý???????????
VÀNG LÀ GÌ?
Thời buổi này nếu ai có VÀNG thì giàu có và XEM TRỌNG VÀNG, Nnưng nếu người dân chưa có VÀNG thì hãy xem vàng là SẮT , đừng quan tâm VÀNG làm gì cho mệt óc, hãy lo kiếm tiền nuôi CON ăn học và nếu dư thì nên mua ĐẤT thì tốt nhất vì HIỆN NAY giá ĐẤT ĐANG RẺ ..HÃY XEM VÀNG LÀ ĐẤT LÀ SẮT thì ko bị strét.
Hội thảo rất có ý nghĩa
Thật hiếm khi có một Hội thảo có ý nghĩa như ngày 4/10. Tại đây, các chuyên gia đã bày tỏ rất thẳng thắn vấn đề mà người dân đang quan tâm. Nếu NHNN phát hành chứng chỉ để huy động vàng thông qua các TCTD, mà không thiết lập thị trường thứ cấp, như Sở giao dịch vàng quốc gia, hoặc cho cầm cố vay vốn ngân hàng hoặc mua bán, chuyển nhượng..., thì tôi khẳng định rằng không ai dại gì gửi vàng vào NH để cầm tờ chứng chỉ với lãi suất thấp. Trong khi đó, giá vàng luôn biến động mạnh, lúc tăng, lúc giảm. Người ta chỉ cần giữ vàng ở nhà, chờ khi giá tăng rồi bán, thì sẽ hưởng lợi hơn rất nhiều so với việc sở hữu chứng chỉ vàng.
Vì vậy, NHNN cần nghiên cứu kỹ đề án này theo hướng thiết lập thị trường thứ cấp song hành với việc phát hành chứng chỉ vàng. Một điểm nữa là huy động rồi, thì NHNN phải biết quay vòng sinh lời số vàng đó để trả lại cho dân, chứ không thể để nằm chết trong kho. Ngoài ra, trên thế giới chẳng có quốc gia nào chỉ tập trung quản lý vàng miếng như Việt Nam. Vấn đề ở chỗ muốn thu hẹp vàng miếng, thì phải mở ra sân chơi mới cho người dân, như Sàn giao dịch vàng. Chúng ta không nên át cảm với sàn vàng trước đây, vì không có một quy chế quản lý thống nhất nào của NHNN nên sàn vàng hoạt động bát nháo, thiệt hại cho nhà đầu tư như vậy.
Nếu bây giờ NHNN ban hành quy chế chặt chẽ, hợp lý về hoạt động của sàn vàng, đồng thời đảm bảo giá trong nước liên thông với giá quốc tế, thì khẳng định rằng, sàn vàng sẽ hoạt động thông suốt, không còn tình trạng lộn xộn như trước đây. Có một số người nói sàn vàng là sòng bạc, tôi hoàn toàn phản đổi. Mọi người nghĩ mà xem sàn vàng có khác gì sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch cà phê hay bất kỳ sàn giao dịch hàng hóa khác???? Cuối cùng cơ quan chức năng cũng cần phải có lộ trình để sớm tự do hóa thị trường vàng như các quốc gia trong khu vực, không nên quản lý chặt chẽ quá như hiện nay. Người ta nói càng chặt, thì càng sinh có nhiều hình thức bất hợp pháp, vì có cầu ắt có cung.
Không tin tưởng nữa
Tôi thực sự không tin tưởng vào cách điều hành nến kinh tế trong thời gian vừa qua. Đối với những người dân bình thường như chúng tôi, bao năm lao động tích cóp được ít tiền để chuẩn bị làm nhà, chuẩn bị cho con cái, bao việc phải lo, rồi lo cho tuổi già… vậy mà gửi tiết kiệm vào ngân hàng rồi chỉ trong thời gian giá trị đã bốc hơi tương đối do chính sách điều hành kinh tế, tiền tệ. Thực sự sót xa mà chẳng thể làm gì, chẳng biết kêu ai. Không tin tưởng vào việc gửi tiết kiệm đành mua ít vàng để an toàn rồi cũng do chính sách điều hành quản lý vàng, khi nhà nước bí tiến lúc nào người dân cũng thua thiệt. Muốn điều hành gì trước hết hãy nghĩ đến hàng triệu người dân lao động bình thường, chúng tôi thật khó mong được lợi gì ở việc điều chỉnh các chính sách như vừa rồi, chỉ mong được bảo toàn giá trị sức lao động của mình đã bỏ ra. Hãy để cho dân lành được yên.
