Giao lưu trực tuyến: Biển Đông, âm mưu Trung Quốc và hào khí Đông A
Chủ nhật 08/07/2012 11:41
(GDVN) - Các tướng lĩnh, nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông sẽ có mặt trong buổi giao lưu trực tuyến về Biển Đông trên báo điện tử giaoduc.net.vn vào sáng thứ 3, ngày 10/7/2012 tới đây.
Chủ quyền. Đó có lẽ là hai từ được dùng nhiều nhất trong hai tuần đặc biệt vừa qua. Bất kì nơi đâu, trong hoàn cảnh nào mỗi trái tim người Việt Nam đều thổn thức chung nhịp đập yêu nước, trăn trở cho tương lai dân tộc, giống nòi. Tình yêu quê hương đất nước vốn luôn hiện hữu hoặc ẩn sâu trong trái tim mỗi người, mà đôi khi trong đời sống bận rộn bình thường không có cơ hội được bộc lộ, nay cùng chia nhau nỗi sục sôi trong huyết quản.
Vẫn còn đó, vẹn nguyên một lời thề son sắt: “Nếu là đất đai của bạn, dù là bạc là vàng, ta cũng trả hết cho bạn. Nhưng đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, thì dù chỉ có đá sỏi cây cằn, ta cũng sẽ giữ gìn, một tấc không đi, một li không rời, dù có phải đổi bằng xương máu”.
Vẫn còn đó, vẹn nguyên một lời thề son sắt: “Nếu là đất đai của bạn, dù là bạc là vàng, ta cũng trả hết cho bạn. Nhưng đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, thì dù chỉ có đá sỏi cây cằn, ta cũng sẽ giữ gìn, một tấc không đi, một li không rời, dù có phải đổi bằng xương máu”.
Tuần tra tại quần đảo Trường Sa |
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết: “Tổ quốc của chúng ta trên bản đồ thế giới mang hình dáng một bà mẹ gày gò đội nón lá, lưng còng gập có lẽ vì phải gánh quá nhiều sứ mệnh lịch sử. Bà mẹ ấy vẫn lặn lội thân cò, bước thập thững bên bờ sóng. Tấm lưng còng gập quay ra Biển Đông. Cái phên dậu giữ cho tấm lưng còng ấy khỏi lạnh chính là Trường Sa đấy!”.
Trân trọng kính mời độc giả bày tỏ chính kiến, gửi câu hỏi giao lưu vào địa chỉ email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Với chủ đề bảo vệ chủ quyền đất nước, báo Giáo dục Việt Nam xin cùng nhân dân góp tiếng nói nồng nàn yêu nước qua cuộc Giao lưu trực tuyến “Biển Đông, âm mưu Trung Quốc và hào khí Đông A” vào hồi 9h sáng thứ 3 ngày 10/7/2012.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc hãy chia sẻ những băn khoăn, bình luận, ý kiến và câu hỏi tới Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Trung Tướng Nguyễn Việt Thành (tức Tư Bốn), Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy và Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ để nói lên tiếng lòng mình qua địa chỉ email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh (29/7/1942), nguyên là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XIII, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin Việt Nam. Vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từng bao năm biền biệt rong ruổi trên các chiến trường khốc liệt nhất, nên ông hiểu rõ nhất giá trị của máu xương bao thế hệ đã đổ, hiểu rõ ý nghĩa của hòa bình, độc lập. Trả lời báo Giáo dục Việt Nam về tình hình Biển Đông, Thượng tướng từng nói: "Xuyên suốt lịch sử Việt Nam là các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập chủ quyền. Hơn ai hết, nhân dân ta muốn tránh chiến tranh và muốn duy trì ổn định. Quan điểm nhất quán của chúng ta là mình không đánh trước.
Việt Nam không bao giờ dùng sức mạnh quân sự đi đánh một nước khác. Nhưng nếu có nước nào xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam thì dân tộc này sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng thước đất, thước biển của quê hương".
Việt Nam không bao giờ dùng sức mạnh quân sự đi đánh một nước khác. Nhưng nếu có nước nào xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam thì dân tộc này sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng thước đất, thước biển của quê hương".
Thượng tướng cho rằng: "Việc hiện đại hóa hải quân nói riêng và quân đội nói chung đòi hỏi từng bước và phụ thuộc vào khả năng kinh tế của đất nước. Hiện nay chúng ta đang từng ngày tăng cường năng lực tác chiến cho cả hải quân trên biển, lực lượng chi viện trên bờ cho biển và lực lượng trên không.
