Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Khi Tổ quốc gọi ta...



Trịnh Kim Tiến - Ngày 05/06/2011 là một ngày đáng nhớ đối với những người tham gia biểu tình yêu nước chống Trung Quốc và những ai căm phẫn, sôi sục trước sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông. Tôi nghĩ, mỗi người đều có những cảm xúc khác nhau về ngày này, riêng cá nhân tôi, một người đã tham gia đoàn biểu tình, tôi thấy xao xuyến lắm. Khó mà tả được cái cảm giác lâng lâng, nuối tiếc, thèm thuồng và hy vọng.

Đã gần một năm qua đi kể từ ngày chung tay đều bước cất lên tiếng ca Việt Nam quê hương ta, “này người anh em”… đến hôm nay nhìn lại, bọn Tàu kia vẫn ngang nhiên cắt cáp dầu khí, bắt giữ tàu đánh cá, ngư dân Việt Nam, tàu của chúng tràn ngập biển Đông. Chúng tận lực khai thác ngay trên biển đảo quê hương ta mà nói đó là điều rất đỗi bình thường.  Máu căm hờn ai thấy cũng sục sôi, hào khí xưa con cháu Tiên Rồng, sự dồn nén, cam chịu khiến cho những người con nhìn về Tổ quốc, nhìn về nơi hải đảo xa xôi Hoàng Sa – Trường Sa yêu dấu trong nỗi uất nghẹn, đau buồn. Cảm xúc ứ đọng thành những giọt nước mắt nặng hạt đong đầy trong khóe mi cay.

Ngày này của năm trước, tôi không có can đảm viết và nói ra như ngày hôm nay. Có lẽ cũng do biến cố gia đình khiến tôi hiểu biết nhiều hơn. Nhưng rõ ràng là, nó không liên quan đến những gì mà tôi đã làm, không liên quan đến bước chân đồng hành trong đoàn biểu tình của những ngày hè oi ả, nắng cháy hăng say một năm trước.

Cũng có thể có nhiều người ác ý hay cố tình đánh tráo khái niệm cho rằng tôi đang mập mờ giữa hai chuyện đó. Nhưng họ quên đi một điều đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Tôi đã từng nói cũng như trả lời rất nhiều cuộc phỏng vấn để thể hiện rõ quan điểm cá nhân:

- Tôi đòi công lý cho bố mình với tư cách là một người con.
- Tôi tham gia biểu tình yêu nước với tư cách một người công dân.

Xin đừng đánh đồng những điều đó với nhau.

Không thể nói tôi tham gia vào hoạt động yêu nước là tôi phải vứt bỏ công việc của gia đình mình.

Càng không thể cho rằng tôi đấu tranh đòi sự công bằng minh bạch cho cái chết của bố mình thì tôi không được quyền yêu nước.

Và tôi cảm thấy rằng không ai có quyền chất vấn tôi khi không trực diện, thẳng thắn mà phải ẩn mình thông qua những người khác, những blog khác, bởi vì những gì tôi làm đều là trách nhiệm mà tôi nghĩ phải làm. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm điều gì sai, bởi phàm là con người thì khó có ai có thể tránh khỏi sai lầm. Nhưng tôi có thể chắc chắn một điều rằng: Tôi chưa làm sai điều gì đối với người khác, đối với gia đình, và đối với đất nước của tôi.

Khi tôi bước chân xuống đường tôi chưa hề nghĩ đến một ngày người ta biết tôi là ai, không nghĩ cuộc đời sẽ đưa đẩy tôi đến với những người bạn nào. Khi đọc được lời kêu gọi biểu tình yêu nước chống Trung Quốc trên mạng, qua tìm hiểu trên Facebook, tôi biết được đất nước tôi, quê hương tôi đang phải đối diện, trải qua những khó khăn, sự đe dọa, rình rập, xâm lược của tên hàng xóm xấu bụng mà báo chí vẫn gọi là “láng giềng tốt”. Tôi đã quyết định tham gia vào cuộc biểu tình khẳng định chủ quyền của dân tộc mình, khẳng định quyền của một công dân trong một đất nước độc lập với truyền thống yêu nước với bốn ngàn năm lịch sử.

Nhưng ngày 05/06 năm ngoái, tôi không có xuống đường. Tôi không bước từng bước, hô từng tiếng vang “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc xâm lược”. “Bảo vệ chủ quyền Việt Nam, bảo vệ toàn  vẹn lãnh thổ, bảo vệ ngư dân Việt Nam”…

Tôi có đi, tôi có đến chỗ mọi người biểu tình, có nhìn thấy những đoàn người từ nhiều ngả trên đường phố hô vang. Nhưng tôi đã không có can đảm bước xuống cùng họ. Tôi không có biết là xuống đó biểu tình rồi có sao không nữa, rồi có bị bắt, có bị xử phạt hay như thế nào đó không. Tôi không có kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết nhiều trong việc đó, trong khi tôi lại đi xe, không biết gửi sao cho tiện. Tôi chỉ đi qua, dừng xe lại, cầm chiếc máy ảnh du lịch trên tay và bấm lấy những bức hình. Qua Bờ Hồ rồi vòng lên đường Hàng Bông, những đoàn người khác nhau, nhưng những giọt mồ hôi trên khuôn mặt của những người tham gia biểu tình như hoà cùng máu và nước mắt của cha ông đã đổ xuống vì quê hương thân yêu. Những tiếng hát, lời ca như bùng lên dữ dội trong sự kìm nén. Tôi nhìn họ bằng ánh mắt thèm thuồng, bằng sự ham muốn tột bậc, sự ham muốn được “YÊU NƯỚC”, chẳng có gì hơn, họ đã truyền cho tôi nghị lực và sức mạnh của lòng dũng cảm. Và tôi quyết định, một quyết định gan dạ và táo bạo, có thể nói như vậy với lúc bấy giờ, vào khoảng thời gian đó của tôi, tôi bước xuống đường, bước  ra khỏi những lý thuyết của sự sợ hãi, ngày 12/06 tôi đã xuống đường. Đó là sự kỳ diệu đối với tôi, đúng vậy, nhận thức là cả một quá trình. Vượt qua nỗi sợ hãi là cả một bài học.