Huy động nguồn vàng
Tôi thấy Nhà nước can thiệp vào việc huy động vàng, và hạn chế dùng vàng làm phương tiện thanh toán để nâng cao sự ổn định và vị thế của tiền đồng. Tuy nhiên kết quả lại đi ngược lại đồng tiền ngày càng mất giá trầm trọng.
Đồng ý tuyệt đối với Ông Lai
"...Tất cả các loại vàng còn lại, cả vàng với tư cách ngoại hối thông thường lẫn vàng mỹ nghệ, trang sức trên thị trường nên được tư do trao đổi, mua bán, bao gồm cả tự do nhập và tự do có điều kiện khi xuất khẩu. "Tuy nhiên, phải tuyệt đối cấm dùng vàng làm phương tiện thanh toán",
Không ai có thể kiểm soát vàng theo ý chủ quan của mình. Hãy đễ người dân tự quyết định. Lòng tin còn, thì mọi thứ sẽ lưu thông & ngược lại. Nhà nước nên quản lý tốt các ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty hơn là loay hoay đòi quản lý khối tài sản đang nằm trong túi của người khác.
Hy vọng tiếng nói của Ông Lai được mọi người có thẩm quyền lắng nghe.
Không ai có thể kiểm soát vàng theo ý chủ quan của mình. Hãy đễ người dân tự quyết định. Lòng tin còn, thì mọi thứ sẽ lưu thông & ngược lại. Nhà nước nên quản lý tốt các ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty hơn là loay hoay đòi quản lý khối tài sản đang nằm trong túi của người khác.
Hy vọng tiếng nói của Ông Lai được mọi người có thẩm quyền lắng nghe.
Giữ vàng
Của em có nhiêu giữ trong tủ, chôn trong góp nhà cho nó lành! Hi hi hi!
Hãy vững vàng trước cơn bão!
nếu như nền kinh tế Mỹ và châu âu vượt qua khủng hoảng thì giá vàng chắc chắn sẽ đi xuống. Không ai biết được ngày mai như thế nào , nền kinh tế hiện nay có rất nhiều chữ "nếu" vậy chúng ta sẽ đầu tư ra sao?1 tháng lương có thể chia ra như sau 75% cho chi tiêu 10% mua bảo hiểm 10% dành dụm 5% tiền mặt dằn túi. Trong đó chúng ta lại chia 10% dành dụm ra làm 3 phần 25% dola 25% vàng 50% tiền đồng . Như vậy nếu nền kinh tế có ra sao đi nữa hay giá vàng giá đô có lên xuống chúng ta vẫn có tiền cho mọi rủi ro trong cuộc sống .Nếu như các bạn tính toán mà thấy chỉ dư có 100k /tháng thì đừng vội nản lòng tích tiểu thành đại có để dành có cái ăn đây là lúc thắt lưng buộc bụng .Hãy Tạo cho mình nhiều con đường đừng bao giờ ngồi đợi rủi ro xảy đến với mình mà hãy đề phòng nó bằng nhiều cách.
Phải xem lại
Chính sách hiện nay cua NH nhà nước rất mập mờ-chỉ làm giàu cho một thiểu số ngược lại làm cho đại đa số hoang mang-đưa ra thời hạn quản lý thì phải có chính sách tiếp theo ra sao cho dân rõ chứ tại sao lập lờ như kiểu QL vàng hiện nay-ý kiến của ông Trần du Lịch là xác đáng.
Vấn đề là lòng tin
Lòng tin của người dân vào Nhà nước, vào Ngân hàng quan trọng và giá trị hơn lượng vàng. Khi người dân đã không có lòng tin thì việc huy động vàng trong dân (huy động “sức dân” ) là điều không thể.
Bài toán khó
Không tính đến các nhà kinh doanh, đầu tư.... thì đại đa số người dân cất giữ vàng với mục đích dành dụm, tích lũy theo thời gian và mua vàng theo giá thị trường . Vì vậy nếu muốn người dân đem thứ đã dành dụm ra giúp cho hoạt động của nhà nước thì cũng phải nghĩ tới lợi ích cho dân chứ... không có lãi xuất, không có sự tin tưởng và rõ ràng ... thì để ở nhà sẽ lành hơn , thấy ấm hơn..
