Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Hai cách ứng xử dẫn đến một kết quả -Mất nước , mất dân tôc


cách ứng xử dẫn đến một kết quả: Mất nước, mất dân tộc.Posted on  by Bà Đầm xòe

(Cảm nhận qua bài viết của Tầu Cộng Lý Lượng và Thư kêu cứu của công dân Việt Nam Bùi Thị Hằng).
Bà Đầm Xòe:
Cách ứng xử thứ nhất:

Để mặc, buông xuôi cho kẻ thù thực hiện từng bước xâm lược nước mình. Kẻ thù ở đây và hiện nay là Tầu Cộng. Tầu Cộng nuốt Hoàng Sa, mình không phản đối gì mà còn ủng hộ. Năm 1988 Tầu Cộng chiến đảo Gạc ma, hạ sát 74 chiến sĩ Hải quân của mình, mình cũng im như thóc.

Rồi gân đây Tầu Cộng cắt cáp tàu Bình Minh, mình cũng phản đối cho có phản đối. ( Tàu Hải Giám Trung Quốc tại Biển Đông)

Rồi bây giờ Tầu Cộng tuyên bố chiếm trọn Biển Đông, đưa tầu chiến đến kiểm soát Biển Đông, mời thầu quốc tế trên Biển Đông… mình cũng chỉ phản đối cho có phản đối vì trong phản đối không nêu rõ nỗi đau trên thân thể da thịt mình đang bị Tàu Cộng "làm thịt". Không những thế, có quan chức còn nói Tàu Cộng " đánh mình" là Tàu Cộng đánh yêu - " yêu cho vọt" - Nguyễn Duy Chiến - Phó Ban Biên giới Việt Nam". 


"Bài"  phản đối mà cứ như một bài "hát", "hát" cho vừa lòng nhân dân, khuyến khích kẻ thù xâm lấn, không mang hơi thở chống quân xâm lược thực sự. Phản đối kiểu này có khác chi "động viên " chúng nó " cứ tiêp tục mà xâm lược đi". Nguy. Cho nên nói cách ứng xử không thay đổi như vậy là " hèn với giặc", tôi cho rằng chưa đúng mà phải là " thông đồng với giặc, tiếp tay cho quân xâm lược" mới đúng.

Vậy thì phải phản ứng như thế nào mới đúng?

- Lời lẽ phản đối phải hùng hồn, có lửa, có nỗi đau xương thịt chiến sĩ, nhân dân, đồng bào đang bị kẻ thù sát hại; phải mang nỗi lo đất nước đang bị xâm lược.
- Phải triệu đại sứ của Tầu Cộng đến để cảnh cáo, " rằn mặt"
- Phải dùng lực lượng quân đội chính quy để ngăn chặn từng bước xâm lược của kẻ thù.
- Phải kêu gọi taon quân, toàn dân cả nước xuống đường biểu tình, biểu dương lực lượng phản đối chúng. Phải hô vang các khẩu hiệu yêu nước trên toàn cõi Việt Nam, Phải đồng tâm lên án và quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước.
Nếu không có những hanh động như thế này mà lại chỉ phản đối như " hát chèo" hẳn là cũng chỉ để nhằm xoa dịu ai đó, ngầm thông báo cho kẻ xâm lược " hãy cứ lấn tới xâm lược đi".

Tôi có mấy lời tâm sự như thế này là vì sáng nay đọc bài "CHUYÊN GIA: ĐẶT TÀU SÂN BAY THỨ 4 ĐỂ GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ VẤN ĐỀ NAM HẢI" của tay Tầu Cộng Lý Lượng ( người dịch Quốc Thanh) trên Basam màthấy cổ mình ngèn nghẹn ở trong họng, vì nó thì trắng trợn xâm lược, trong khi nước mình, đặc biệt là quan quyền, bộ đội, công an, công chức viên chức thi đang … trắng lòng.
Mời các bạn đọc nguyên văn bài viết này, xem các bạn có cảm giác giống tôi không? Cái cảm giác của những ứng xử dẫn đến mất nước, mất dân tộc đã lộ rõ và đang đến rất gần:

"CHUYÊN GIA: ĐẶT TÀU SÂN BAY THỨ 4 ĐỂ GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ VẤN ĐỀ NAM - "28-06-2012

