Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Điều rất khó tin!


Điều rất khó tin!

Vệ Nhi
“Xã hội dân sự” vừa được báo Nhân Dân và tác giả bài viết trên báo đó là ông Dương Văn Cừ coi (nó) như một thứ “thủ đoạn diễn biến hòa bình” của các thế lực ở phương Tây nhằm vào nước ta (mà trước đó đã diễn biến đến mức lật đổ hết phe xã hội chủ nghĩa; rồi gần đây đã và đang diễn ra các cuộc cách mạng “màu”, “mùa” ở Bắc Phi, Trung Đông – theo tác giả – cũng đi từ cái xã hội dân sự như thế này mà ra cả. (Xin đọc tại đây!)
 Quái lạ, đến lúc này – và trong tình hình đất nước như thế này – (là phải đương đầu với biết bao khó khăn về kinh tế và xã hội, về mối đe dọa mất đất mất biển đảo…) – mà lý do sao không biết, ban biên tập báo Đảng vẫn duyệt đăng một bài báo trút gần như hết cả những là tì vết là xấu xa, cũng như mưu mô mưu mẹo cho cái “xã hội dân sự” nhắm vào lật đổ những chế độ xã hội tự khẳng định là mình ưu việt hơn hẳn như Việt Nam lúc này và như các nước phe xã hội chủ nghĩa tồn tại vài thập kỷ trước. Nói xuôi thì như thế, nhưng sao ta không dám nói ngược lại là, khi một xã hội được cho là ưu việt hơn hẳn thì sợ gì một thế lực đen tối nào lật đổ được chúng ta, trái lại ta sẽ thôn tính, sẽ diễn biến hòa bình lại chúng nó, chứ sao không!
 Về “xã hội dân sự” không chỉ có một cách tiếp cận vấn đề như tác giả Dương Văn Cừ. Nhưng sa đà tranh luận sẽ rất mất thì giờ và dài dòng lắm, xin phép cho tạm dừng ở đây.
 Trước khi kết thúc entry này chỉ muốn nói thêm, một đất nước như Việt Nam ngày nay, có một chính đảng mạnh được coi là lãnh đạo toàn diện đất nước, từng biết tổ chức toàn dân đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược hùng mạnh; và nay đang trong công cuộc xây dựng đất nước mạnh giàu, với định hướng dân chủ hóa đời sống xã hội. Vậy can cớ gì mà mình “thù ghét” cái “xã hội dân sự” đến mức như thế này!? Thật là khó hiểu. Càng khó hiểu hơn khi chúng ta luôn hô hào lấy người dân làm gốc, mà mục đích trung tâm và duy nhất của cách mạng là nhằm mang lại phúc lợi ấm no tự do hạnh phúc cho nhân dân, vậy mà khi người dân tự giác tự nguyện phụng sự cho một xã hội dân sự, không lý gì quyền lực Đảng và quyền lực Nhà nước lại đi nghi kỵ và cản trở xu hướng “dân sự hóa” xã hội đó khi nhân dân mong muốn.
 Tôi không tin các vị lãnh đạo ở cấp rất cao của chúng ta lại có suy nghĩ giống như tác giả Dương Văn Cừ khi ông viết những dòng dưới đây về xã hội dân sự. Khéo không ở đây có biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, hoặc theo một cách “cố lên gân” nào đó nhằm minh chứng cho thứ lập trường kiên định (than ôi, cũng là những thứ cũ càng lắm rồi).
 Còn nếu đó cũng là ý của những người lãnh đạo cấp cao của đất nước này thì thôi, người dân mình chẳng còn vai trò gì nữa, bởi mọi việc đều sẽ có “Đảng và Nhà nước lo” cho mình tất cả rồi, bà con ạ.