Vàng >< Tiền (nội tệ)
Kinh tế xuống -> Tiền mất giá
Nhập vàng để bình ổn -> Nhà đâu tư lớn thu gôm hết -> Giá vàng tăng ngất ngưỡng
Dân gửi vàng vào nhà nước -> Nhà nước sử dụng ko hiệu quả -> Trả lại tiền cho dân ?
=> giữ Vàng vẫn là tốt nhất !
Nhập vàng để bình ổn -> Nhà đâu tư lớn thu gôm hết -> Giá vàng tăng ngất ngưỡng
Dân gửi vàng vào nhà nước -> Nhà nước sử dụng ko hiệu quả -> Trả lại tiền cho dân ?
=> giữ Vàng vẫn là tốt nhất !
Bất hợp lý
Tôi thấy bất hợp lý khi hiện nay giá vàng thu vào của SJC lại xem nhẹ những loại vàng nhỏ lẻ như 1c,2c,5c lại thu giá rẻ hơn 200 nghìn/lượng.Trong hki đó nếu bán 1 miếng 1 lượng thì giá cao hơn 200 nghìn. Không hiểu vì lý do gì mà lại có sự phân biệt như vậy?
Đóng góp ý kiến
Các nhà lãng đạo ai cũng đặt ra phương án nói chung rất có lý quan trọng việc thực hiện được ngay không hay chỉ là bàn luận quan trọng bây giờ là giải quyết vấn đề bình ổn thị trường vàng nếu giá đúng thực tế họ sẽ không rút khỏi ngân hàng mang ra thị trường bán thì ngân hàng không phải mua cao để trả dân.
Thị trường càng cao dân càng rút ngân hàng càng phải lo trả làm thị trường rối loạn gây bất ổn nếu không thì phải nhập về để cân bằng và có vàng trả dân. Lúc đó ngân hàng có đủ vàng trả dân rồi dân có bán thì giá đúng thực tế dân thấy không chênh thì dân không bán nữa thế la thị trường bão hòa và ổn định.
Huy động vàng là tạo sức mạnh cho nền kinh tế
Huy động vàng trong dân là hết sức cần thiết trong lúc nền kinh tế đang cần vốn để phát triển. nếu cứ để chết trong dân thì khối tài sản này thành vô nghĩa, bởi vì nhà nước phải biết cách huy động tài sản của dân, tiền thì gửi tiết kiệm thì sao vàng lại không gửi được?. Nên chăng Chính phủ xây dựng chính sách sao cho phù hợp với lợi ích của dân cũng như lợi ích quốc gia. NHNN thay mặt chính phủ quản lý điều tiết tiền tệ thì phải chịu trách nhiệm và tham mưu cho chính phủ có cơ chế chính sách cho phù hợp và đặt lợi ích của dân nên trước thì họ mới gửi, đừng nghĩ đến lợi ích nhóm và cá nhân. Đã không được lòng dân thì chẳng ai dở hơi lại mang tài sản của mình cho người khác.
Nen xem vang la hang nha nuoc quan ly
Nen xem vang la tai san thuoc nha nuoc quan ly, nhan dan nen tin tuong va co nghi vu gui toan bo vang dang giu de nen nguon tien duoc luu thong, nuoc giau thi dan moi manh.
Lưu thông tự do thì NN mới mong mua đc
Càng cấm, dân càng chôn kỹ. Gươm kề cổ, súng kề tai quyết không khai vàng chôn dưới bụi tre. Nhà nước muốn vàng chui ra khỏi gốc chuối, bờ tre thì phải tạo thị trường tự do lưu thông thanh toán bằng vàng. Qua lưu thông mà thu gom...
Không thực hiện được
Y tưởng tốt nhưng sẽ ko thực hiện được vì người dân chưa tin tưởng vào chính sách của nhà nước. Cũng mừng vì dân ta giữ được 1 lượng vàng lớn như thế trong thời buổi giá vàng cao ngất ngưỡng như hiện nay. Dân giàu thì nước mạnh mà.
Đếm vàng
Riêng đối với việc huy động vàng trong dân sẽ không có 1 chính sách hoặc quyết định nào có thể lấy được vàng ra trừ khi người dân tự nguyện làm điều đó.
Tôi có vàng để ở nhà, thỉnh thoảng đem ra đếm chơi cũng thấy sướng. Gửi vào ngân hàng giờ này thấy sợ sợ thế nào đấy. Công sức cả đời mà.