Ảnh tư liệu: Thanh niên Việt Nam cưỡi trên chiếc Su-27
Tin từ Hoàn cầu thời báo, phóng viên Lý LượngTháng 6, vấn đề Nam Hải vốn đã như sóng cồn lại dâng lên từng đợt sóng lớn chỉ vì sự làm bậy làm càn của Việt Nam. Xung quanh các vấn đề khai thác dầu khí, điều chỉnh quy hoạch phát triển, tuần tra bằng máy bay chiến đấu…, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra nhiều đợt phản đối. Trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa và tiến hành đấu thầu quốc tế ở vùng dầu khí Nam Hải, Việt Nam trên là chính phủ trung ương, dưới là những trang web bình dân, đã đồng thanh lên tiếng “phản đối mạnh mẽ” tới 3 lần trong vòng 10 ngày qua. Phía Trung Quốc thì đấu tranh bằng lí lẽ, cũng đã 3 lần phản hồi nghiêm khắc về những hành vi như “lập pháp khoanh vùng”, tuần tra bằng máy bay chiến đấu, phủ quốc kỳ… của Việt Nam ở Nam Hải. Chuyên gia cho biết, Luật biển do Việt Nam đưa ra sẽ không cấu thành sự ràng buộc về mặt luật pháp, còn Trung Quốc thì cần phải từ các việc đấu thầu các  mỏ dầu khí, thành lập các đặc khu, đặt tàu sân bay thứ 4 ở Nam Hải để thúc đẩy Việt Nam có sự giải quyết cuối cùng về vấn đề Nam Hải… Việt Nam liên tục có những cử chỉ: Tuần tra bằng máy bay chiến đấu, lập pháp khoanh biển, phủ quốc kỳ
Đợt “đại chiến phản đối” Trung-Việt này được bắt đầu từ một bản tin ngày 18.6 của “Trung ương xã” Đài Loan. Theo “Trung ương xã” trích dẫn từ báo “An ninh Thủ đô” của Việt Nam cho biết, liên đội máy bay chiến đấu Su-27 gồm 940 chiếc của không quân Việt Nam vào ngày trước đó lần đầu tiên đã từ căn cứ không quân Miền Trung bay ra quần đảo Nam Sa (phía Việt Nam gọi là Trường Sa) để thực hành nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Ngày 16.9, trước lần “tuần tiễu trinh sát” này của máy bay chiến đấu Việt Nam, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bày tỏ sự “bất bình mạnh mẽ” trong cuộc họp báo thường kỳ. Hồng Lỗi nói, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận. Những hành động có liên quan từ phía Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, phía Trung Quốc biểu thị  sự bất bình mạnh mẽ đối với việc này. Phía Trung Quốc yêu cầu Việt Nam tuân thủ nghiêm túc sự đồng thuận giữa hai bên Trung-Việt và tinh thần của bản “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Nam Hải”, không dùng bất cứ hành động nào khiến cho tình hình trở nên phức tạp và loang rộng, có những nỗ lực cần thiết để bảo vệ hòa bình ổn định trong khu vực.
Phía Trung Quốc phản đối đồng thời không để cho Việt Nam thấy khó xử khi thoái lui. Ngày 21.6, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua “Luật biển Việt Nam”, ra những quy định về đường đáy lãnh hải, nội hải, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hải đảo…, trong đó đã đưa các quần đảo Tây Sa[ii] và quần đảo Nam Sa vào cái gọi là phạm vi “chủ quyền” và “quản lý” của Việt Nam.   
Với hành động lập pháp “khoanh biển” này của Việt Nam, Bộ ngoại giao Trung Quốc vào ngày 21 đã ra tuyên bố, nhắc lại quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã triệu gặp đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, yêu cầu phía Việt Nam lập tức ngừng và sửa chữa lại mọi cách làm sai lầm. Ủy ban đối ngoại Đại hội đại biểu toàn quốc cũng lại một lần nữa đề xuất thương lượng giải quyết nghiêm túc, phản đối những hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của Việt Nam.     
Ngoài việc sử dụng những thủ đoạn quân sự, luật pháp để tước đoạt chủ quyền Nam Hải ra, chính phủ Việt Nam còn huy động phụ nữ và trẻ em phủ một lá quốc kỳ Việt Nam cực lớn bằng gốm trên đảo Nam Uy[iii], đồng thời tổ chức nghi thức khánh thành long trọng. Đêm ngày 26, Văn phòng người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nêu rõ, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận. Những cử chỉ này của Việt Nam là xâm phạm  chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, là phi pháp, là vô hiệu quả, đồng thời cũng vi phạm cả bản “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Nam Hải”. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối những việc này. Phía Trung Quốc yêu cầu phía liên quan có những hành động thực tế để bảo vệ hòa bình ổn định ở Nam Hải.   
Trung Quốc lập thành phố Tam Sa khiến cho chính phủ Việt Nam cùng báo chí chính thức và không chính thức đồng thanh phản đối