Trong những buổi biểu tình, tôi có rất nhiều kỉ niệm, vui có, sợ có, lo lắng có, hoài nghi có, thậm chí đau lòng cũng có. Đau lòng là khi tôi chứng kiến, tôi nhìn thấy đồng bào tôi, những người đáng lẽ ra phải đứng về phía chúng tôi, bảo vệ chúng tôi, lại chĩa mũi nhọn, họng súng vào chúng tôi mà ngăn cản. Có khi thì tôi thấy thương yêu, thương những người mà tôi chưa gặp lần nào, khi họ bị bắt vì cũng như tôi đi biểu tình yêu nước mà đến tối mịt vẫn chưa được thả ra, đó là những anh chị em Sài Gòn ngày 17/07/2011 đã bị bắt, bị đánh. Tôi cũng thao thức như người thân của họ ngóng chờ họ trở về.  Về những  cô chú, anh chị em cùng tôi biểu tình ngoài Hà Nội thì rõ ràng tình cảm đó là chắc chắn, sự lo lắng và yêu thương khi họ bị bắt là không thể khác được với những nhịp đập hồi hộp của trái tim tôi vì ngoài chí hướng đồng  lòng của những con người cùng nhiệt huyết, chúng tôi còn có tình cảm chân tay, đồng đội mến thương, sẻ chia tiếp sức cho nhau trên con đường nắng cháy. Còn đây, những người kia là những người cách tôi cả ngàn cây số, tôi chưa bao giờ được tiếp xúc, hay nắm tay hô vang cùng họ một lần, vậy mà sao khi họ bị bắt đem đi, tôi lại thương lo họ đến vậy. Tất cả tình thương mến thương đó giữa chúng tôi, không hề có sự vụ lợi, toan tính hay nghĩ rằng mình làm để được gì cho bản thân, tất cả đều xuất phát từ một điểm duy nhất, đó là tình yêu  quê hương đất nước, tình yêu máu thịt đồng bào. Những con người không có trái tim và chỉ có những kẻ không có trái tim và bộ óc thì mới chối bỏ dân tộc mình, anh em mình, thì mới có thể nghĩ những giọt nước mắt, mồ hôi đang chảy của đồng bào mình là gian dối, là toan tính.

Ngày cũ đã qua đi, nhưng ngày mới sẽ lại tới, tôi tin rằng rồi một ngày, một ngày không  xa ấy, tất cả chúng ta, những con người Việt Nam, sẽ cùng “đứng chung đồng bào” để “Đáp lời sông núi”.

“Làm sao ngăn được tình yêu với quê hương, đi trên đường tay trong tay đều nhịp bước.
Để còn nhớ tiếng nói cha ông, giặc vào đây sẽ bại vong, còn ghi dấu Bạch Đằng Giang cuộn sóng.
Để ngày sau nhớ hôm nay người Việt Nam tay cầm tay. Tình yêu nước đến bên nhau đứng chung đồng bào.
Tổ Quốc gọi ta Hoàng Sa Trường Sa, rồi sẽ đến lúc chúng ta giành lại.
Nổi sóng biển đông, con cháu Tiên Rồng.
Này người anh em, nắm tay cùng tôi !”


NÔNG DÂN AN GIANG TẬP TRUNG KHIẾU KIỆN TRƯỚC UBND TỈNH




Nguồn bantinnhadat.vn
Mô hình khu đô thị cao cấp Sao Mai - An Giang do nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư & xây dựng Sao Mai. (Ảnh minh hoạ)


2012-05-30
Sáng ngày hôm nay 30/05/2012, khoảng hơn 300 bà con nông dân nhiều nơi trong tỉnh An Giang đã tập trung tại trước cổng UBND tỉnh để khiếu kiện về đất đai của họ bị trưng thu nhưng chính quyền cấp huyện không đền bù thỏa đáng.
Những người dân này đã từng nhiều lần kêu cứu và gửi đơn kiến nghị, khiếu nại lẫn tố cáo đến nhiều cơ quan kể cả ra tận Hà Nội để kêu cứu nhưng không có kết quả. Ông Sáu, một người có đất bị cưỡng chế có mặt trong đoàn người khiếu kiện hôm nay cho biết:
Hiện nay chúng tôi ở dưới Tri Tôn tập trung trên 400 người tại Ủy Ban Tỉnh. Hiện nay chúng tôi kéo nhau về Ủy Ban Tỉnh để đấu tranh vì trên Bộ có xuống, cũng có đài VTV3 xuống nên tụi tui đấu tranh về vụ đất. Trong khi có quyết định thu hồi đất hồi năm 2009 đến nay chúng tôi không đồng ý giá vì quá rẻ, bán hai công đất mới mua được một công thành ra chúng tôi không nhận tiền. Ủy ban Huyện ra quyết định cưỡng chế chúng tôi đã ba lần rồi nhưng không thành công.
Chúng tôi có đem đơn thưa đến văn phòng Trung ương Đảng ở thành phố một lần, lần thứ hai nhờ đài VTV của Cần Thơ lên phỏng vấn nữa nhưng Ủy ban tỉnh cũng không chấp hành. Sau này chúng tôi đi đến bộ. Bộ Tài nguyên môi trường đề nghị Ủy ban Tỉnh phải giải quyết thỏa đáng cho bà con nhưng Ủy ban tỉnh cũng không chấp hành.
Trong khi có quyết định thu hồi đất hồi năm 2009 đến nay chúng tôi không đồng ý giá vì quá rẻ, bán hai công đất mới mua được một công thành ra chúng tôi không nhận tiền.