Tôi có vàng để ở nhà, thỉnh thoảng đem ra đếm chơi cũng thấy sướng. Gửi vào ngân hàng giờ này thấy sợ sợ thế nào đấy. Công sức cả đời mà.
Độc quyền
Vàng miếng SJC độc quyền nhiều khi cung không đủ cầu, làm gì có kinh tế thị trường trong lĩnh vực kinh doanh vàng miếng, dân đang giữ vàng thương hiệu khác thiệt đơn thiệt kép do chính sách của NHNN, chênh lệch 3,6 tr/ lượng giữa một số nhãn hiệu khác với SJC, trong khi đó kéo khoảng cách chênh lệch giữa vàng thế giới với vàng trong nước còn 600k còn quá xa vời.
Dân mình còn nghèo lắm
400 tấn vàng trong 80 triệu dân, chia bình quân mỗi đầu người chỉ có 5 gram. Chưa kể phân bổ vàng không đều, chỉ tập trung vào một số người giàu, số người còn lại không có 1 gram lận lưng. Hãy để cho dân tích lũy làm giàu vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Cấm đoán mà đi ngược lại quyền của dân thì cũng vô ích. Hãy để người dân tự quyết định giá trị công lao mồ hôi nước mắt của mình.
Phải rõ ràng cách tính cho người dân !
Nhà nước cần làm rõ vấn đề vay vàng trả tiền hay vay vàng trả vàng đây ? Nếu vay vàng trả vàng thì chắc chắn người dân sẽ ủng hộ vì đó là cách tính cho dân và cho cả nhà nước. Còn cách tính vay vàng trả tiền thì xin miễn đi các vị khi khó thì nghĩ tới dân khi dễ thì chẳng thấy đâu cả. Tôi lấy ví dụ như thế này : Dân gửi 1 chỉ vàng tính lãi 1 năm là 7% ( Giá vàng hiện tại là 4.8 tr). Như vậy sang năm người dân được nhận 1.07 chỉ vậy họ giữ được gía trị tài sản ( Vì giá vàng là giá trị thật) và nhận thêm lãi: 0.07 ^ 4,8tr (hay 5,1 tr vì thường giá vàng tăng lên theo thời gian là chính ) = 330 - 360 ngàn đồng. Vậy tổng số tiền người dân nhận = 5 triệu 130 ngàn - 5 triệu 460 ngàn. Nhưng nếu vay vàng trả tiền thì : 1 chỉ = 4,8 triệu. Sau 1 năm chỉ lấy ra tối đa :5 triệu 130 ngàn thôi. mà lúc ấy giá vàng tăng lên rồi dùng số tiền ấy chỉ mua được 1 chỉ vàng thôi. Vậy dân lợi gì đây ???
Nhớ Sàn Vàng!
Đọc bài viết, tôi nhớ lại hoạt động của Sàn giao dịch Vàng vào những năm 2008, 2009... tôi cảm thấy tiếc vì nhà nước cấm kinh doanh mặt hàng đặc biệt này! Một mặt đồng ý rằng đây là hình thức kinh doanh có thể gặp rất nhiều rủi ro, tuy nhiên, theo tôi, việc kinh doanh vàng qua sàn gặp rủi ro là do chúng ta chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động kinh doanh vàng qua sàn mà thôi. Nhìn ra thế giới, láng giếng của chúng ta là Trung Quốc hiện nay có sàn giao dịch vàng, hoạt động rất an toàn và hiệu quả khi kích thích được việc huy động vàng trong dân! Thiết nghĩ, đây là cách huy động và sử dụng vàng tốt nhất trong dân hơn là việc phát hành chứng chỉ vàng với mức lãi suất thấp. Người dân chỉ thực sự đầu tư khi thấy lợi ích cao từ việc gửi vàng tại Nhà nước. Với tâm lý của người Việt Nam hiện nay thì họ thích tích lũy vàng để phòng rủi ro hơn là việc gửi vàng tại ngân hàng nếu việc gửi vàng không mang lợi lợi ích gì cho họ. Do đó, nhà nước nên có một cơ chế quản lý việc kinh doanh vàng chặt chẽ, tránh đầu cơ, kiểm soát giá hơn là cấm kinh doanh để rồi hơn 400 tấn vàng chết trong dân!