Thực sự, ngoài việc phản đối nghiêm khắc những cử chỉ của Việt Nam ra, các kế sách ứng phó thực tế của Trung Quốc cũng đã lần lượt ra lò. Vào đúng ngày cái gọi là “Luật biển” của Việt Nam ra đời, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa cấp địa phương, hủy bỏ 3 văn phòng quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa của tỉnh Nam Hải, trên cơ sở đó thành lập chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa  của tỉnh Nam Hải.
Việc này vốn là sự điều chỉnh và hoàn thiện thể chế quản lý hành chính cho các quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa, cùng các vùng biển phụ cận, thuộc tỉnh Nam Hải của nước ta, hoàn toàn thuộc về phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, song đã lại khiến cho nội tình Việt Nam náo động. Ngày 22, trong bài nói về việc “Trung Quốc không nên tiến hành liên tục chỉ trích việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển Việt Nam” của người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã phản đối Trung Quốc lập thành phố Tam Sa. Người phát ngôn này nói: “Trung Quốc phê chuẩn lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam phản đối mạnh mẽ thành phố Tam Sa do Trung Quốc lập ra.”   
Ngoài ra, ngày 23, Thông tấn xã Việt Nam đã cho công bố bản Thông cáo về thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam  tiến hành phản đối bằng văn bản việc Trung Quốc lập thành phố Tam Sa. Thông cáo nêu rõ, Trung Quốc công bố lập thành phố Tam Sa, phạm vi quản lý bao gồm cả huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa (quần đảo Nam Sa Trung Quốc) và huyện đảo Hoàng Sa thành phố Đà Nẵng (quần đảo Tây Sa Trung Quốc) của Việt Nam, vì thế, tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng bày tỏ sự phản đối trước quyết định này của Trung Quốc. Và các báo chí không chính thức như các trang “Dân trí”, trang “Vnexpress”, trang “Vietnamnews” có số lượng truy cập[hết sức lớn của Việt Nam cũng đều đưa bản Kháng nghị này lên vị trí nổi bật ở trang nhất.     
Không ít báo chí nước ngoài đã coi đợt phản đối này của Việt Nam là dấu hiệu cho thấy cuộc đấu tranh Nam Hải đang gay gắt thêm. Báo “Tinh Đảo nhật báo” của Hongkong ngày 22 bình luận, việc công bố quyết định lập thành phố Tam Sa của chính phủ Trung Quốc vào lúc này là hành động ứng phó với rất nhiều tuyên bố về “chủ quyền” Nam Hải của Việt Nam, Philippines gần đây, đồng thời cũng đáp lại lời lên tiếng mạnh mẽ của người dân Trung Quốc. Đài truyền hình Asahi của Nhật Bản ngày 23 bình luận, cùng với sự không ngừng leo thang của “cuộc chiến khiển trách”giữa hai bên, cuộc đấu tranh về chủ quyền Nam Hải sẽ ngày càng gay gắt.
Tổng công ty dầu mỏ biển Trung Quốc đấu thầu dầu khí ở Nam Hải, Việt Nam giơ luật quốc tế ra làm công cụ phản đối
Ngòai việc lập thành phố Tam Sa về mặt cấp độ hành chính, giới doanh nghiệp của nước ta cũng mở rộng kinh doanh ở Nam Hải. Ngày 25.6, Tổng công ty dầu mỏ biển Trung Quốc đã công bố trên trang mạng của mình, tuyên bố tiến hành liên doanh khai thác tài nguyên dầu khí với nước ngoài ở khu vực biển Nam Hải, đồng thời công khai hồ sơ đấu thầu. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi ứng lại vào ngày 26 nói rằng, hành vi này là hành vi kinh doanh hợp pháp, bình thường, đồng thời một lần nữa hối thúc phía Việt Nam lập tức ngừng ngay những hoạt động xâm phạm quyền lợi dầu khí ở Nam Hải.
Lần này, Việt Nam giơ luật quốc tế mà mình luôn vi phạm ra để làm là công cụ phản đối. Ngày 26, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao rằng, căn cứ theo bản “Công ước về luật biển của Liên hợp quốc năm 1982”, khu vực mà Tổng công ty dầu mỏ biển Trung Quốc ra thông báo đấu thầu quốc tế là hoàn toàn thuộc về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, đây “hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp”.   
Ông ta còn tuyên bố, phía Trung Quốc ngang nhiên ra thông báo đấu thầu quốc tế ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành vi phi pháp và không có giá trị, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền quản lý cùng những lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, đã vi phạm “Công ước về luật biển của Liên hợp quốc năm 1982” mà Trung Quốc đã ký kết, khiến cho cục diện Biển Đông (Việt Nam gọi Nam Hải là Biển Đông) trở nên phức tạp. Việt Nam phản đối mạnh mẽ đồng thời yêu cầu Trung Quốc lập tức hủy bỏ hành vi đấu thầu phạm pháp nói trên, không sử dụng bất cứ hành động nào làm cho cục diện Biển Đông càng thêm phức tạp và mở rộng tranh chấp, tuân thủ “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”, cần đặc biệt  tôn trọng là tinh thần của luật pháp quốc tế như “Công ước về luật biển của Liên hợp quốc năm 1982” và “Tuyên bố về  ứng xử các bên ở Biển Đông”.