Trân trọng kính mời độc giả bày tỏ chính kiến, gửi câu hỏi giao lưu vào địa chỉ email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Điều quan trọng nhất là mình phải có sức mạnh để giữ. Mà sức mạnh đó là của dân tộc, một sức mạnh tổng hợp. Đồng thời phải bảo đảm cho lực lượng giữ phòng thủ trên các đảo giữ vững chủ quyền các vùng biển đảo của mình. So với ngày trước thì lực lượng của ta đã khá hơn nhiều rồi.Tôi tin nhà nước ta sẽ bảo đảm được điều đó!".
Trung tướng Nguyễn Việt Thành (tức Tư Bốn):
Trung tướng Nguyễn Việt Thành (15/04/1947), nguyên Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; nguyên Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an; trưởng ban chỉ đạo chuyên án triệt phá băng nhóm xã hội đen lớn nhất Việt Nam do Năm Cam cầm đầu.
Trong đời, ông Tư Bốn chưa biết lùi bước trước mọi khó khăn. Rời Tiền Giang về TP.HCM nhận nhiệm vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an, phụ trách phía Nam vào năm 1999, Thiếu tướng Tư Bốn Nguyễn Việt Thành đã phải đương đầu ngay một đối thủ nặng ký: tổ chức xã hội đen khuynh đảo thế giới ngầm ở TP.HCM do Năm Cam cầm đầu.
Trân trọng kính mời độc giả bày tỏ chính kiến, gửi câu hỏi giao lưu vào địa chỉ email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Một cuộc “so găng” nghẹt thở, đầy kịch tính giữa họ đã diễn ra. Cuối cùng, ông Tư Bốn và các cộng sự đã chiến thắng, tội ác đã bị trừng trị. Vị tướng từng bao năm kinh qua lửa đạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước luôn thấu hiểu: "Sức mạnh lòng dân vượt lên trên tất cả muôn ngàn gian khó. Có được lòng dân, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an. Thời gian vừa qua, ông đã có nhiều bài phát biểu thể hiện quan điểm dứt khoát trong vấn đề biển Đông ở Việt Nam. Trả lời báo Giáo dục Việt Nam, thiếu tướng nói: "Trung Quốc sẽ làm gì? Đó không chỉ phụ thuộc vào ý đồ của họ mà còn phụ thuộc vào sức mạnh, phản ứng của Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh, dưới những triều đại phong kiến Việt Nam mạnh thì Trung Quốc không dám xâm phạm bờ cõi của ta. Còn những lần Trung Quốc tràn xuống xâm lược thì đều là những lần Việt Nam suy yếu. Nói một cách “sòng phẳng” Trung Quốc đối với Việt Nam là vấn đề dân tộc. Chúng ta đối với Trung Quốc là láng giềng hữu nghị nhưng phải trên nguyên tắc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đó là mục tiêu tối thượng”.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc. Trên báo chí, ông đã có rất nhiều bài trả lời phỏng vấn bày tỏ những đánh giá sắc sảo về tình hình Trung Quốc và Biển Đông.
Theo ông Dy, hiện nay, những cách mà chính quyền và nhân dân Việt Nam thể hiện sự phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc là rất đúng. "Chúng ta tôn trọng vai trò nước lớn của họ, nhưng không vì thế mà chúng ta để mặc họ muốn làm gì thì làm. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là không thể nhượng bộ, là vấn đề không thể mang ra “mặc cả”. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đừng quên những “bài học nhớ đời” của tiên tổ họ ở mảnh đất và vùng biển phương Nam này.
Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đôc Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên.
Từ hai bàn tay trắng, sau 14 năm khởi nghiệp, Đặng Lê Nguyên Vũ đã xây dựng nên cả một sản nghiệp đồ sộ, đưa thương hiệu cà phê Trung Nguyên tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Doanh nhân này đã và đang thành công trên con đường sáng tạo song hành cùng khát vọng Đại Việt.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng tâm sự: "Tâm thế Đại Việt luôn là điều ám ảnh tôi trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Tôi tin đất nước này hoàn toàn có thể trở thành vĩ đại và có vị thế lớn trên chính trường thế giới. Vì sao nhiều đất nước non trẻ hơn, thua kém Việt Nam về tài nguyên, diện tích, quy mô, vị trí, lịch sử, văn hóa mà họ vẫn nhanh chóng phát triển hơn hẳn ta? Nghịch lý đó không phải riêng tôi mà mọi người dân VN đều cần phải trăn trở".
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng tâm sự: "Tâm thế Đại Việt luôn là điều ám ảnh tôi trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Tôi tin đất nước này hoàn toàn có thể trở thành vĩ đại và có vị thế lớn trên chính trường thế giới. Vì sao nhiều đất nước non trẻ hơn, thua kém Việt Nam về tài nguyên, diện tích, quy mô, vị trí, lịch sử, văn hóa mà họ vẫn nhanh chóng phát triển hơn hẳn ta? Nghịch lý đó không phải riêng tôi mà mọi người dân VN đều cần phải trăn trở".