Huy động vàng
Theo tôi thấy để huy động được nguồn vàng khổng lồ trong dân thì NN cần phải mở 1 sàn vàng tạo ra sân chơi chung cho các nhà đầu tư.Sàn vàng là nơi giao dịch công khai và minh bạch nhất cho các nhà đầu tư,nó sẽ thâu tóm toàn bộ nền kinh tế trong nước và thế giới làm cho các nhà đầu tư quan tâm hơn tới nền kinh tế như vậy sẽ kích cầu cho nền kinh tế nhanh hơn.
Ai bao dam vang!
Theo toi thi viec huy dong vang khong kho tuy nhien viec lam the nao dau tu phat trien kinh te dat hieu qua moi la quan trong, co ai dam bao dam gan neu de nha nuoc huy dong vang roi voi tinh hinh hien nay se phat trien duoc kinh te ma neu khong phat trien duoc ma lam mat trang luon luong vang cua nguoi dan thi the nao, luc do chang phai nguoi dan la nguoi chiu thiet sau!
Phải xem lại
Chính sách hiện nay cua NH nhà nước rất mập mờ-chỉ làm giàu cho một thiểu số ngược lại làm cho đại đa số hoang mang-đưa ra thời hạn quản lý thì phải có chính sách tiếp theo ra sao cho dân rõ chứ tại sao lập lờ như kiểu QL vàng hiện nay-ý kiến của ông Trần du Lịch là xác đáng.
Thị trường quyết định
Việc dự trữ tài sản theo cách nào là do người dân tự nhận thức được lợi ích nó đem lại. Ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ phái có chiến lược phù hợp nếu muốn huy động vàng để làm lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. còn các nhà hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế phải nghiên cứu điều gì có lợi nhất cho dân, cho nước thì phải đưa ra biện pháp và cách thức thực hiện.
CON NHIEU BAT CAP
De thu hut nguon vang tu trong dan, cac Ngan hang phai co chinh sach ro rang, va dan phai thay duoc loi ich tu viec gui nay thi may ra moi huy dong duoc. Toi co vang, mang den Ngan hang gui, Cac ngan Hang hau nhu chi la giu ho,khong lai va khong duoc rut truoc thoi han. Vay luc toi can tien, toi danh bo tay cho den han. Vay vang cua minh, den luc can minh khong su dung duoc, the thi gui de lam gi?
Bất hợp lý
Tôi thấy bất hợp lý khi hiện nay giá vàng thu vào của SJC lại xem nhẹ những loại vàng nhỏ lẻ như 1c,2c,5c lại thu giá rẻ hơn 200 nghìn/lượng.Trong hki đó nếu bán 1 miếng 1 lượng thì giá cao hơn 200 nghìn. Không hiểu vì lý do gì mà lại có sự phân biệt như vậy?
Huy động vàng trong dân hiện này là phương án có quá nhiều rủi ro
Với tình hình suy thoái kinh tế hiện nay (và chắc chắn còn kéo dài), mọi đồng tiền đều mất giá (cho dù đó là USD hay EUR ....). Trong khi tất các tổ chức đầu tư lớn trên thế giới, kể cả các quốc gia đều mua vàng dự trữ, thì việc huy động vàng trong dân để mua USD là một phương án có quá nhiều rủi ro và không có tầm nhìn xa. Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các ông Huỳnh Bửu Sơn và Phạm Đỗ Chí. Giả sử đã huy động được toàn bộ số vàng trong dân và đổi ra ngoại tệ theo giá hiện nay 1790 USD sẽ được khoảng 20 tỉ USD, bây giờ đầu tư vào đâu cho hiệu quả trong thời buổi suy thoái kinh tế hiện nay trong khi hiện tại ngay cả các ngân hàng đều ứ đọng nguồn vốn,?
Suy đi tính lại , chỉ thấy vàng là kênh đầu tư hiệu quả nhất, thế là phải mua lại vàng, nhưng số tiền trên đã thất thoát phần lớn (điều này có nguy cơ rất cao) trong khi đó giá vàng đã lên rất cao tới trên 2000 USD. Lúc này hối hận đã quá muộn, rồi đến đợt suy thoái kinh tế tiếp theo (chả nhẽ không sòn suy thoái nữa?!) lần này nghiêm trọng hơn lần trước, các nước yếu đều có nguy cơ vở nợ (như Hylap hiện nay), khi đó vàng trong dân đã hết, hậu quả bi đát tiếp theo như thế nào chắc chắn mọi người sẽ hình dung được. Như vậy tôi thấy, hiện nay tốt nhất là nên khuyến khích người dân tích lũy vàng và nhà nước cũng nên mua vàng tích lũy như nước láng giềng Trung quốc và nhiều nước khác đang làm để tránh rủi ro chứ không phải là tìm mọi cách để rút vàng ở trong dân (mà lượng vàng ở trong dân hiện nay so với nhiều nước thì cũng chỉ là con số nhỏ nhoi).