Chuyên gia:  Trung Quốc cần đặt “tàu sân bay thứ 4” ở Nam Hải
Trước việc Việt Nam chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng đã 3 lần khuấy động chuyện Nam Hải, 3 lần phản đối, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Á - Trung Á, thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, là Vương Đức Hoa đã nhận lời mời trả lời phỏng vấn riêng của phóng viên trang mạng huanqiu.com vào ngày 27.6. Ông ta cho rằng, tính ràng buộc của “Luật biển Việt Nam” không hề lớn, bởi vì luật quốc nội của Việt Nam không thể quản nổi vấn đề Nam Hải, còn khi phê chuẩn Luật biển của Liên hợp quốc vào năm 1982, Trung Quốc cũng đã bảo lưu rất nhiều về vấn đề Nam Hải, chẳng hạn như chủ trương các nguyên tắc về thềm lục địa, vùng tiếp giáp không thích hợp với vấn đề Nam Hải...
“Cả Việt Nam và Philippines đều tuyên bố các đảo ở Nam Hải gần với họ hơn, nên thuộc về chủ quyền quản lý của họ. Song đây không phải là quyết định theo khoảng cách. Từ đời Hán, muộn nhất đến đời Tống, Trung Quốc đã đưa Nam Hải vào trong phạm vi quản lý của mình. Các đảo được đặt tên theo tiếng Trung, và cũng có cả di dân Trung Quốc. Theo khảo chứng, hoàng đế Đoan Tông đời Nam Tống tùng đáp theo hơn 30 chiếc tàu chạy trốn ra quần đảo Tây Sa”. Vương Đức Hoa nói, “tôi từng đưa ra trong tác phẩm của mình, dù là trên các bản đồ hay trên các sách bách khoa toàn thư do Mỹ, Anh, Nhật xuất bản, đều vẽ nam Hải thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc có lý do để đưa ra tuyên bố đòi lại Nam Hải”.
Còn về việc Tổng công ty dầu mỏ biển Trung Quốc tiến hành đấu thầu quốc tế ở lô số 9 Nam Hải, Vương Đức Hoa cho rằng, một số hãng dầu khí quốc tế có thể sẽ có phản ứng về việc này. Ông ta nói, rất nhiều hãng ở Phương Tây luôn tỏ ra rất hào hứng với dầu khí ở Nam Hải. Nhất là gần đây, ở vịnh Mexico của Mỹ đã xảy ra sự cố rò rỉ, khiến cho rất nhiều hãng dầu khí của Mỹ hướng mắt ra nước ngoài. Ngoài các công ty mang tính trục lợi của Mỹ, Anh...ra, Nga và Ấn Độ có khả năng dựa trên lợi ích địa-chính trị mà hợp tác với Trung Quốc hơn. Tuy Ấn Độ hiện đang có hợp đồng với Việt Nam, nhưng có khả năng là do bị Trung Quốc phản đối, nên mới đây họ tuyên bố có ý rút về vì vấn đề kỹ thuật. Nếu như Trung Quốc đấu thầu, thì khả năng các công ty của Ấn Độ sẽ tới hợp tác không phải là không có.       
“Nếu như Trung-Ấn mà hình thành được một mô hình hợp tác về mặt này, thì cũng có thể sẽ tạo ra được một bầu không khí rất tốt cho việc giải quyết vấn đề biên giới...”. Vương Đức Hoa nói.
Vương Đức Hoa còn đưa ra quan điểm của mình về sự giải quyết cuối cùng cho vấn đề Nam Hải. Ông ta nói, ngoài chuyện lập đức, lập ngôn, lập pháp ở Nam Hải ra, Trung Quốc còn cần gia nhập một chiến lược “khai thác biển” ngoài việc phát triển ra phía đông, đại phát triển ra phía tây, trỗi dậy ở miền trung, đồng thời định ra chiến thuật cụ thể cho các lĩnh vực ngoại giao biển, khai thác kinh tế biển... Có những người từng đề xuất lập một binh đoàn xây dựng ở Nam Hải, Vương Đức Hoa cho rằng, cần thoát ra khỏi cái khuôn khổ kinh tế có kế hoạch mà thành lập ở Nam Hải một đơn vị hành chính tương tự như kiểu đặc khu, vận dụng sức mạnh thị trường, dùng lợi nhuận để thu hút các công ty Phương Tây tham dự vào việc khai thác dải biển này.    
Ngoài ra, ông ta cho rằng, Trung Quốc còn cần có mối quảng giao bạn bè với quốc tế, bởi vì Mỹ đang tích cực tìm kiếm để tham gia vào Luật biển của Liên hợp quốc, mũi nhọn không chỉ chĩa về Trung Quốc, mà cả những nước có liên quan đến vấn đề Bắc Cực như Nga, Canada cũng đều có khả năng sẽ bị ảnh hưởng, cho nên “Trung Quốc cần làm nhiều việc hơn về mặt quốc tế”.
“Trung Quốc đã có tàu sân bay thứ 3 ở Nam Hải, tàu thứ nhất là Varyag mang ý nghĩa quân sự, tàu thứ 2 là tàu sân bay dầu mỏ mang ý nghĩa kinh tế, tàu thứ 3 là tàu sân bay ngư nghiệp, tôi cho rằng chúng ta còn cần phải đặt thêm tàu thứ 4, tức tàu sân bay tư tưởng”. Vương Đức Hoa nói, “nước ta từng đưa ra quan điểm ‘biển hài hòa’, chúng ta giương cao ngọn cờ khai thác hợp tác hòa bình, rồi triển khai các kiểu hợp tung liên hoành dưới nó, thì cuối cùng sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề Nam Hải".