Bình luận - Phê phán
"Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình
Cập nhật lúc 02:14, Thứ sáu, 31/08/2012 (GMT+7)
Thời gian qua, việc tác động để hình thành một "xã hội dân sự" (XHDS) ở Việt Nam theo tiêu chí phương Tây đang được một số người cổ vũ và thực hiện. Vậy thực chất "xã hội dân sự" là gì, đây có phải là một trong các phương thức hoạt động nhằm chuyển hóa chế độ mà những thế lực chủ mưu diễn biến hòa bình (DBHB) đã áp dụng thành công ở Ðông Âu, Trung Ðông, Bắc Phi, và hy vọng sẽ thành công ở Việt Nam?
Theo một số học giả và tổ chức nước ngoài, khái niệm XHDS (civil society) xuất hiện sớm nhất ở nước Anh, và được hiểu là việc những con người sống trong cộng đồng. Theo lý thuyết của Scottish (thế kỷ XVIII), XHDS có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán. Ðến thế kỷ XIX, Hegel mô tả XHDS như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm ba yếu tố gia đình, XHDS và nhà nước, trong đó các cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận... Theo tổ chức Liên minh thế giới vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) - một tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Nam Phi, XHDS là "diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung". Cùng với khái niệm XHDS, còn có một số cụm từ, khái niệm khác có liên quan, như: "xã hội công dân" (citizens society - CS), "tổ chức XHDS" (Civil Society Organization - CSO), "tổ chức phi chính phủ" (Non governmental organization - NGO)... Ðây là những khái niệm ra đời từ các chủ thể khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ, trong đó nổi bật là quan niệm không có NGO (tổ chức quần chúng, hội, đoàn thể...) thì không thể hình thành XHDS.  Trong một xã hội, nếu có nhiều tổ chức NGO hoạt động mạnh thì sẽ có XHDS phát triển và ngược lại. Nhìn từ cấu thành cơ bản một xã hội với ba thành phần là nhà nước, doanh nghiệp và XHDS, một số nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng, nếu ba yếu tố này cân bằng thì xã hội, chế độ chính trị sẽ ổn định, phát triển hài hòa. Ngược lại, nhà nước mạnh sẽ dẫn tới chế độ độc tài, nếu XHDS mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ. Ðây chính là lý do để các thế lực thù địch quan tâm nghiên cứu, vận dụng, nhằm lợi dụng vai trò của XHDS trong hoạt động lật đổ một chế độ như họ đã thực hiện tại một số nước trong thời gian qua.
Một số học giả trên thế giới có quan điểm chống cộng rất đề cao vai trò của XHDS trong các cuộc "cách mạng màu" lật đổ chế độ XHCN tại Ðông Âu trước đây. Bronislaw Geremek, nhà sử học, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Ba Lan Lech Valesa từ những ngày đầu xuất hiện Công đoàn Ðoàn kết cho rằng: "Khái niệm XHDS, được hiểu như một chương trình chống lại chủ nghĩa cộng sản, xuất hiện đầu tiên tại Ba Lan vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ban đầu chỉ đặt trong mối liên quan đến phong trào Ðoàn kết. Thời gian dài sau đó, trong thế giới cộng sản xuất hiện một phong trào độc lập của quần chúng đòi tẩy chay hệ thống cầm quyền". Bronislaw Geremek đánh giá cao vai trò của XHDS trong việc lật đổ chế độ XHCN tại Ba Lan: "Ðối đầu với phong trào quần chúng khổng lồ này là sức mạnh của bộ máy chế độ, gồm: quân đội, cảnh sát và bộ máy hành chính (kể cả guồng máy Ðảng Cộng sản). Tuy nhiên, đến khi đó, tất cả đều không còn tính hợp pháp, họ bị loại ra khỏi tầm kiểm soát xã hội, đồng thời cũng mất đi mọi sự ủng hộ của xã hội. Trong phong trào Ðoàn kết, chúng tôi đặt hy vọng bao vây, cô lập bộ máy công quyền đó bằng một thứ giống như cái kén tằm, từng bước cô lập và sau đó là đặt bộ máy đảng - nhà nước ra bên lề".
Tại Ðông Âu trước đây, có những "tổ chức chính trị đối lập" hình thành, phát triển và hoạt động với danh nghĩa là "tổ chức XHDS", như Công đoàn Ðoàn kết ở Ba Lan, Hội Văn hóa Ucraina ở Liên Xô trong những năm 80 của thế kỷ XX... Thông qua việc lôi kéo công nhân, với sự hỗ trợ từ nước ngoài (như Trung tâm Ðoàn kết Lao động Quốc tế Mỹ - ACILS) và một số tổ chức Công giáo, từ những năm 70 tại Ba Lan đã xuất hiện các tổ chức như: Ủy ban bảo vệ công nhân (KOR), Phong trào Bảo vệ các quyền dân sự và con người (ROPCiO), sau đó Công đoàn Ðoàn kết Ba Lan được thành lập. Thông qua Công đoàn Ðoàn kết, các thế lực thù địch đã tổ chức thành công việc lật đổ chế độ XHCN tại nước này. Tương tự, tại Tiệp Khắc, với sự hỗ trợ của bên ngoài, các đối tượng chống đối chế độ đã thành lập Phong trào Hiến chương 77 làm hạt nhân. Các cuộc "cách mạng đường phố" tại các nước vùng Trung Ðông - Bắc Phi thời gian qua cũng cho thấy vai trò của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các NGO, trong việc hỗ trợ các tổ chức XHDS lôi kéo, kích động quần chúng lật đổ chế độ.
Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp "bất bạo động", "phi vũ trang". Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện "tiến trình dân chủ ở Việt Nam" với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông - Bắc Phi thời gian qua. Báo cáo Khỏa lấp sự cách biệt: XHDS mới nổi tại Việt Nam của một tổ chức quốc tế cho rằng, các NGO Việt Nam và các tổ chức tại cộng đồng đã tạo ra một thách thức to lớn. Bản báo cáo khuyến nghị một số lĩnh vực cần quan tâm để thúc đẩy XHDS tại Việt Nam, như cải thiện môi trường xã hội, luật pháp và kinh tế cho các NGO, tăng cường năng lực các tổ chức xã hội cho việc thực hiện nghiên cứu và đánh giá các hoạt động của các tổ chức XHDS tại Việt Nam. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, một số NGO nước ngoài rất quan tâm đến các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta và tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức này để chuyển hướng hoạt động chính trị trong khi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức đối lập. Thông qua các hoạt động như triển khai dự án, hỗ trợ, tài trợ, tổ chức hội thảo với các NGO Việt Nam, một số tổ chức nước ngoài đã cố gắng tìm hiểu nội bộ, xu hướng quan điểm của các NGO Việt Nam về sự lãnh đạo của Ðảng đối với tổ chức quần chúng, kích động sự thoát ly vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, cổ vũ quyền tự do lập hội theo tiêu chí phương Tây. Ngoài ra, một số tổ chức nước ngoài còn tài trợ tài chính cho một số NGO Việt Nam để hỗ trợ việc xuất bản, phát hành tài liệu nghiên cứu, văn bản luật nước ngoài nhằm tuyên truyền quan điểm, pháp luật phương Tây đến với công chúng Việt Nam một cách công khai.
Các tổ chức phản động nước ngoài cũng tìm cách phát triển XHDS tại Việt Nam để phục vụ ý đồ chống phá từ bên trong. Tổ chức Bảo vệ người lao động (của Trần Ngọc Thành tại Ba Lan) gia tăng hoạt động nhằm chuyển hướng hoạt động xâm nhập vào trong nước với ý đồ xây dựng các tổ chức công đoàn tự do. Tổ chức Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường đã tiến hành Ðại hội thanh niên sinh viên Việt Nam trên thế giới lần thứ V vào tháng 1-2008 tại Malaysia với chủ đề XHDS: dân chủ từ sức mạnh quần chúng với mục đích trao đổi để tìm cách cho ra đời một XHDS độc lập với chính quyền, tôn trọng nhân quyền, có các công đoàn độc lập, có tự do báo chí... Tại đại hội này, các đối tượng tham gia đã đề ra mục tiêu để tiến hành "cuộc cách mạng hòa bình" tại Việt Nam là phải xây dựng được một XHDS bền vững và muốn thay đổi xã hội thì không chỉ trên phương diện chính trị, mà còn trên các phương diện kinh tế, luật pháp, trong mỗi cộng đồng dân cư. Tại hội thảo Chuyển đổi Nhà nước Việt Nam: Các tác động lên Việt Nam và khu vực do các đối tượng bên ngoài tổ chức ở Hồng Công tháng 8-2008 đã tập trung bàn luận các nội dung: thách thức tự nhiên của XHDS đối với chế độ độc đảng ở Việt Nam; XHDS trong bối cảnh Việt Nam, sự trỗi dậy của XHDS qua việc tập trung vào hoạt động của Khối 8406 và Việt Tân. Qua đây cho thấy, các thế lực phản động bên ngoài rất quan tâm đến việc lợi dụng XHDS để thực hiện âm mưu lật đổ chế độ.
Ðáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai... Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản.
Ðể góp phần phòng, chống âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS theo tiêu chí phương Tây, chúng ta cần đề cao cảnh giác trước các âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS của các thế lực thù địch, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng của vấn đề này đối với an ninh quốc gia. Bên cạnh việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, cần thường xuyên tổ chức, tiến hành các hoạt động tuyên truyền về âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề XHDS để tác động chuyển hóa chính trị. Ðảng, Nhà nước cần ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội phù hợp với định hướng phát triển đất nước. Cùng với việc nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức, hoạt động của các hội, đoàn thể cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðồng thời tăng cường công tác quản lý các tổ chức xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng. Trong bối cảnh các tổ chức xã hội đang có xu hướng ngày càng phát triển, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của các tổ chức này nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phức tạp có liên quan đến an ninh quốc gia để chủ động xây dựng các biện pháp, giải pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả. Ðặc biệt, cần kiên quyết xử lý các hành vi hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường đối thoại, tiếp xúc, cảm hóa, không để các thế lực thù địch lôi kéo nhằm thực hiện ý đồ chống đối từ bên trong...
DƯƠNG VĂN CỪ
        