Ông Sáu
Đến văn phòng Trung ương đảng của Hà Nội nhưng hiện nay đã về ba bốn văn bản của thanh tra chính phủ nữa nhưng Ủy ban tỉnh vẫn không chấp nhận.
Ông Hồng, một người dân khác cho biết bà con từ nhiều nơi tập trung về An Giang với những vụ khiếu kiện đền  bù khác nhau trong đó có cả việc trả tiền xây dựng không thỏa đáng khiến người dân không thể chấp nhận ông Hồng nói:
Ở An Giang qua, dưới Mỹ An qua rồi trên Châu thành xuống. Người dân đến đây do nhu cầu ba cái đất cát nhà cửa mấy ông tỉnh thu hồi đất cát của người ta mà đền bồi không thỏa đáng. Nhà cửa người ta kêu xây lại như nhà của người ta mà mấy ổng không chịu, mấy ổng xây lại không được nửa cái nhà nữa nên người ta không chịu. Rồi cây cối giá cả mắc quá không thể theo thị trường được.
Chị Mai, một nông dân có vườn cây ăn trái trong khu đất hơn 22 héc ta có dự án xây dựng khu công nghiệp thuộc xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang cho biết đã nhiều lần người dân theo đuổi khiếu kiện nhưng không được giải quyết mặc dù khu đất đó vẫn nằm trong kế hoạch treo suốt bốn năm nay, chị kể:
Người dân đến đây do nhu cầu ba cái đất cát nhà cửa mấy ông tỉnh thu hồi đất cát của người ta mà đền bồi không thỏa đáng.

Ông Hồng
Bà con đến đây khiếu nại vấn đề đất đai. Đã nhiều năm rồi dân thì sống nhờ vào chuyên canh vườn, hàng năm dân đầu tư vào việc chăm sóc vườn thì ủy ban huyện không cho. Cái dự án này kéo dài đến 4 năm rồi mà soài thì không được chăm sóc, bây giờ vườn thì cây xơ xác dân rơi vào tình trạng khốn đốn rồi cho nên nhiều lần gặp ủy ban tỉnh để yêu cầu thì ủy ban có hứa mà không giải quyết.
Chúng tôi có đến trụ sở tiếp công dân ở Hà Nội có văn bản về thì cũng nói là hứa vài hôm thì sẽ giải quyết. Dân yêu cầu nếu không làm thì UBND tỉnh ra quyết định hủy bỏ phương án này để cho dân sửa sang vườn tược lại để canh tác mà họ không trả lời, không giải quyết gì hết. Đi khiếu nại thì cũng như không có ai tiếp đâu?
Cho tới nay các vụ khiếu kiện bồi thường đất đai vẫn tiếp tục trên diện rộng. Sau Tiên Lãng, Văn Giang, Nam Định nay là An Giang cho thấy các vụ đền bù của nhà nước đang là câu hỏi rất lớn đặt ra trước chủ trương trưng thu đất đai của người dân.
Mặc Lâm, tường trình từ Bangkok Thái Lan.

Chí nguy! Đến lượt Đinh La Thăng lộ bí mật công tác




Võ Văn Tạo (Danlambao) - Sau gần 2 tuần quyết… “đổ keo miệng” (từ ngày Cục trưởng Hàng hải VN Dương Chí Dũng “xổng lưới” điều tra) trước sức ép công luận và Quốc hội, ngày 30-5, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng phải “cạy keo miệng” với Vnexpress về việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Hàng hải. Vẫn miệng lưỡi xảo ngôn quen thuộc từ thời làm công tác Đoàn, Thăng ngụy biện: "Tập thể Vinalines khi đó mất đoàn kết, cần thay một vị trí chủ chốt. Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Hàng hải nhằm cứu Vinalines, giải quyết mâu thuẫn".

Úa Trời! Với câu nói trên, ai cũng hiểu Dương Chí Dũng là hạt nhân gây mất đoàn kết, mới phải đổi đi nơi khác. Đổi đi đâu, lại đổi lên làm Cục trưởng Hàng hải VN – cục loại I, có chức năng đối ngoại theo ủy quyền của Bộ GTVT và Chính phủ?! Chẳng trách vụ Dũng vỡ lở, nhiều quan chức cao cấp của Cục Hàng hải (đương chức và kể cả đã nghỉ hưu) rất lấy làm giận dữ và xấu hổ. Giận giữ vì người ta coi Cục Hàng hải như cái thùng rác, chỗ chứa các “phế nhân”? Giận giữ vì đang yên đang lành, người ta gieo rắc hiểm họa mất đoàn kết đến Cục! Xấu hổ vì thiên hạ trong và ngoài nước, mấy ai tường tận nguyên nhân Dũng bị khởi tố vì quá khứ cầm cương ở Vinalines? Chỉ biết Cục trưởng Hàng hải bị Bộ Công an khởi tố và đã bỏ trốn chui lủi nhục nhã, đối mặt với lệnh truy nã đặc biệt! 

Những người rành công tác tổ chức dư biết, một cách công minh và thông thường, một khi cán bộ “bốc mùi”, cấp trên và tổ chức lập tức “chơi bài” điều động đến một cái ghế chuyên viên “ngồi chơi xơi nước”, chờ xác minh xử lý. Ai đời lại “hỏa tốc” đưa lên chức lãnh đạo cao nhất một cục quan trọng như Cục Hàng hải? 

Bằng lối biện bạch như trên, Thăng tự vả miệng mình cùng miệng nhiều “tai to mặt lớn”. Khi vụ Dũng vừa phát lộ, các ông Nguyễn Văn Công (Thứ trưởng GTVT – phụ trách hàng hải) và Vũ Đức Đam (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) đều tuyên bố việc bổ nhiệm Dũng giữ chức Cục trưởng Hàng hải hoàn toàn đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định, quy trình… vì quyết định bổ nhiệm được ký trước khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ (ý nói, trước khi có kết luận, cấp trên hữu trách là Bộ và Chính phủ không hề hay biết sai phạm, khuyết điểm, yếu kém của Dũng). 