Cách thứ hai, cũng dẫn đến con đường mất nước, mất dân tộc:

Đó là khi đọc " THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP GỬI ĐẾN TOÀN THỂ NHỮNG NGƯỜI CÓ LƯƠNG TÂM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI' của cô Bùi Thị Hằng.

Cô kêu cứu là vì cô chi có duy nhất tấm lòng yêu nước, tỏa thái độ kiên quyết chống Tâu Cộng xâm lược mà bị bộ máy công quyền bắt bớ hành hạ.

Thưa vơi mọi người rằng, Tầu Cộng xâm chiên Việt Nam aai aai cũng nhìn thấy một cách hết sức rõ ràng rồi. Hôm mùng 1 tháng 7 số người yêu nước xuống đường chống tâu cộng chỉ có một dúm nhỏ (tinh cả Hà Nội, Sìa, Gon, Huế). Trong khi lực lượng chính là quân đội, an ninh và mấy triệu công chức, viên chức chẳng thấy đâu. Hơn thế nữa, lực lượng này không những không tham gia mà con nghe lệnh của ai đó tìm mọi cách đè bẹp lòng yêu nước: từ lập hàng rào ngăn chặn, dùng dùi cui ngăn chặn, bắt bớ, tra tấn, bỏ tù, diệt đường sinh sống…để ngăn chặn. Sự kìm kẹp đến mức người yêu nước phải lên tiếng "tự thiêu" để được yêu nước. Yêu nước mà bị hành sử như vậy, thì mất nước là điều không thể tranh khỏi. Tôi có cảm giác, những hành động trân áp người yêu nước này, nó giống như ai đó đang thực hiện nhiệm do Tâu Cộng giao, thực chất là dọn dường cho Tầu Cộng tiến vào nước mình mà không vấp phải sự chống đôi đáng kể nào. Đau đớn quá.

Các bạn hãy đọc thư kêu cứu của cô Hằng dưới đây xem có cảm nhận đau đớn giống tôi không?