CUỘC CHIẾN TÀN KHỐC TRANH CHIẾC GHẾ GĐ CÔNG AN HÀ NỘI GIỮA ÔNG NGUYỄN ĐỨC NHANH VÀ ÔNG NGUYỄN ĐỨC NGH


CUỘC CHIẾN TÀN KHỐC TRANH CHIẾC GHẾ GĐ CÔNG AN HÀ NỘI GIỮA ÔNG NGUYỄN ĐỨC NHANH VÀ ÔNG NGUYỄN ĐỨC NGHI

Phamvietdao.net: Nhân sự kiện Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh vừa có quyết định nghỉ hưu; Đại tá Nguyễn Đức Chung được bổ nhiệm Quyền Giám đốc Công an TP Hà Nội; Xin giới thiệu một bài viết trên blog Cầu Nhật Tân thông tin về cuộc chiến tranh chiếc ghế GĐCA Hà Nội của ông Nguyễn Đức Nhanh từng diễn ra như thế nào với Đại tá Nguyễn Đức Nghi ?

Xem thêm:

Công an Hà Nội thay đổi lãnh đạo

Ngày 31/8, lãnh đạo Bộ Công an đã trao quyết định nghỉ theo chế độ cho ông Nguyễn Đức Nhanh...

Cầu Nhật Tân - Vừa qua, Trung Quốc rộ tin vợ chồng cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đạo diễn vụ tráo vợ Bạc Hy Lai để che giấu nhiều tình tiết khi ra tòa. Việt Nam cũng rộ tin nào là Soái này, Soái kia thuê người đóng thế v.v. Các tình tiết liên quan đến các Soái, các Bố, các Mẹ cứ mơ hồ lúc u lúc minh với nhiều đồn đoán xen lẫn sự thật. Các bàn tay vô hình thoải mái che khuất ánh sáng, thao túng mọi việc trong bóng đêm, thật giả, giả thật không biết đằng nào mà lần. Nhân đây, hãy xem “biện pháp nghiệp vụ” trong một vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến một Thiếu tướng Công an cùng nhiều Soái với những tình tiết bị tráo lộn, ở đó, chỗ nào cũng có dấu vết của bàn tay vô hình thao túng. Câu chuyện khẳng định sự thật gần như chân lý ở xã hội Việt Nam “không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều”.