Nhưng, những ý đã phân tích ở trên vẫn chưa phải đỉnh điểm của vấn đề: 

Qua cuộc trả lời phỏng vấn Vnexpress của Thăng, đã lộ ra tình tiết: “Từ tháng 9/2011, Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông có chủ trương phải đưa ông Dũng ra khỏi vị trí Chủ tịch Vinalines càng sớm càng tốt”. Đấy nhé! Từ tháng 9-2011, chẳng riêng cá nhân Thăng, tập thể Ban cán sự Đảng Bộ GTVT đã biết “vấn đề” của Dũng. Cũng qua cuộc trả lời phỏng vấn này, toàn bộ câu chuyện đưa Dũng lên ghế Cục trưởng Hàng hải hiện nguyên hình:

Bộ trưởng Đinh La Thăng và Cục trưởng Dương Chí Dũng
Diễn tiến vụ bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng:

- 19/11/2011: Bộ Giao thông Vận tải có phương án trình Thủ tướng đề nghị cho ông Dương Chí Dũng thôi chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, để bộ này bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Hàng hải.

- 23/12/2011: Bộ Giao thông có tờ trình gửi Ban cán sự đảng Chính phủ đề nghị cho ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines và đề nghị Thủ tướngbổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Huệ giữ chức này.

- 9/1/2012: Bộ Nội vụ có tờ trình về công tác nhân sự tại Vinalines.

- 6/2/2012: Thủ tướng quyết định cho ông Dương Chí Dũng thôi chức ở Vinalines để Bộ trưởng Giao thông bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải. Cùng ngày, Bộ trưởng Đinh La Thăng có quyết định bổ nhiệm. 

Chết cha! Vậy là đâu chỉ Thăng quyết định được cái việc ký bổ nhiệm Dũng, một cách tùy hứng cá nhân vào cái ngày 6-2-2012 đen tối. Phương án Dũng thôi Chủ tịch Vinalines để làm Cục trưởng đã qua thẩm định, cân nhắc của tập thể lãnh đạo, từ Bộ GTVT, đến Ban Cán sự đảng của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Thủ tướng… Lộ hết rồi nhá! 

Tiết lộ động trời này vô tình đưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào thế “việt vị”. Trước đó, ngày 25-5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Nội vụ giải trình làm rõ vấn đề liên quan việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải. Ai cũng hiểu, bằng động tác này, Thủ tướng muốn định hướng dư luận rằng ông bất ngờ và không hay biết gì về việc Chủ tịch Vinalines đang bê bối, lại được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng một cục tối quan trọng và danh giá như Cục Hàng hải! Chà! Tội này khó bỏ qua đó Thăng! (khôn hồn thì lên mà năn nỉ “Nô tài có lỗi” với Thủ tướng đi). 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Cục trưởng Dương Chí Dũng
Thế là, sau vụ Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào “lỡ miệng” thú nhận (trên điện thoại) với Cụ bà Liêm khiết Lê Hiền Đức về vụ tập thể lãnh đạo tỉnh (chứ không phải chỉ cá nhân ông Hào), trong đó có Bí thư Tỉnh ủy, cố tình báo cáo láo lên Thủ tướng về vụ cưỡng chế ở Văn Giang, nay lại đến lượt Bộ trưởng Đinh La Thăng tiết lộ bí mật công tác (ngu tập thể). Mà lần này, đâu chỉ là cú điện thoại nhỏ nhẹ, riêng tư như của ông Hào. Trả lời phỏng vấn Vnexpess – tờ báo mạng “lề đảng” hàng đầu cơ đấy! (hàng loạt báo khác lập tức trích đăng). Rõ đúng cái miệng “Đinh La To”! 

Chí nguy rồi Thăng ơi! Phen này có nhẽ “thăng” luôn chứ chẳng chơi! 



___________________________________

Tin liên quan đã đăng:

'Tôi bổ nhiệm ông Dũng làm Cục trưởng để cứu Vinalines'



Việt Anh - Tiến Dũng (VnExpress) - Bộ trưởng Giao thông Vận tải khẳng định không sai quy trình, thủ tục khi quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Thực tế, sau khi chuyển ông Dũng đi thì bộ máy Vinalines hoạt động tốt hơn.

Tranh chấp khối tài sản thừa kế 1.000 tỉ đồng



 Do chết bất đắc kỳ tử, một phụ nữ để lại khối tài sản khổng lồ nhưng không kịp lập di chúc. Từ đó dẫn đến tranh chấp giữa người con nuôi và các anh chị em của người vừa qua đời.

