Ngân hàng lại sốt sắng 'gom' vàng
Việc các ngân hàng huy động vàng trở lại được lý giải nhằm cân bằng trạng thái, nhưng cũng không loại trừ mục đích hoán đổi ra tiền đồng để kinh doanh khi chênh lệch lãi suất hấp dẫn.
>Chưa thu phí giao dịch ATM nội mạng trong năm nay
Từ đầu tuần trước đến nay, nhiều nhà băng rục rịch huy động vàng trở lại với lãi suất trên dưới 1% sau khi đã đưa về gần 0% hoặc đã ngưng trước đó.
Đầu tháng 5, lẽ ra các ngân hàng đã phải chấm dứt hoàn toàn việc huy động vốn bằng vàng. Tuy nhiên, sau đó Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư mới, cho phép nhà băng được phép huy động dưới hình thức chứng chỉ ngắn hạn để chi trả vàng theo yêu cầu của khách khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả.
Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 25/11 năm nay. Ngay lập tức, lãi suất huy động vàng tại nhiều nhà băng đã nhảy vọt lên 3-4,6% một năm.
Thực trạng trên khiến hôm 25/6, Ngân hàng Nhà nước lại phải ban hành văn bản 3854 yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng để tránh phải giải quyết những trường hợp vi phạm về các quy định liên quan. Sau văn bản này, lãi suất huy động vàng đã giảm mạnh trở lại, xuống gần mức 0%; thậm chí có ngân hàng đã ngưng huy động vàng để chuyển sang hình thức giữ hộ có thu phí.
|
Ngân hàng rục rịch huy động vàng. Ảnh: Lệ Chi |
DongA Bank là ngân hàng đầu tiên ngừng huy động vàng trong những ngày đầu tháng 7 và áp dụng mức phí giữ hộ 0,05% trên giá trị vàng giữ hộ. Tuy nhiên, hiện nay nhà băng này bất ngờ huy động vàng trở lại với lãi suất 1% cho tất cả các kỳ, nhưng phải đáo hạn trước 25/11.
Tương tự, hôm 18/7, Ngân hàng Á Châu cũng thông báo phát hành chứng chỉ huy động vàng với các kỳ hạn 1, 2, 3 tháng, lãi suất 0,8% một năm và đảm bảo đáo hạn trước ngày 25/11 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, các chứng chỉ vàng chưa đến ngày đáo hạn vẫn tiếp tục thực hiện những cam kết giữa ACB và khách hàng. Những khoản có ngày đến hạn sau ngày 25/11 nhưng khách hàng không đến rút, ACB sẽ chuyển sang giữ hộ vàng và không trả lãi.
Động thái này của Ngân hàng Á Châu khiến nhiều người bất ngờ. Bởi lẽ, chỉ mới hơn 10 ngày trước, nhà băng trên đã ngưng phát hành chứng chỉ huy động vàng có kỳ hạn, và cho biết những khoản đáo hạn sau 4/7 nhưng khách hàng không đến rút, ACB sẽ chuyển sang giữ hộ vàng và không trả lãi.
Một số nhà băng khác hiện nay còn nhận huy động vàng của khách có kỳ hạn vượt ngày 25/11. Chị Lan, một khách hàng đến gửi 10 lượng vàng tại VietA Bank cho biết, hiện nhà băng này áp dụng lãi suất huy động vàng 0,6% cho tất cả các kỳ hạn. Nhân viên VietA Bank còn tư vấn, chị muốn gửi kỳ hạn bao nhiêu cũng được, chứ không nhất thiết là phải đáo hạn trước ngày 25/11. "Những khoản có ngày đến hạn sau ngày này vẫn được giữ lãi suất 0,6%. Chỉ có điều, sau ngày 25/11, VietA Bank không phát sinh hợp đồng mới", nhân viên nhà băng nói.
Lý giải cho động thái huy động vàng trở lại và áp lãi suất cạnh tranh trên thị trường, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, cho biết, hiện nay, thông thường chỉ có nhà băng nào bị âm trạng thái vàng thì mới được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho huy động vàng. "Trước đó, chúng tôi không được cấp phép huy động, đành phải ngưng. Nay được Ngân hàng Nhà nước cấp phép lại thì tiếp tục triển khai phát hành chứng chỉ vàng ngắn hạn. Đó là hoạt động bình thường trong nghiệp vụ ngân hàng", ông Toại nói.