Đường dây buôn người ra nước ngoài kiêm rửa tiền
Từ lâu, cảnh sát Pháp, Anh đã thông báo cho Công an VN về đường dây chuyên buôn người đi Đông Âu rồi sang Pháp, Anh bằng visa giả. Từ Đông Âu, đường dây này đưa tiếp người sang Anh Quốc trồng ma túy đồng thời cơ sở tại Việt Nam làm đầu nậu rửa tiền trong nước. Giá trót lọt 20.000 – 30.000 USD/người. Đặc biệt, có nhiều thông tin cho thấy đường dây buôn người được tổ chức với sự bọc lót của Công an, Phòng Thương mại Công nghiệp VN. Đứng đầu đường dây là một nữ doanh nhân nổi tiếng Vũ Thị Tuyết Giám đốc Cty Cổ phần tập đoàn NTT có trụ sở tại 11 phố Lý Thường Kiệt. Từ năm 1995 đến 2005, đường dây này đã đưa (thực ra là buôn) hàng nghìn người ra nước ngoài, kiếm vài chục triệu USD. Với sự giúp sức của một số ngân hàng ở Hà Nội và TPHCM, đường dây này đã rửa tiền trị giá vài trăm triệu - cả tỉ USD cho các Soái ở Nga, ở Anh. Con số rửa tiền chính xác thì không thể nắm được bởi các thế lực “bọc lót” quá lớn. Hiện, hồ sơ rửa tiền liên quan nhiều Soái vẫn đang nằm trong tay Công an Hà Nội. Báo chí vài năm trước đã khui ra các vụ rửa tiền nhưng ảnh hưởng của các Soái quá lớn nên Cơ quan Công an đành gác lại (chính 1 Thứ trưởng Bộ CA phụ trách An ninh lúc đó đã can thiệp). Ngoài ra, đường dây này cũng đã cung cấp hàng chục quyết định khởi tố bị can (quyết định có đóng dấu thật của cơ quan An ninh, nhưng không có vụ án nào hết) với các tội danh về an ninh, chính trị để giúp một số đối tượng trong đường dây ung dung xin tị nạn chính trị ở nước ngoài. Bấy lâu, người ta chỉ nghe nói đút lót, chạy chọt để không bị Công an khởi tố. Ngay giữa Hà Nội lại có chuyện ngược đời là người ta phải bỏ tiền (mà rất nhiều tiền) để chạy chọt cho mình “được” Công an khởi tố.
Phó Giám đốc Công an với mối quan hệ “đặc biệt”
Vũ Thị Tuyết, sinh năm 1959, thường trú tại phường Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội), là Giám đốc Cty Cổ phần tập đoàn NTT có trụ sở 11 phố Lý Thường Kiệt, là chỗ quan hệ tình cảm với Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, lúc đó là Đại tá Phó giám đốc Công an Hà Nội. Để che mắt và lấy pháp nhân thuận tiện cho hoạt động với hệ thống ngân hàng, Phòng Thương Mại Công nghiệp Việt Nam, Tuyết đăng ký ngành nghề kinh doanh từ buôn bán tư liệu sản xuất, kinh doanh nhà, đại lý bán vé máy bay, lữ hành nội địa và quốc tế, đến cả… dịch vụ xoa bóp. Tuy nhiên, ngạch chính là buôn người đi Anh, Pháp, Đông Âu. Phó tướng của Tuyết là Lê Kỳ Thanh (Giám đốc Cty TNHH sản xuất và XNK Châu Á). Các chân rết tỏa ra rất rộng từ Phòng TMCN VN đến Bộ GD-ĐT, các địa phương với sự giúp sức đắc lực của an ninh xuất nhập cảnh Việt Nam. Trong các cú đưa người, luôn có dấu ấn của người đẹp Tuyết với Đại tá Nghi. Đại tá còn công khai sánh vai với người đẹp trong các cuộc du hý đó đây.
Bắt đầu từ nội bộ đánh nhau
Hệ thống vận hành thật trơn tru cho tới khi tướng Chuyên giám đốc công an Tp Hà Nội sắp nghỉ hưu. Một cuộc chiến tranh ghế quyết liệt diễn ra giữa ông Nhanh, ông Nghi bắt đầu trong đó một bên dùng Cảnh sát, một bên dùng An ninh với mọi biện pháp nghiệp vụ được tung ra nhằm làm mất khả năng “lên ghế” của đối phương.
Ngày 1/9/2005, Vũ Thị Tuyết đột ngột bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội bắt khẩn cấp tại nhà riêng ở phố Láng Hạ. Quá trình bắt giữ, ông Nghi sai trực tiếp con trai là Nguyễn Đức Thắng cùng một số sỹ quan an ninh điều tra PA24 (nay là PA92) đến cản lối nhưng đành chịu thúc thủ.
Biện pháp nghiệp vụ
Phái ông Nhanh đánh ông Nghi ở vụ thị Tuyết dùng visa giả để đưa người sang Cộng hòa Séc. Qua Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Công an Hà Nội được Sứ quán Séc cấp cho mẫu visa thật để giám định một vụ đưa người ra nước ngoài trái phép bị cảnh sát bắt ngay tại sân bay Nội Bài. Theo chức năng, vụ án được giao sang An ninh. Trong quá trình điều tra, thụ lý, “cấp trên” đã lệnh cho điều tra viên Trần Quang Tiến, Phòng An ninh điều tra – Công an Hà Nội (PA24) đánh tráo hồ sơ một cách ngoạn mục.
Khi có mẫu visa thật của đại sứ quán Séc và Cục Lãnh sự giao, điều tra viên Trần Quang Tiến sai Vũ Thị Tuyết lấy con dấu giả (đã đóng lên các quyển hộ chiếu đang bị giữ) đóng lên 3 tờ giấy khổ A4 và tráo mẫu dấu visa thật bằng mẫu dấu visa giả rồi đưa vào hồ sơ vụ án. Lúc này, mẫu thật thành giả và mẫu giả đã thành của thật.
Sau đó, mẫu giả mới được gửi lên Viện Kỹ thuật hình sự Bộ Công an để “giám định” và “kết luận”. Kết quả, Bộ Công an kết luận: “các mẫu dấu gửi tới giám định là do cùng một con dấu đóng ra”. Căn cứ vào kết luận này, Cơ quan An ninh điều tra CA Hà Nội đã đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với Vũ Thị Tuyết. Các Bố, các Mẹ thoát tội một cách ngoạn mục.
Sau khi thoát tội, Vũ Thị Tuyết, Lê Kỳ Thanh vẫn tiếp tục dùng võ như trên để thực hiện đưa hàng trăm người khác ra nước ngoài, kiếm nhiều tỉ đồng.
Phái ông Nhanh cũng chẳng vừa. Họ cài đặc tình vào đường dây, giả làm người đi “hợp tác lao động”. Đặc tình này theo đường dây sang tận Anh thì mới nắm được cách thức và thủ đoạn. Sau đó, đặc tình “dích” tin về cho ông Nhanh.
Công an Hà Nội lại phải muối mặt xin Cục Lãnh sự làm thủ tục “xin lại” mẫu visa thật từ đại sứ quán Séc để giám định.
Màn kết luôn tốt đẹp nhưng chu kỳ đánh đấm không có điểm dừng
Kết quả là ông Nghi bị hạ gục ngay ở phút bù giờ thứ nhất trong một trận đấu nghẹt thở bất phân thắng bại. Ông Nhanh đàng hoàng bước lên ghế Giám đốc Công an Hà Nội. Những việc sau đó, dù tày trời đến đâu cũng thuộc phạm vi “xử lý nội bộ”. Vụ án làm giả tài liệu, đưa người ra nước ngoài chỉ xử lý “khoanh vùng”. Đại tá Nghi dù thua nhưng được bù đắp không ít: được sang làm Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Hà Nội (lên chức Giám đốc một sở ngang với ông Nhanh), rồi lại được đeo lon Thiếu tướng.
Mãn cuộc chiến, họ lại vẫn gọi nhau là đồng chí, vẫn bắt tay ôm hôn thắm thiết trong các cuộc giao ban, lễ lạt, vẫn cùng nhau hô hào học tập và làm theo đạo đức này kia, tung hô các giá trị rất hào nhoáng.
Thời điểm này, ông Nhanh sắp nghỉ hưu. Vòng mới của cuộc chiến ”lên ghế” tại 87 Trần Hưng Đạo đã bắt đầu và đang diễn ra âm thầm, khốc liệt như một chu kỳ của quy luật quái đản khép kín ”Quyền – Thủ đoạn – Tiền – Quyền”.
Đồng chí Nguyễn Đức Nghi:
Đồng chí Nguyễn Đức Nhanh:

Cầu Nhật Tân

Chết bất thường ở trụ sở công an - ĐỌC MÀ CĂM PHẪN


THỨ BẢY, NGÀY 01 THÁNG CHÍN NĂM 2012


ĐỌC MÀ CĂM PHẪN

          Mấy năm gần đây, việc công an đánh chết người xảy ra tương đối nhiều từ công an huyện, công an phường, công an xã...đến quản giáo trại giam. Thế mà vừa rồi trả lời đại biểu Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho rằng đa số những người chết có liên quan đến công an đều bị các bệnh nặng ở giai đoạn cuối. Không biết trong 500 đại biểu Quốc hội và gần 90 triệu dân có bao nhiêu phần trăm tin lời Bộ trưởng ? Hôm nay, Báo Người lao động lại thấy công an đánh chết người, đọc mà đau, mà căm phẫn. Nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng này thì sẽ còn nhiều người dân chết dưới tay các vị được gọi là "công bộc" này.

Được đăng bởi Sơn-Thi-Thư 




Chết bất thường ở trụ sở công an


Thứ Sáu, 31/08/2012 22:30

Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã, một người dân ở Hà Nội đã tử vong với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể * Tạm giam 2 công an liên quan

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 31-8, ông Hoàng Ngọc Vui, Phó trưởng Công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội, cho biết Cơ quan Điều tra Công an huyện Đông Anh đã triệu tập 4 người thuộc công an xã này để lấy lời khai liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Mậu Thuận chết bất thường.
“Cơ quan điều tra vừa gửi thông báo cho chúng tôi biết về việc bắt tạm giam đối với ông Hoàng Ngọc Tuyên, phó trưởng công an xã và ông Nguyễn Trọng Kiên, công an viên, để điều tra về việc cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của ông Thuận” - ông Vui khẳng định.
Riêng 2 công an viên khác là ông Đoàn Văn Tuyến và Hoàng Ngọc Thức (cùng tham gia buổi lấy lời khai của ông Thuận) vẫn đang bị tạm giữ để lấy lời khai. Ngoài ra, Công an huyện Đông Anh cũng đã triệu tập ông Nguyễn Đức Vọng, Trưởng Công an xã Kim Nỗ, lên báo cáo về vụ việc. Theo ông Vui, xác định ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy ông Thuận chết vì có tác động của ngoại lực.