Chiều 30-5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã mời ông T.V.P và chị T.H.H.L đến làm việc liên quan đến khối tài sản trong két sắt đang được ký gửi tại ngân hàng này. Sau 3 giờ làm việc, các bên vẫn không đạt được thỏa thuận. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động lúc 17 giờ cùng ngày, một lãnh đạo Sacombank khẳng định "do vụ việc vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa nên khối tài sản nằm trong két sắt hiện vẫn đang được giữ tại ngân hàng".
Chết không để lại di chúc
Liên quan đến khối tài sản trên, theo tìm hiểu của chúng tôi, tháng 3-2011, Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh - TPHCM đã lập một vi bằng ghi nhận lại khối tài sản khổng lồ lên đến 1.000 tỉ đồng của một người phụ nữ quá cố tên là T.K.P (sinh năm 1946, ngụ quận Tân Phú - TPHCM). Đây có thể xem là vụ việc được lập vi bằng có số tài sản lớn có một không hai.
Do chết bất đắc kỳ tử nên bà P. đã không để lại di chúc trong khi bà không có con ruột, chỉ có một người con nuôi 22 tuổi mang họ bà có tên là T.H.H.L. Người con nuôi này được bà P. xin nuôi ngay khi còn đỏ hỏn ở Bệnh viện Hùng Vương và được pháp luật thừa nhận. Khi bà P. chết, người con nuôi đang du học ở Đức đã quay về chịu tang mẹ.
Ngay khi tổ chức lập vi bằng dưới sự chứng kiến của anh chị em bà P. và chị H.L cùng công an địa phương, tài sản của bà P. gần như không đếm xuể, phải đếm trong vòng 1 tuần mới xong: gồm 100 cây vàng, tiền mặt, 1 triệu USD, trang sức có rất nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm (trong đó có nhiều sổ ghi số tiền hàng chục tỉ đồng). Ngoài ra, còn có rất nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú - TPHCM, tỉnh Bình Dương, Tây Ninh.. cũng do bà P. đứng tên. Không chỉ để tiền và tài sản quý giá trong két sắt, rất nhiều vàng được bà P. giấu kỹ bên dưới bàn làm việc đã làm những ai chứng kiến đều phải ngỡ ngàng. Điều càng ngỡ ngàng hơn bà P. còn cất giữ cẩn thận nhiều tờ tiền mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng. Ngoài ra, căn nhà bà P. sinh sống tại quận Tân Phú rộng khoảng 2.000 m2 với 1 sân tennis cho thuê.
Tranh chấp
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết cha mẹ bà P. là người Hoa, có nghề làm bún gạo nên đã truyền nghề lại cho các con, trong đó có bà P. Ban đầu bà P. tự tay làm bún và làm thủ công, dần dà mở rộng quy mô nên thuê thợ phụ và rất nhiều khu đất ở quận Tân Phú vốn là nơi phơi bún, sau đó bà P. được Nhà nước cấp đất để mở rộng quy mô làm ăn.   Sau đó, bà P. mua lại rất nhiều đất ở xung quanh, kể cả các tỉnh nên tài sản của bà ngày càng khổng lồ. Bà P. cũng tạo công ăn việc làm, chỗ ở cho những người làm công gắn bó với bà từ lúc làm bún và cả sau này. Theo một số người từng làm công cho bà P., bà sống rất khiêm tốn, thường làm từ thiện nhưng rất kín tiếng.
Ngoài người con nuôi, bà P. có 6 anh chị em thì hầu hết đều theo nghề làm bún gạo và đều khấm khá, trong đó hiện có một người chị ở quận Tân Phú còn giữ nghề làm bún gạo với thương hiệu nổi tiếng, 1 người anh và 1 người em của bà hiện sống ở Đức.
Ông T.V.P được mời đến Sacombank làm việc chiều 30-5
Vì khối tài sản quá lớn mà bà P. để lại nên hầu hết anh chị em trong gia đình bà P. đều muốn gửi vào ngân hàng mà không để cho người con nuôi nắm giữ. Sau khi lập vi bằng khối tài sản trên, ông T.V.P (em trai bà P.) đã cùng người con nuôi là chị T.H.H.L thống nhất ký gửi tài sản trong két sắt tại Sacombank thời hạn đến cuối tháng 3-2012. Khi hết hạn ký gửi, chị L. muốn rút số tài sản này về nhưng ông P. lại không đồng ý vì ông cho rằng vụ việc đang còn tranh chấp, ông muốn gia hạn ký gửi để đợi hai người anh em ở Đức về giải quyết.
Tại Sacombank, ông P. phân trần: "Sở dĩ gia tộc tôi muốn làm rõ vấn đề là vì toàn bộ số tài sản nói trên đều do công sức của cả dòng họ, trong đó có những người ở nước ngoài hùn hạp làm ăn với chị tôi. Nay tôi muốn gia hạn thêm để chờ những người ở nước ngoài về cùng giải quyết trước tòa". Có mặt tại buổi làm việc, chị H.L ăn mặc khá giản dị và tỏ ra dè dặt trước phóng viên. Khi được hỏi về những vấn đề liên quan, chị H.L từ chối trả lời.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Văn phòng Thừa phát lại, chị H.L cho biết nếu được thừa hưởng khối tài sản của mẹ theo sự thừa nhận của pháp luật, chị sẽ để lại toàn bộ cho Tổ chức UNICEF Việt Nam.
Quy định của pháp luật   Vụ việc trên vẫn đang chờ tòa án xét xử. Tuy nhiên, theo luật sư Ngô Đình Hoàng (Đoàn Luật sư TPHCM) trong trường hợp những người anh chị em của bà P. chứng minh được tài sản có phần hùn hạp, công sức đóng góp để tạo nên khối tài sản thì sẽ được xem xét.   Nếu không, theo khoản 1 điều 675 Bộ Luật Dân sự thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Còn theo điều 676 bộ luật này, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:   a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2/ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3/ Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
(Theo Người Lao động)

Đơn đề nghị công khai xử lý các quan chức vi phạm GT được bao che bởi ông Nguyễn Đức Nhanh - GĐ Công an Hà Nộ


i

Dân Làm Báo - DLB nhận được lá đơn sau đây của ông Nguyễn Xuân Minh - Trung tá, cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an thành phố Hà Nội với lời nhắn: Tôi xin gửi Ban Biên Tập lá đơn của tôi. Mong BBT cho đăng công khai để vạch trần sự thật, không để các vụ án bị chìm xuồng bởi ông Nguyễn Đức Nhanh - Giám đốc Công an Hà Nội. (Tôi đã gửi cho báo chí trong nước, nhưng vụ việc vẫn bị chìm trong im lặng)Nay DLB xin trích đăng lại nội dung đơn được gửi dưới đây để rộng đường dư luận.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
**********
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2012
Kính gửi: 

- Đ/c Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Đ/c Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
- Đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Đ/c Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Đồng kính gửi: Ban Biên Tập báo Ban Thanh niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong

Tôi là: Nguyễn Xuân Minh, Trung tá, cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an thành phố Hà Nội.

Kính thưa các đồng chí! 

Tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng diễn biến rất phức tạp. 

Bên cạnh đâu đó vẫn có những cán bộ cảnh sát giao thông tiêu cực, nhận tiền mãi lộ, còn tuyệt đại đa số chúng tôi vẫn giữ được phẩm chất của người công an cách mạng, hết mình vì sự bình yên của nhân dân. 

Hàng ngày chúng tôi phải thường xuyên đối mặt với hiểm nguy, nhất là hành vi chống người thi hành công vụ của các loại đối tượng. 

Nhưng thật đáng tiếc, việc xử lý các đối tượng chống người thi hành công vụ, đặc biệt là chống lại cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ lại không được xử lý nghiêm minh, thậm chí được sự bao che, che chắn của người đứng đầu Công an thành phố Hà Nội. 

Điển hình như:

- Vụ ông Cầm Kế Cường, phó cục trưởng của Thanh tra Chính phủ vi phạm Luật giao thông đường bộ: 

9h, ngày 24/3/2012, trên tuyến Quang Trung – Trần Hưng Đạo, Cầm Kế CườngCục phó của Thanh tra Chính phủ đi xe ôtô, biển kiểm soát 29A-171.89 đỗ xe bên trái đường một chiều, bị cảnh sát giao thông (các đ/c Lê Đức Kỳ, Nguyễn Diện Sơn) lập biên bản, đã xé biên bản, thách đố, đe dọa, điều khiển xe hất tung đ/c Kỳ lên nắp ca bô chạy hàng trăm mét, bất chấp tính mạng của người cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ. Anh em đã đưa Cầm Kế Cường, phương tiện đưa về Công an phường Trần Hưng Đạo lập biên bản để xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ, thì nhận được lệnh thả người, phương tiện, chỉ xử lý hành chính. 

Khi lãnh đạo Bộ biết được sự việc, yêu cầu xử lý nghiêm, đ/c Nguyễn Đức NhanhGiám đốc Công an thành phố Hà Nội mới chỉ đạo chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm, nhưng ra lệnh phải bỏ hết các tình tiết tăng nặng tội ra khỏi hồ sơ, cấm cung cấp thông tin cho báo chí, đề nghị tòa án xử án treo với thời gian ngắn nhất.

- Vụ Vũ Lê Hoàng, cán bộ Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao đâm thẳng vào cán bộ cảnh sát giao thông Hà Nội: 

Ngày 7/3/2012, tại ngã tư Trường Chính – Giải phóng, Vũ Lê Hoàng điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát Giao thông liên tiếp 02 tuyến, rồi đâm thẳng vào đ/c Nguyễn Đức Chúngđội phó đội 1 ở tuyến 3, làm đ/c Chung bất tỉnh, phải đưa vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Đồng chí Nguyễn Đức Nhanhgiám đốc Công an thành phố Hà Nội đã yêu cầu anh Chung không được trả lời phỏng vấn, nếu trả lời thì nói Hoàng không cố tình đâm anh Chung. Đ/c Nhanh cũng chỉ đạo chỉ xử lý hành chính, phong tỏa thông tin không cung cấp cho báo chí. 

Chỉ đến khi lãnh đạo Bộ có ý kiến chỉ đạo, đ/c Nhanh mới buộc phải chỉ đạo xử lý hình sự, nhưng cũng yêu cầu loại bỏ các tình tiết tăng nặng và chỉ xử án treo.

Còn nhiều vụ việc tương tự, lãnh đạo Bộ không biết nên đã bị chìm xuồng, chỉ xử lý hành chính, thậm chí không xử lý. 

Đồng chí Nhanh liên tục phát biểu, trả lời phỏng vấn là sẽ kiên quyết, nghiêm trị các đối tượng chống người thi hành công vụ, nghiêm cấm cán bộ can thiệp vào quá trình điều tra, xử lý các vụ án chống người thi hành công vụ, nhất là chống lại lực lượng công an, nhưng chính đồng chí lại là người chỉ đạo, can thiệp hoặc dung túng cho việc tha bổng, xử lý hành chính nhiều vụ chống người thi hành công vụ, chống lực lượng công an. 

Phải chăng các đối tượng vi phạm đã "chạy" đồng chí giám đốc?

Nếu như vậy, rồi đây ai sẽ là người bảo vệ anh em cảnh sát giao thông chúng tôi khi làm nhiệm vụ? Ai dám tận tậm, tận lực, ngăn chặn, truy bắt, xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, hay chỉ làm cho qua chuyện để giữ gìn bản thân?

Vì vậy, tôi làm đơn nay kính mong các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an quan tâm, sâu sát, chỉ đạo công an Hà Nội xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống lại lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, dù người vi phạm là bất kỳ ai. 

Rất mong các cơ quan truyền thông hãy sát cánh với lực lượng cảnh sát giao thông chúng tôi, phanh phui sự thật, không để các vụ án chống người thi hành công vụ như vụ ông Cầm Kế Cường, ông Vũ Lê Hoàng chìm xuồng, góp phần để chân lý, pháp luật được thực thi.