"Posted by basamnews on 05/07/2012 Blog Mai Xuân Dũng:

THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP GỬI ĐẾN TOÀN THỂ NHỮNG NGƯỜI CÓ LƯƠNG TÂM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

04-07-2012
Tôi tên Bùi Thị Minh Hằng, tù nhân lương tâm từng bị chính quyền Hà Nội bắt giam trái pháp luật nhiều lần chỉ vì biểu tình chống xâm lược Trung Quốc và thể hiện lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình công lý.
Trong năm 2011, tôi từng cùng đồng bào thủ đô tham gia nhiều cuộc xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc bắn giết đồng bào ruột thịt của tôi, cướp bóc tàu thuyền ngư lưới xâm phạm lãnh thổ lãnh hải Tổ quốc.
Nhưng không biết vì lý do gì mà nhà cầm quyền Hà Nội ra sức đàn áp, bắt bớ và bỏ tù những người dân yêu nước chúng tôi . Rất nhiều người như anh Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu Cày), cô Phạm Thanh Nghiên, nhạc sĩ Nguyễn Việt Khang và rất nhiều người khác nữa đều bị bắt bớ giam cầm với những tội danh ngụy tạo của chính quyền này. Việc giam giữ xét xử những con người lên tiếng đấu tranh vì tình yêu Tổ Quốc Dân tộc chẳng theo đúng một trình tự hay quy định pháp luật nào. Họ bắt bớ một cách vô cớ – vô duyên – vô luân – vô pháp  như vụ án 2 bao cao su của Tiến Sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, và rất nhiều những vụ án khác không sao kể xiết mà thực chất đây là sự bóp nghẹt và đàn áp những tiếng nói đấu tranh phản kháng của nhà cầm quyền. Sau 4 lần bắt giam trái pháp luật đối với tôi trong năm 2011 , Lần ngắn nhất là 1 ngày và dài nhất là 5 tháng thì họ vẫn buộc phải trả tự do cho tôi trước sức đấu tranh của đồng bào trong nước và dư luận yêu chuông hòa bình công lý trên toàn thế giới.
Nhưng gần đây, họ đang gia tăng những trò khủng bố, trấn áp, nhiễu sách, đe dọa cuộc sống thường nhật của tôi theo chiều hướng xấu, rất đáng quan ngại  bằng cách bắt cóc trên đường và còn muốn tạo dựng bằng chứng giả để vu cho tôi phạm tội hình sự bằng những hình thức sau:
Kể từ ngày tôi được trả về theo nhà nước nói rằng “khoan hồng” mà thực chất là họ không thể làm tiếp những việc vô pháp vô luân dưới sức đấu tranh của công luận, dư luận trong nước và Quốc tế thì bản thân tôi càng ngày càng phải chịu những hành xử theo kiểu trả thù hèn hạ và côn đồ của chính quyền này.
Có một chuyện xảy ra với tôi trong ngày 1-7-2012 vừa qua mà dư luận cũng như bạn bè đã biết là việc họ ngang nhiên bắt cóc tôi một cách côn đồ , thô bạo tại Sài Gòn vào lúc 5h49 sáng 1-7 tại ngay gần lối vào ga xe lửa Sài Gòn khi tôi có việc ra đón người nhà đi chuyến tàu 6 h tới đó.
Nguyên sự việc như sau: Ngày thứ 5 để giải quyết nhiều việc và đi khá bác sĩ, tôi thuê phòng tại 27 Đường số 9 phường 4Q4 thành phố HCM có đầy đủ giấy tờ. Tôi vẫn đi lại bình thường cho tới tối thứ 7 ngày 30-6 thì thấy mình bị theo dõi và họ cắt cử 1 nhóm người canh gác ngay gần khách sạn tôi ở.