Nhiều vết bầm tím trên khắp cơ thể ông Nguyễn Mậu Thuận. ẢNH DO GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
Cùng ngày, thi thể ông Nguyễn Mậu Thuận đã được gia đình đưa từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh về nhà riêng để tổ chức mai táng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sáng 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức lực lượng tiến hành cưỡng chế việc xây dựng tường rào bằng gạch lấn vào đường đi chung trái phép của cụ Nguyễn Mậu Diệp, bố ông Thuận.
Buổi cưỡng chế diễn ra khá suôn sẻ. Đến trưa 30-8, ông Thuận sang gia đình người hàng xóm đứng đơn kiện gia đình mình là bà Đoàn Thị Bút để nói chuyện cho ra lẽ. Ông Thuận cho rằng việc bố mình xây tường rào hoàn toàn trên diện tích đất đã được huyện Đông Anh cấp sổ đỏ.
Sau khi đòi gặp ông Phú - chồng bà Bút - không được, ông Thuận định ra về thì xảy ra xích mích, lời qua tiếng lại với bà này. Ông Thuận đã dùng tay đẩy ngã bà Bút rồi về nhà ngủ. Vụ việc được gia đình bà Bút báo cáo lên xã. Đến 13 giờ cùng ngày, 3 công an viên xã Kim Nỗ đã áp giải ông Thuận lên trụ sở để lấy lời khai.
Anh Nguyễn Mậu Công, con trai ông Thuận, bức xúc: “Tôi chở bố tôi lên trụ sở UBND xã và định ở đấy xem họ xử lý vụ việc thế nào. Tuy nhiên, mấy ông công an xã bảo tôi cứ về nhà, họ chỉ lấy lời khai xong sẽ cho bố tôi về. Khi vợ chồng tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại của ông Nguyễn Đức Vọng cho biết ông ấy đang phải xoa dầu gió cho bố tôi.
Đến 16 giờ, tôi nhận được tin báo bố tôi bất tỉnh nhân sự. Bác sĩ trạm y tế xã Kim Nỗ cho biết tim bố tôi đã ngừng đập nhưng tôi vẫn yêu cầu đưa ngay ông lên bệnh viện huyện cấp cứu”. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh, các bác sĩ khẳng định ông Thuận đã chết trước đó.
Ông Thuận bị trói, đánh?
Ông Hoàng Ngọc Vui cho biết Công an xã Kim Nỗ được trang bị còng số 8, gậy titan (dùi cui điện), gậy cao su. Những vật dụng này chỉ được phép sử dụng trong trường hợp cần phải trấn áp ngay những đối tượng nguy hiểm hoặc có thể gây ra hành vi nguy hiểm cho những người xung quanh. Ông Vui khẳng định tại phòng làm việc của UBND xã không thể cho phép công an sử dụng các dụng cụ này vào việc lấy lời khai.
Cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh chụp tay, chân ông Thuận với rất nhiều vết thâm tím, ông Nguyễn Mậu Tình, em ông Thuận, khẳng định anh mình đã bị trói, khóa rồi đánh để lấy lời khai nên mới như thế.
Bài và ảnh: THẾ KHA
[Quay lại]thuong-

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

TIN NÓNG: CẢ VẠN NGƯỜI ĐANG TỤ TẬP TẠI CHÂN CẦU VƯỢT NGÃ TƯ SỞ




HÀNG VẠN NGƯỜI TỤ TẬP TẠI CHÂN CẦU VƯỢT NGÃ TƯ SỞ DỰ LỄ VU LAN






Tối thứ Năm, ngày Mười Bốn tháng Bảy năm Nhâm Thìn (30.8.2012).