Giữ cho lành.
Ng dân mua lúc giá vàng chênh giá thế giới ~ 2tr, NHNN mà huy động được 1 nửa, vàng trong nước rớt giá xuống bằng giá tg thì dân chỉ có xám mặt.
Huy động vàng là cần thiết
Để các ngân hàng huy động vàng trong dân là cần thiết và xoá bỏ độc quyền vàng miếng của SJC.
Thị trường vàng trong nước
Tôi thì cho rằng trước khi sáng tác biện pháp gì quá mới hãy thử tham khảo xem ở các nước bạn như Thái Lan , Mã Lai , Singapore ..người ta làm sao , có gì hay, dở?
Đừng dùng biện pháp hành chính!
Nên tìm cách gì hấp dẫn để người dân tự động đem vàng ra lưu thông; hạn chế dùng biện pháp hành chính đi nhé!
Hậu quả
Đây là hậu quả của việc làm mất lòng tin trong dân đấy! Chính phủ cần làm quyết liệt để lấy lại lòng tin trong dân. Dân tin, Dân yêu, việc gì cũng thành công thôi.
Đóng góp ý kiến
Các nhà lãng đạo ai cũng đặt ra phương án nói chung rất có lý quan trọng việc thực hiện được ngay không hay chỉ là bàn luận quan trọng bây giờ là giải quyết vấn đề bình ổn thị trường vàng nếu giá đúng thực tế họ sẽ không rút khỏi ngân hàng mang ra thị trường bán thì ngân hàng không phải mua cao để trả dân.
Thị trường càng cao dân càng rút ngân hàng càng phải lo trả làm thị trường rối loạn gây bất ổn nếu không thì phải nhập về để cân bằng và có vàng trả dân. Lúc đó ngân hàng có đủ vàng trả dân rồi dân có bán thì giá đúng thực tế dân thấy không chênh thì dân không bán nữa thế la thị trường bão hòa và ổn định.
Độc quyền
Vàng miếng SJC độc quyền nhiều khi cung không đủ cầu, làm gì có kinh tế thị trường trong lĩnh vực kinh doanh vàng miếng, dân đang giữ vàng thương hiệu khác thiệt đơn thiệt kép do chính sách của NHNN, chênh lệch 3,6 tr/ lượng giữa một số nhãn hiệu khác với SJC, trong khi đó kéo khoảng cách chênh lệch giữa vàng thế giới với vàng trong nước còn 600k còn quá xa vời.
Dân mình còn nghèo lắm
400 tấn vàng trong 80 triệu dân, chia bình quân mỗi đầu người chỉ có 5 gram. Chưa kể phân bổ vàng không đều, chỉ tập trung vào một số người giàu, số người còn lại không có 1 gram lận lưng. Hãy để cho dân tích lũy làm giàu vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Cấm đoán mà đi ngược lại quyền của dân thì cũng vô ích. Hãy để người dân tự quyết định giá trị công lao mồ hôi nước mắt của mình.
Phải rõ ràng cách tính cho người dân !
Nhà nước cần làm rõ vấn đề vay vàng trả tiền hay vay vàng trả vàng đây ? Nếu vay vàng trả vàng thì chắc chắn người dân sẽ ủng hộ vì đó là cách tính cho dân và cho cả nhà nước. Còn cách tính vay vàng trả tiền thì xin miễn đi các vị khi khó thì nghĩ tới dân khi dễ thì chẳng thấy đâu cả. Tôi lấy ví dụ như thế này : Dân gửi 1 chỉ vàng tính lãi 1 năm là 7% ( Giá vàng hiện tại là 4.8 tr). Như vậy sang năm người dân được nhận 1.07 chỉ vậy họ giữ được gía trị tài sản ( Vì giá vàng là giá trị thật) và nhận thêm lãi: 0.07 ^ 4,8tr (hay 5,1 tr vì thường giá vàng tăng lên theo thời gian là chính ) = 330 - 360 ngàn đồng. Vậy tổng số tiền người dân nhận = 5 triệu 130 ngàn - 5 triệu 460 ngàn. Nhưng nếu vay vàng trả tiền thì : 1 chỉ = 4,8 triệu. Sau 1 năm chỉ lấy ra tối đa :5 triệu 130 ngàn thôi. mà lúc ấy giá vàng tăng lên rồi dùng số tiền ấy chỉ mua được 1 chỉ vàng thôi. Vậy dân lợi gì đây ???
