Nể, Né
Cập nhật lúc 19:36, Thứ sáu, 05/10/2012 (GMT+7)
- Cuộc đời có nhiều mối quan hệ phải nể chứ ông?
- Ðúng. Trước những người có danh tiếng vì tài năng cống hiến lớn của ông với đất nước, người ta thường nói ông là "con người đáng nể".
- Nhưng vì sao hôm nay ông lại bàn chữ Nể?
- Thì cũng có cái lý do có tính thời sự đấy!
- Rồi lại phải Né chứ ông?
- Ai cũng đàng hoàng mà làm việc nhưng rồi cũng có lúc phải né, nghĩa là tránh đi, không muốn đương đầu, không muốn gây phiền phức.
- Xem ra ông cũng là người hiểu chữ nghĩa.
- Nhưng vì sao hôm nay ông hết bàn chữ Nể lại bàn chữ Né?
- Cũng là có chuyện thời sự đấy, vì báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chống tham nhũng, ông Tổng Thanh tra Chính phủ thừa nhận: "Trong nhiều trường hợp những người có thẩm quyền vẫn nể nang, né tránh trong việc xử lý người đứng đầu" đấy!
- Có nhiều lý do để nể như với người chịu ơn, người "cùng hội cùng thuyền" là những người không xứng đáng cầm cân nẩy mực. Rồi Người đứng đầu là Thủ trưởng, cần được tôn trọng, nhưng khi đã phạm lỗi, phạm tội thì phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật và kỷ luật của Ðảng thì vì sao phải nể? Họ có thể có "đàn em" đông đảo có thế, lực về chính trị, kinh tế để bao che hoặc đe dọa những người đấu tranh nhưng những người có trách nhiệm phải đương đầu với cái xấu, chứ né tránh thì làm sao đấu tranh có kết quả?
- Nhưng ông ơi, đúng là như thế thì tiêu cực nhưng họ có cái lý của họ đấy!
- Lý gì?
- Nhỡ cấp trên tha bổng, chỉ "góp ý, rút kinh nghiệm" sơ sơ, "hòa cả làng" thì những anh chàng không nể mặt ông ta, không né tránh mà dám đương đầu với ông sẽ rất khó sống với ông đấy!
|