Lúc 5 giờ sáng chủ nhật tôi phải đi đón người nhà tại ga SG tôi kêu xe taxi cùng 1 người nữa đi ra ga, xe chạy tôi thấy nhóm người đó bám theo khi gần tới chỗ rẽ vào ga thì họ cho 2 xe môtô vượt lên ép xe taxi vào lề và yêu cầu taxi chạy theo họ. Vì họ mặc thường phục và có thái độ rất côn đồ bất chính nên tôi yêu cầu lái xe chốt cửa xe, thông báo cho tổng đài và chạy tiếp, nhưng những người chặn xe kia đa điện thoại gọi và thêm 2 xe ôtô cùng rất nhiều xe honda chạy tới tiếp sức. Họ bật cửa taxi ngồi lên xe khống chế tài xế chạy theo ý họ. Tôi và người bạn hoảng hốt la cướp, cướp nhưng khi đó đường cũng vắng và chúng chốt cửa nên không mấy ai nghe tiếng kêu, rồi chúng ép xe chạy, bọn tôi  yêu cầu họ cho xem giấy tờ họ cũng không đưa, tôi nói nếu họ không chứng minh việc bắt bớ này có lý do thì tôi  sẽ lao đầu ra rồi họ cho xe chạy vào công an Q3 ngay gần đấy. Sau khi ép 2 chị em vào phòng kín nhưng bọn tôi không vào vần tiếp tục yêu cầu họ đưa giấy tờ ra mới hợp tác thì 1 tên trong bọn họ đưa cho Chí Đức xem thẻ công an có tên là Đoàn văn Phúc. Em hỏi và yêu cầu họ cho biết lý do tại sao chặn xe bắt cóc người giữa đường thì họ trâng tráo nói rằng : Họ tình nghi tôi mang ma túy trong người, may cho tôi khi ấy mặc đồ bà ba không có túi và đi người không chỉ cầm theo cái khăn trong tay nên họ cứ áp sát muốn quẳng cái gì vào mà không thực hiện được.
Nghĩ tới vụ việc của Cù Huy Hà Vũ nên khi họ yêu cầu tôi : Chị quay về khách sạn cho chúng tôi kiểm tra thì tôi  từ chối đồng thời phẫn nộ vạch trần thủ đoạn đê tiện của họ và cương quyết không theo họ về khách sạn. Họ xô đẩy tôi và làm nhiều chuyện vô cùng thô bạo ngay trong sân công an Q3 đường Cách Mạng Tháng 8. Sau đó họ gọi điện thoại thì thấy 1 xe biển số 72 của Vũng Tàu xuất hiện , trên xe gồm 4 người vào và yêu cầu đưa tôi  về Vũng Tàu. Tôi  vô cùng ngạc nhiên và phẫn nộ vì họ không hề đưa ra lý do gì và tại sao lại can thiệp bắt cóc tôi nhằm cản trở công việc của tôi  như thế, Trong lúc này tôi  vô cùng sót ruột vì đa đến giờ tàu về, rồi người nhà gọi điện họ cũng xông vào giật máy không cho nghe, không cho trả lời. Tôi yêu cầu họ : Nếu muốn đi theo tôi thì  họ cứ đi, nhưng phải để tôi ra ga đón cháu vì nó không biết đường, nhưng nói cách nào họ cũng không nghe phải trái và rồi sau đó họ cưỡng bức xông vào khiêng tôi lên chiếc xe biển số 72 và buộc tôi đi theo 5 người họ áp giải. Trong số này tôi  nhận ra 1 người đàn ông trung niên tên Thường là an ninh Vũng Tàu và ông này đã có lần làm việc với con trai tôi trong thời gian tôi đi biểu tình ngoài Hà Nội. Ông ta đã khống chế và muốn đổ tội cho cháu rằng cháu hay mẹ (là tôi) đã nhắn tin chửi chánh án tòa án HN trong vụ xử CHHV(?). Họ chở tôi trên xe đi lòng vòng qua Biên Hòa – Bình Dương cho đến gần 6 tiếng sau mới thả tôi về trước cửa nhà tôi tại 106 Lê Hồng Phong – phường 4 – Tp. Vũng tàu. Tại đây tôi nhìn thấy rất đông an ninh, công an phường, dân phòng và tổ dân phố đã trực chờ trước cổng, có 2 tên an ninh chĩa máy quay phim vào mặt tôi ghi hình , tôi len tiếng phản đối nhưng chúng bỏ qua và tôi đã báo được số xe chúng đi cho mọi người biết..
Trong khi xe của an ninh Vũng Tàu cưỡng bức trái phép tôi về Vũng Tàu thì an ninh Sài Gòn lại tiếp tục vi phạm thô bạo khi đơn phương tới chỗ tôi thuê phòng niêm phong đồ đạc cá nhân của tôi gồm: 1 laptop cá nhân hiệu ACER, 1 giỏ quần áo, đồ mỹ phẩm, dầu thơm đang sử dụng. Giỏ xách tay to màu xanh trong đó bao gồm: Ví đựng tiền màu đen, có 2 thẻ ATM mang tên Bùi Thị Minh Hằng, thẻ ATM mang tên Bùi Trung Nhân, CMND, hộ chiếu mang tên Bùi Trung Nhân cùng nhiều giấy tờ khác và nữ trang tôi