Nhớ Sàn Vàng!
Đọc bài viết, tôi nhớ lại hoạt động của Sàn giao dịch Vàng vào những năm 2008, 2009... tôi cảm thấy tiếc vì nhà nước cấm kinh doanh mặt hàng đặc biệt này! Một mặt đồng ý rằng đây là hình thức kinh doanh có thể gặp rất nhiều rủi ro, tuy nhiên, theo tôi, việc kinh doanh vàng qua sàn gặp rủi ro là do chúng ta chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động kinh doanh vàng qua sàn mà thôi. Nhìn ra thế giới, láng giếng của chúng ta là Trung Quốc hiện nay có sàn giao dịch vàng, hoạt động rất an toàn và hiệu quả khi kích thích được việc huy động vàng trong dân! Thiết nghĩ, đây là cách huy động và sử dụng vàng tốt nhất trong dân hơn là việc phát hành chứng chỉ vàng với mức lãi suất thấp. Người dân chỉ thực sự đầu tư khi thấy lợi ích cao từ việc gửi vàng tại Nhà nước. Với tâm lý của người Việt Nam hiện nay thì họ thích tích lũy vàng để phòng rủi ro hơn là việc gửi vàng tại ngân hàng nếu việc gửi vàng không mang lợi lợi ích gì cho họ. Do đó, nhà nước nên có một cơ chế quản lý việc kinh doanh vàng chặt chẽ, tránh đầu cơ, kiểm soát giá hơn là cấm kinh doanh để rồi hơn 400 tấn vàng chết trong dân!
Huy động vàng
Theo tôi thấy để huy động được nguồn vàng khổng lồ trong dân thì NN cần phải mở 1 sàn vàng tạo ra sân chơi chung cho các nhà đầu tư.Sàn vàng là nơi giao dịch công khai và minh bạch nhất cho các nhà đầu tư,nó sẽ thâu tóm toàn bộ nền kinh tế trong nước và thế giới làm cho các nhà đầu tư quan tâm hơn tới nền kinh tế như vậy sẽ kích cầu cho nền kinh tế nhanh hơn.
Ai bao dam vang!
Theo toi thi viec huy dong vang khong kho tuy nhien viec lam the nao dau tu phat trien kinh te dat hieu qua moi la quan trong, co ai dam bao dam gan neu de nha nuoc huy dong vang roi voi tinh hinh hien nay se phat trien duoc kinh te ma neu khong phat trien duoc ma lam mat trang luon luong vang cua nguoi dan thi the nao, luc do chang phai nguoi dan la nguoi chiu thiet sau!
Phải xem lại
Chính sách hiện nay cua NH nhà nước rất mập mờ-chỉ làm giàu cho một thiểu số ngược lại làm cho đại đa số hoang mang-đưa ra thời hạn quản lý thì phải có chính sách tiếp theo ra sao cho dân rõ chứ tại sao lập lờ như kiểu QL vàng hiện nay-ý kiến của ông Trần du Lịch là xác đáng.
Thị trường quyết định
Việc dự trữ tài sản theo cách nào là do người dân tự nhận thức được lợi ích nó đem lại. Ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ phái có chiến lược phù hợp nếu muốn huy động vàng để làm lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. còn các nhà hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế phải nghiên cứu điều gì có lợi nhất cho dân, cho nước thì phải đưa ra biện pháp và cách thức thực hiện.
CON NHIEU BAT CAP
De thu hut nguon vang tu trong dan, cac Ngan hang phai co chinh sach ro rang, va dan phai thay duoc loi ich tu viec gui nay thi may ra moi huy dong duoc. Toi co vang, mang den Ngan hang gui, Cac ngan Hang hau nhu chi la giu ho,khong lai va khong duoc rut truoc thoi han. Vay luc toi can tien, toi danh bo tay cho den han. Vay vang cua minh, den luc can minh khong su dung duoc, the thi gui de lam gi?