Nguyễn Xuân Minh
Cán bộ PC67 - Công an thành phố Hà Nội

LŨ KHỐN



NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Trong bài Cưỡng chế hay cưỡng hiếp ??? trên blog Lê  Hiền  Đức có một loạt ảnh về cảnh cưỡng chế hai mẹ con bà Phạm Thị Lài và chị Hồ Nguyên Thủy ở Phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng (Tp. Cần Thơ). trong khi mẹ con bà khỏa thân để giữ đất.
Trong các cảnh cưỡng chế, chưa từng thấy cảnh nào như trong chùm ảnh này. Một đám như lũ thảo khấu côn đồ đa phần là nam giới dùng sức mạnh kéo lê hai mẹ con bà Lài lết trên đất giữa mùa hè nóng bỏng, trông thật thảm thương. Tại sao con người cư xử với nhau tàn độc như vậy?
Việc khám xét thân thể phải là người đồng giới vì vậy, việc cưỡng chế một phụ nữ khỏa thân ắt phải là phụ nữ.
Người có tự trọng, vô tình trông thấy phụ nữ khỏa thân phải quay mặt đi.
.
Đằng này, trước khi lao vào, chúng ngẩn tò te nhìn người phụ nữ trần truồng ngồn ngộn, nào lông, nào vú thỗn thện mà chúng chẳng biết ngượng là gì cả. Hay là chúng cũng thích thú trước “tòa thiên nhiên” mà hiếm khi được chiêm ngưỡng này?
Bàn tay phải của tên bân trái định làm gì vậy?
Xin chọn thêm trong chùm ảnh của blog Lê Hiền Đức ra một ảnh nữa để bình tiếp:

.
Trong 5 tên cưỡng chế chị Thủy ở tư thế trần truồng có tới 4 tên là nam giới (?). Dù việc cưỡng chế có đúng pháp luật đi chăng nữa, dù chúng không còn chút tình người nào đi nữa thì cũng không được phép dùng nam giới cưỡng bức hai người phụ nữ trần truồng kia.
Để cưỡng bức một người, chỉ cần tối đa đến bốn tên. Mục đích của việc cưỡng chế trong vụ này là đưa chị ra khỏi khu vực. Khi 4 tên túm được chân tay chị rồi sao không khiêng ngay đi mà còn cần đến đứa thứ 5. Nó lao vào nằm ấp lên người chị Thủy để làm gì? Điều này nhà chức trách cần làm rõ. Nếu ảnh này không dùng để minh họa cho bài viết về việc cưỡng chế thi người ta nghĩ ngay ngay đến cảnh cưỡng hiếp.
Xem chùm ảnh về vụ cưỡng chế này, người có lương tri không ai là không run người lên vì căm tức, khinh bỉ chứ không chỉ là phản cảm. Chúng mày hóa thành súc vật rồi hay sao hở lũ khốn?

         LŨ KHỐN

Lũ này ắt hẳn bọn làng chơi
Cưỡng chế gì quân mất tính người
Một gái khỏa mình, thân lết đất
Bốn thằng liếm mép, lưỡi thè môi
Quần chưa kịp cởi, lao vào ấp
Chân mới vừa banh, dí đến nơi
Ai bảo chúng mày làm nhiệm vụ
Sao không nói quách hiếp cho rồi
30/5/2012
NTT