Về lãi suất ấn định cao so với mặt bằng chung, Phó tổng giám đốc ACB cho hay, chưa có bất cứ quy định nào về trần lãi suất huy động vàng. Do vậy, ACB phải nâng lên mức hợp lý khi một số ngân hàng đã điều chỉnh trước đó.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần vừa mới huy động vàng trở lại với lãi suất 1% cũng chia sẻ, hiện nay nhà băng bà còn tồn đọng một số lượng dư nợ bằng vàng mà trước đó khách hàng đã vay ở kỳ hạn dài và chưa trả nợ xong.
Do đó, khi nào khách hàng đến tất toán một phần nợ thì trạng thái vàng sẽ dương và nhà băng không phải huy động nữa. Còn lúc đến hạn mà họ chưa thể thanh toán nợ, nhà băng buộc phải huy động vàng vào hoặc ít ra cũng phải giữ chân khách không để họ rút vàng đã gửi ra khỏi nhà băng nhằm cân bằng trạng thái. "Đó là lý do vì sao lúc ngân hàng huy động vàng, lúc lại ngưng", bà lý giải.
Một chuyên gia trong giới ngân hàng nhìn nhận, động thái huy động vàng lãi suất cao của một số ngân hàng hiện nay còn có nhiều khả năng xuất phát từ mục đích chuyển vàng thành tiền đồng. Ông này cho rằng, ngay cả khi huy động vàng với lãi suất 1 hoặc 2% một năm, nếu giá ổn định, sẽ có lợi hơn so với huy động vốn bằng VND lãi suất 9%.
Trên thực tế hiện nay, giá vàng đang dao động trong biên độ khá hẹp quanh 41,5-42 triệu đồng suốt cả tháng nay. Giá vàng ít "sóng" khiến giao dịch ngoài thị trường cũng không có nhiều sự sôi động.
Thứ ba, 24/7/2012, 00:21 GMT+7
Ngân hàng trầy trật đòi nợ nhau
Không chỉ đau đầu vì khối nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp, các ngân hàng còn đứng ngồi không yên vì nợ đọng trên thị trường liên ngân hàng.
> Ông lớn ngân hàng sụt giảm lãi, nợ xấu tăng
Giám đốc một ngân hàng cổ phần phía Nam cho biết, nhà băng ông cấp hạn mức tín dụng tín chấp cho một ngân hàng bạn trên thị trường hai (nơi các ngân hàng vay mượn vốn ngắn hạn của nhau) khoảng 200 tỷ đồng, kỳ hạn tuần. Quá hạn đã lâu, nhưng ngân hàng bạn liên tục khất nợ và xin gia hạn trả.
Theo ông, thường thì dựa vào lý do Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo cho các đơn vị yếu thanh khoản ưu tiên giải quyết các khoản nợ cho thị trường một (thị trường giao dịch giữa các ngân hàng với dân cư), các con nợ đã khất liên tục. "Chúng tôi phải cử đại diện qua thỏa thuận và liên tục gửi văn bản báo cáo tình trạng này với Ngân hàng Nhà nước nhưng đến nay vẫn chưa thể thu hồi được nợ", ông than thở.
|
Ngân hàng đau đầu nợ xấu liên ngân hàng. Ảnh: Lệ Chi. |
Nhiều ngân hàng lớn cũng đang là chủ nợ bất đắc dĩ của các nhà băng nhỏ khác. Một lãnh đạo của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tiết lộ, ngân hàng này đang có một số khoản nợ quá hạn đã lâu ở một số ngân hàng thương mại cổ phần nhưng vẫn chưa được thanh toán.
Một chuyên gia ngân hàng tại TP HCM phân tích, bản chất giao dịch liên ngân hàng chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cấp thiết của tổ chức tín dụng trong thời gian rất ngắn: qua đêm, dăm ba ngày, một vài tuần và chủ yếu dựa vào chữ tín. Tuy nhiên, do thời gian qua, nhiều ngân hàng quá khó khăn về thanh khoản nên đã vay trên thị trường hai bằng mọi giá, trong khi không thể cạnh tranh huy động tại thị trường một dẫn đến mất khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng bạn và bội tín.
Vấn đề nợ đọng giữa các ngân hàng với nhau cũng được chính các doanh nghiệp đem ra mổ xẻ tại hội nghị đối thoại giữa các ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cuối tuần qua. Chủ tịch hội đồng quản trị thép Bắc Việt, Trần Anh Vương cho rằng, doanh nghiệp vay ngân hàng thì phải có tài sản đảm bảo và khi có rủi ro khó trả nợ dễ bị xếp ngay vào nhóm nợ xấu. Nhưng các ngân hàng lại cho nhau vay quá dễ dãi. "Chúng tôi không trong ngân hàng, nhưng có thông tin cho thấy tình trạng ngân hàng nợ lẫn nhau quá hạn cũng phổ biến. Vậy đề nghị cần xử lý quyết liệt trong tái cơ cấu", ông nói.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận, ngân hàng nợ lẫn nhau và cho nhau vay vô tội vạ là có thực. Ngân hàng rất chặt chẽ với doanh nghiệp (trên thị trường một), nhưng giữa ngân hàng với nhau lại quá thoáng (thị trường 2), cần bao nhiêu cho vay bấy nhiêu, miễn trả lãi suất.