Bất hợp lý
Tôi thấy bất hợp lý khi hiện nay giá vàng thu vào của SJC lại xem nhẹ những loại vàng nhỏ lẻ như 1c,2c,5c lại thu giá rẻ hơn 200 nghìn/lượng.Trong hki đó nếu bán 1 miếng 1 lượng thì giá cao hơn 200 nghìn. Không hiểu vì lý do gì mà lại có sự phân biệt như vậy?
Huy động vàng trong dân hiện này là phương án có quá nhiều rủi ro
Với tình hình suy thoái kinh tế hiện nay (và chắc chắn còn kéo dài), mọi đồng tiền đều mất giá (cho dù đó là USD hay EUR ....). Trong khi tất các tổ chức đầu tư lớn trên thế giới, kể cả các quốc gia đều mua vàng dự trữ, thì việc huy động vàng trong dân để mua USD là một phương án có quá nhiều rủi ro và không có tầm nhìn xa. Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các ông Huỳnh Bửu Sơn và Phạm Đỗ Chí. Giả sử đã huy động được toàn bộ số vàng trong dân và đổi ra ngoại tệ theo giá hiện nay 1790 USD sẽ được khoảng 20 tỉ USD, bây giờ đầu tư vào đâu cho hiệu quả trong thời buổi suy thoái kinh tế hiện nay trong khi hiện tại ngay cả các ngân hàng đều ứ đọng nguồn vốn,?
Suy đi tính lại , chỉ thấy vàng là kênh đầu tư hiệu quả nhất, thế là phải mua lại vàng, nhưng số tiền trên đã thất thoát phần lớn (điều này có nguy cơ rất cao) trong khi đó giá vàng đã lên rất cao tới trên 2000 USD. Lúc này hối hận đã quá muộn, rồi đến đợt suy thoái kinh tế tiếp theo (chả nhẽ không sòn suy thoái nữa?!) lần này nghiêm trọng hơn lần trước, các nước yếu đều có nguy cơ vở nợ (như Hylap hiện nay), khi đó vàng trong dân đã hết, hậu quả bi đát tiếp theo như thế nào chắc chắn mọi người sẽ hình dung được. Như vậy tôi thấy, hiện nay tốt nhất là nên khuyến khích người dân tích lũy vàng và nhà nước cũng nên mua vàng tích lũy như nước láng giềng Trung quốc và nhiều nước khác đang làm để tránh rủi ro chứ không phải là tìm mọi cách để rút vàng ở trong dân (mà lượng vàng ở trong dân hiện nay so với nhiều nước thì cũng chỉ là con số nhỏ nhoi).
Giữ cho lành.
Ng dân mua lúc giá vàng chênh giá thế giới ~ 2tr, NHNN mà huy động được 1 nửa, vàng trong nước rớt giá xuống bằng giá tg thì dân chỉ có xám mặt.
Huy động vàng là cần thiết
Để các ngân hàng huy động vàng trong dân là cần thiết và xoá bỏ độc quyền vàng miếng của SJC.
Thị trường vàng trong nước
Tôi thì cho rằng trước khi sáng tác biện pháp gì quá mới hãy thử tham khảo xem ở các nước bạn như Thái Lan , Mã Lai , Singapore ..người ta làm sao , có gì hay, dở?
Đừng dùng biện pháp hành chính!
Nên tìm cách gì hấp dẫn để người dân tự động đem vàng ra lưu thông; hạn chế dùng biện pháp hành chính đi nhé!
Hậu quả
Đây là hậu quả của việc làm mất lòng tin trong dân đấy! Chính phủ cần làm quyết liệt để lấy lại lòng tin trong dân. Dân tin, Dân yêu, việc gì cũng thành công thôi.
Đóng góp ý kiến
Các nhà lãng đạo ai cũng đặt ra phương án nói chung rất có lý quan trọng việc thực hiện được ngay không hay chỉ là bàn luận quan trọng bây giờ là giải quyết vấn đề bình ổn thị trường vàng nếu giá đúng thực tế họ sẽ không rút khỏi ngân hàng mang ra thị trường bán thì ngân hàng không phải mua cao để trả dân.
Thị trường càng cao dân càng rút ngân hàng càng phải lo trả làm thị trường rối loạn gây bất ổn nếu không thì phải nhập về để cân bằng và có vàng trả dân. Lúc đó ngân hàng có đủ vàng trả dân rồi dân có bán thì giá đúng thực tế dân thấy không chênh thì dân không bán nữa thế la thị trường bão hòa và ổn định.