tháo ra vì không muốn mang theo trên người đi ra ga. Sau khi về tới nhà tôi liên lạc với khách sạn thì định nhờ người thân tới lấy đồ cho tôi dùm thì được chủ nhà thông báo rằng công an yêu cầu tôi phải trực tiếp lên và họ sẽ tới mở “niêm phong” trả đồ cho tôi. Như vậy rõ ràng có sự âm mưu bẩn thỉu trong chuyện này. Vì theo nguyên tắc, Nếu họ bắt giữ tôi và phát hiện phạm tội thì họ phải ngay lập tức lập biên bản có người làm chứng rồi cùng tôi chứng kiến việc khám xét hay “niêm phong” Nhưng ở đây họ chặn đường bắt cóc tôi một cách thô bạo, lu lên tôi bị nghi ngờ có mang hàng cấm nhưng lại nhanh chóng tống tôi lên xe chạy lòng vòng mua đường để sau 6 giờ đồng hồ trả tôi về nhà trong khi đồ đạc của tôi không được lấy đem theo mà bị họ khống chế lục soát lén lút và niêm phong? Vậy ai đảm bảo rằng họ không dựng hiện trường giảm cố tình hại tôi như lời họ vu lên khi bắt giữ vô cớ.
Và một sự thật trùng hợp là trong ngày hôm 1-7 khi họ chặn cô Kim Tiến tại nhà thờ Đức Bà cũng với luận điệu trâng tráo vô lý này.
Trên đây là toàn bộ hành xử mang tính tội ác của nhà cầm quyền đối với người dân vô tội chúng tôi. Bản thân tôi đã từng chịu nhiều lần bắt bớ giam cầm trái phép chỉ vì muốn lên tiếng thể hiện  lòng yêu nước và đòi hỏi quyền con người dân chủ theo đúng pháp luật và hiến pháp. Xong nhà cầm quyền ra sức đàn áp, bức hại chúng tôi không từ một thủ đoạn hèn hạ, bỉ ổi nào như những gì tôi đã trình bày và có sự làm chứng của người khác nữa…
Tôi viết đơn thư này khẩn thiết kêu cứu đến tất cả các cơ quan bảo về pháp luật tối cao trong nước.
Kêu cứu đến các vị lãnh đạo đảng nhà nước còn có tấm lòng vì dân vì nước.
Kêu cứu đến các tổ chức nhân quyền quốc tế và toàn thể các nước, yêu chuộng hòa bình công lý, tôn trọng con người.
Tôi khẩn thiết kêu cứu đến các cơ quan ngoại giao có quan hệ với chính quyền Việt Nam và toàn thể các cơ quan ngôn luận truyền thông khắp nơi hãy lên tiếng bảo vệ cho tôi , cho đồng bào tôi đang bị bức hại một cách trắng trợn và bất chấp lương tâm, bất chấp pháp luật.
Nếu những việc làm thô bạo của nhà cầm quyền cứ tiếp diễn và gây bức ép lên cuộc sống thường ngày của chúng tôi bằng khủng bố – đàn áp – đe dọa, vu khống như hiện nay thì tôi xin thông báo đến toàn thể loài người tiến bộ rằng :
Tôi, công dân Việt Nam yêu nước Bùi Thị Minh Hằng- sinh ngày 20-7-1964, địa chỉ thường trú tại 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp Vũng Tàu sẽ: 
TỰ THIÊU 
để lên án sự bức hại của chính quyền đối với bản thân tôi cũng như những hành xử tương tự và thường xuyên gia tăng với rất nhiều đồng bào tôi trên khắp lãnh thổ như: Cưỡng chế Văn Giang, Vụ Bản, đánh đập bỏ tù những dân oan đi khiếu kiện đòi quyền lợi bị cướp đoạt như Trần Thị Ngọc Anh của Vũng Tàu. Bôi nhục vu cáo những con người đáng kính quên mình vì nhân dân, vì dân oan mất đất mất nhà như cụ Lê Hiền Đức. Đàn áp, đe dọa , bắt cóc, giam giữ trái phép những thanh niên đi biểu tình yêu nước vì Trường Sa – Hoàng Sa và coi họ như kẻ thù.
Xin kính chuyển khẩn cấp thư này đi các nơi và cầu xin sự lên tiếng của loài người có lương tri trước tình cảnh bi đát cùng quẫn của chúng tôi.
Tôi xin đa tạ mọi tấm lòng!
Kính thư: Bùi Thị Minh Hằng.
106 Lê Hồng Phong- Phường 4 – Thành Phố Vũng Tàu
Phone: 01688809350"