Một phần nguyên nhân của tình trạng này, theo Thống đốc là các ngân hàng đang tự "hiểu lầm" về cái gọi là ngân hàng không thể phá sản, không thể đổ vỡ nên cho nhau vay dễ dãi.
"Người ta cứ tự hiểu rằng Nhà nước ta không bao giờ cho ngân hàng đổ vỡ, nếu có rủi ro xảy ra thì Ngân hàng Nhà nước đứng ra mua lại nên khoản vay đó được đảm bảo rồi. Nhưng đó là sự hiểu lầm", ông Bình nhấn mạnh.
Thậm chí có tình trạng thấy nhau khó vẫn cho vay, đồng thời ép nhau bằng lãi suất cao chất ngất.
"Châm ngôn của hệ thống ngân hàng là không bao giờ cho người cần tiền bằng mọi giá vay. Nhưng vẫn có ngân hàng không nắm điều này. Gần đây chúng tôi đã quy định ngân hàng cho nhau vay cũng phải trích lập dự phòng rủi ro, và xét duyệt chặt chẽ", Thống đốc nhắc lại.
Đánh giá về vấn đề này, một chuyên gia tại TP HCM cho rằng, Ngân hàng Nhà nước không nên phân biệt ưu tiên tái cấp vốn cho các khoản nợ thị trường 1 và coi nhẹ khoản nợ trên thị trường 2. Bởi xét cho cùng, khi yếu thanh khoản thì thị trường nào cũng đáng lo như nhau.
Bản thân một lãnh đạo ngân hàng cổ phần bộc bạch, tình trạng nợ xấu liên ngân hàng trong năm qua cũng để lại bài học chua xót cho nhiều ngân hàng thương mại, nguy cơ xói mòn lợi nhuận của từng đơn vị. Rút kinh nghiệm bài học đau đớn này, các ngân hàng giờ thận trọng hơn khi cho nhau vay, và chỉ cho vay khi Ngân hàng Nhà nước có cơ chế bảo lãnh đặc biệt.
Lãi suất tiết kiệm lập đỉnh mới
Mức lãi suất này được Nam Á công bố ở kỳ hạn 6 tháng và áp dụng đối với các khoản tiền gửi có số dư từ 2 tỷ đồng trở lên. Riêng đối với các khoản tiền gửi nhỏ hơn 2 tỷ đồng (cũng gửi kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất công bố dao động trong khoảng 13,55 - 13,65% một năm.
|
Lãi suất huy động tiếp tục vượt xa mức đồng thuận của các ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà |
Biểu lãi suất nêu trên được Ngân hàng Nam Á công bố vào ngày 19/11 và bắt đầu được áp dụng kể từ đầu tuần này. Cùng với kỳ hạn 6 tháng nhà băng này cũng nâng lãi suất huy động công bổ ở tất cả các kỳ hạn dưới một năm lên mức 12,75 - 13,45% một năm. Với các khoản gửi kỳ hạn dài hơn, mức lãi suất công bố vẫn là 12%.
Trước khi Ngân hàng Nam Á thực hiện điều chỉnh nói trên, mặt bằng lãi suất huy động công bố đã được nhiều ngân hàng đưa lên mức 13%, cao hơn mức đồng thuận được các thành viên Hiệp hội Ngân hàng cam kết hồi đầu tháng 11 là 1%. Đáng chú ý, một số nhà băng đã sớm đưa mức lãi suất công bố lên đến 13,5% như trường hợp của VPBank (12/11) và SHB (19/11).
Tuy nhiên, những mức đỉnh lãi suất nêu trên là đỉnh công khai. Còn với lãi suất tiền gửi thỏa thuận khi khách hàng đến với ngân hàng thì mức đỉnh công khai vẫn chưa bằng. Trên thực tế, mức lãi suất tiền gửi khoảng 14% một năm đã được một số ngân hàng áp dụng từ trước đó.
Song song với việc nâng lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng được nhiều ngân hàng điều chỉnh mạnh trong thời gian qua. Theo ghi nhận củaVnExpress.net, lãi vay phục vụ sản xuất kinh doanh tại một số ngân hàng hiện dao động trong khoảng 16-19% một năm.
Nhật Minh