TRẢ LỜI

  1. Hai mẹ con bà Lài trình độ chánh trị còn non quá ! Lẽ ra nên mang ảnh ông Ho ra đó , ông ta đứng giữa , hai mẹ con 2 bên như vệ sỹ ! bố thằng nào dám mò tới ! Đụng vô đó chết liền .’ Thơm như hương nhụy hoa Lài , sạch như nước suối ban mai giữa Cần (- thơ ) ! Như thế làm gì chúng nó chẳng muốn húp ! Nhìn cái bàn tay phải của nó thì biết – Lại muốn chửi tục 1 câu nhưng sợ bác Thụy quá ! thôi vậy , để chạy ra ngõ chửi mấy câu bù hhhiiii
  2. Hình như các cảnh này lấy trong các phim tài liệu về các bộ tộc người rừng ,thổ dân ở Amazône,hay Châu phi gì đấy ! Nếu CA mà điều tra ra tên phản động nào dại dột đưa hình xuyên tạc này thì tù mọt gông đến đời cháu đấy nhé !
  3. Đám này là một lũ sói lang
    Một loài quân khuyển , thích bóc càn
    Nhìn vú, mỏm heo sùi nước bọt
    Thấy L.. , mắt chó nổi tính gian
    Đầu cúi, tính xoa gò bồng đảo
    Tay thòng, định bóp cái lổ hang
    Các anh lề trái nên tích cực
    Phổ biến mọi nơi để trình làng.
  4. Không còn gì để mất ! Chị Định ,lên cứu chúng em với….
  5. tởm lợm tụi này quá , chúng nó còn hơn con thú ,không hề biết ngượng ngùng là gì , đúng là một công đôi chuyện “vừa cưỡng chế vừa cưỡng hiếp’ không thể chối cãi được gì nữa , còn gì đau lòng hơn thế , tận cùng của địa ngục trần gian .
  6. Mấy tên cưỡng chế chỉ là công cụ , vừa đáng giận vừa đáng thương .Kẻ khốn nạn là những đứa đứng đằng sau .
  7. Hờn căm cái lũ tham tàn Tư Bản Đỏ ! Mồm miệng giả danh , bụng dạ chó mèo ! chúng đẩy người dân đến chỗ mất hết cả mắc cỡ , đến nỗi người phụ nữ VN , người mẹ VN ưa kín đáo ý nhị phải lõa lồ ra để làm vũ khí chống lại chúng ! Không còn từ nào để mô tả việc này ! gọi chúng là lũ súc vật thì có nặng lời không ?
  8. Sao Chính Quyền không khuyến khích, dành nhiều thời gian động viên chúng tôi lao động, cày cấy hăng say trên chính mảnh ruộng, tất đất để tạo những hạt gạo trắng ngần, tạo ra của cải cho Đất nước. Sao các ngài cứ ép chúng tôi vào bước đường thế này, cả cuộc đời chúng tôi dành hết thời gian đi theo kiện, còn đâu thời gian chúng tôi làm việc nữa.
  9. Chỉ tiếc là ông chồng hơi đần, uống thuốc sâu mà làm gì ?. tại sao không cưa với lũ cướp đất 1 “bánh xà phòng 72″. Bọn này xứng đáng ăn “xà phòng cục” !
  10. Phải cám ơn người đã ghi được những hình ảnh tuyệt vời này. Tôi thấy nó ấn tượng như ảnh bác Võ An Ninh chụp ở Thái Bình năm 1945, mấy người dân chết đói, cạnh cột mốc. Gửi ngay mấy tấm hình này cho anh 3D để chiêm ngưỡng thành tích của các thuộc hạ…Đến các triều đại nguyên thủy cũng chào thua. Cứ thế này không biết dân tộc khốn khổ của tôi sẽ đi đến mô?
  11. Hinh anh 2 nguoi phu nu loa the nay .dau tranh danh dat .ko li 14 thang TU
    va 500 ong dai bieu QH do dan cu KO biet sao ?
    cac vi nay cho khi Dang cuong che nha dat cua cac vi nay thi may ra moi co luat cu the .hay doi 20…30 nam nua moi co luat vi luc do ko nguoi nao con ruong dat chi co bon can bo lam chu dat ma thoi.hay cho xem
  12. Trang Trương Duy Nhất vừa bị hak cách đây vài phút!
  13. Mẹ con nhà bà này chủ quan quá ! Tô hô thế kia, quan quân nó táp mất thì sao !?
  14. Hình ảnh này trong chế độ của chúng ta “Vạn lần có tươi đẹp” không nhỉ?Thưa bà Doan…!?
  15. Liếm đi!
    (Gửi về quận Cái Răng và Cty CIC8)
    Uất ức, uất ức quá trời!
    Muốn giữ đất, buộc phải phơi cả L…
    Của mẹ rồi cả của con
    Chẳng ngăn được lũ sói lang mặt dày
    Nhục nhã, ôi nhục nhã thay:
    Liếm đất… còn mấy cái này…liếm đi!
    Thành Sơn
  16. Bọn này phải cho xơi “đặc sản” của Bà đầm Xòe.
    http://badamxoe.blogspot.com/2012/05/ca-lon-ca-mau-lon-ba.html
  17. Chỉ biết nhắm mắt lại. Kinh quá đi đát nước ơi!!
  18. Ô hay! Quái lạ, cũng là phụ nữ mà có người cởi chuồng thì các quan tít mắt, cuống quýt, nuốt nước bọt ừng ực. Nhưng có người thì các quan ta ngoảnh mặt làm ngơ, rồi xúi thằng nhà báo này phải cho họ vào xay, lệnh cho lũ chính quyền kia khẩn trương bóc yếm, làm rõ để làm gương. Mẹ kiếp! Nghĩ mà phát nôn. Phục Bác Nhất buông cái tít: LŨ KHỐN quả là siêu.
  19. Hãy gửi bức ảnh này cho TBT Nguyễn Ph ú Tr ọng đ ể gửi sang Cu Ba và gửi cho bà ph ó Doan để biết CNXH h ơn vạn lần CNTB
  20. Tiếp cái “còm” bạn Hoàng Khải : “Không còn cái lai quần cũng… Liếm” !
    – Cái từ “liếm” này đã xuất hiện hôm trước trên trang Bà đầm Xòe…thật hay, bừng bừng quyết liệt với cả bầy, cả lũ, cả Hệ thống ma quỷ. súc vật chuyên liếm láp – cướp bóc… bị chửi bới thì lại hùa nhau lấp liếm tội ác !
    – Từ đầu năm đến nay, bao nhiêu sự kiện cướp đất ầm ỹ , bao nhiêu những tên trộm cắp, có quyền chức tàn phá (được gọi là Tham nhũng) nổ ra…Nhớ lại, ta mới thấy sự căm giận + cái tâm đau xót của tác giả Nguyễn Tường Thụy (cho của cải công sức của người Dân, của Đất nước bị trộm cướp) ở câu cuối phần văn xuôi :
    -” Chúng mày hóa thành súc vật rồi hay sao hở lũ khốn ?.”
    Cũng thật đau… với Lũ khốn này, chúng cứ trơ lỳ ra (thậm chí còn Vênh vang.) không biết gì là Liêm sỉ nữa !!!
  21. Ngắn gọn “Lũ nầy còn thua xa loài thú”!!!
  22. Đúng là lũ khốn nạn và đểu giả,
    Chưa thấy nơi đâu trong lịch sử loài người?!
    Vang vọng khắp năm châu, bốn biển,
    Báo lề phải không thấy có một lời!?
  23. [...] Nguyễn Tường Thụy Lũ khốn [...]
  24. Những phụ nữ anh hùng .
    Phụ nữ chúng tôi chỉ cởi truồng trước người đàn ông của riêng mình.Bởi vậy việc làm của mẹ con cô Lài tôi không khuyến khích ( bần cùng quá rồi ,) nhưng lại là việc làm dũng cảm ,là một cảnh báo nhục nhã vô cùng cho chế độ cướp đất của dân hiện nay .Xưa có mẹ Suốt ,mẹ Thứ ….và bao bà mẹ anh hùng trong chiến tranh để giữ Nước và cứu Nước.Nay có mẹ Lài trong thời bình ,dũng cảm khỏa thân để giữ Nhà và cứu Nhà.
    Một chuyện đau lòng cho giới phụ nữ chúng tôi ,bất đắc dĩ phải sử dụng “chiêu ” này .
    Gia đình nào cũng có Mẹ ,có Vợ ;có Chị Em là PHỤ NỮ -xin hãy BẢO VỆ danh dự nhân phẩm cho chúng tôi .
  25. Đúng là không còn từ nào khác để dùng cho đúng hơn trong trường hợp này,quá khốn nạn, mình xem tin tức,khi nhìn cái hình này mình cũng không dám nhìn, thế mà bọn khốn này…hình như nó thèm….lắm,không diễn tả được,vô cảm đến thế là cùng, đẹp mặt chưa hỡi chính quyền nhân dân
  26. Không còn cái lai quần cũng …
  27. Nếu nhìn kỹ thì tên thứ 5 là phụ nữ, nhưng vì chụp sau lưng nên dễ gây hiểu lầm, còn 4 tên đực rựa còn lại thì không thể chấp nhận được.

GỬI PHẢN HỒI