Tùng Lâm - Khi đàn trâu dàn hàng ngang


Tùng Lâm - Khi đàn trâu dàn hàng ngang

Trên kênh truyền hình “ANIMAL PLANET” thường trình chiếu những hình ảnh về cuộc sống hoang dã “The Wild Life”, đặc biệt là cảnh những con mãnh thú rình rập, rượt đuổi vồ mồi, còn nạn nhân bất hạnh của nó thì bằng mọi cách chống trả hay tẩu thoát khỏi sự truy sát của kẻ săn mồi. Những cảnh đó có thật một trăm phần trăm, không hư cấu, dàn dựng và nhân vật thì sống động vô cùng, từ “trang phục” cho đến diễn xuất. Nó thể hiện một sự thật tàn nhẫn, song cũng đầy chất bi hùng của bản năng sinh tồn. Mặc dù không có kịch bản nhưng những đoạn phim quay cảnh đời sống hoang dã luôn cho ta một cảm xúc mạnh. Nó đánh thức lòng trắc ẩn, sự liên tưởng của người xem, dẫn đến một trí tưởng tượng hay ước muốn đến một kết cục nào đó tùy theo tình cảm và thái độ của mỗi người.
Thông thường tôi rất hay bị mủi lòng thương cho số phận những con mồi yếu đuối bị rượt đuổi, bị xé xác và ăn sống nuốt tươi bởi những con mãnh thú - kẻ săn mồi.
image001_31.jpg
Những thú săn mồi thường là hổ, báo, sư tử, cá sấu, cá mập hay lũ Chó rừng. Đành rằng, những con thú này thậm chí đang có tên trong sách đỏ cần được bảo vệ; nhưng thú thực khi xem cảnh chúng tranh nhau cắn, xé con mồi đang dãy dụa, tuyệt vọng thì tôi thực sự căm ghét lũ “thợ săn” đó và chỉ mong sao con mồi thoát khỏi nanh vuốt của chúng hoặc con ác thú kia bỗng nhiên bị một viên đạn hay bị một con thú khác khoẻ hơn ăn thịt.
Đành rằng, “Chúa” sinh ra muôn loài, loài nào cũng phải tồn tại; và, để tồn thì phải có nguồn thức ăn cho chúng. Biết đâu những con dê con cừu kia chính là món quà Thượng đế giành cho hổ báo hay sư tử để tồn tại? Đấy là quy luật của Đấng tạo hoá; nhưng mỗi khi chứng kiến ta vẫn bị một cảm giác rất lạ về sự đấu tranh sinh tồn đầy nghiệt ngã.
Những cảm xúc từ cuộc sống hoang dã khi được liên tưởng đến đời sống xã hội loài người khiến ta không khỏi giật mình nhận ra rằng: xã hội loài người nếu không được kiểm soát và tổ chức theo một trật tự tương thích với sự phát triển về của cải vật chất sẽ dẫn đến thác loạn, man dại hơn cả cuộc sống hoang dã. Những cá thể có quyền lực không tương thích với mức độ tiến hoá và trình độ nhận thức cần thiết của cá nhân thì sự tàn nhẫn còn man rợ hơn cả loài thú.
Thiếu giáo dục, chậm tiến hoá và mất kiểm soát dẫn đến mất nhân tính thì sự man rợ của con người = sự hoang dã của động vật + mưu mô thủ đoạn của con người. Loại “nửa người nửa ngợm” đó phá hoại và triệt hạ hết thảy môi trường thiên nhiên từ cây cỏ đến muông thú không tiếc tay. Tàn bạo hơn nữa loại “nửa người nửa ngợm” đó triệt hạ và ăn thịt cả đồng loại, điều mà ngay cả với lũ lang sói hoang dã cũng hiếm khi sảy ra.
Xã hội man dại đó là đặc trưng dễ nhận biết nhất của những quốc gia nơi mà nền dân chủ không được thực hiện triệt để, pháp luật không được thượng tôn. Ở đó chỉ có luật rừng và chính quyền bị đặt dưới bàn tay của những kẻ độc tài cai trị quốc gia. Chúng bắt chấp hiến pháp, ngồi trên pháp luật, bỏ qua các công ước quốc tế, sử dụng luật rừng để thống trị và biến xã hội thành một khu rừng hoang dã, biến những người dân lao động hiền lành thành những con cừu, con dê để sai khiến, đuổi bắt, tước đoạt sự sống bất cứ lúc nào. Càng liên tưởng, càng thấy sao mà người dân ở những sứ sở ấy lại nhu nhược thế, lại khờ khạo và dại dột thế. Họ chẳng khác gì những con cừu, con dê đần độn hay con hươu, con nai ngơ ngác sẵn sàng làm mồi cho những kẻ săn mồi.
Có những thước phim quay cảnh đàn linh dương Châu Phi nhiều tới cả triệu con di chuyển trên phạm vi hàng trăm dặm vuông, với khí thế “long trời lở đất” nhưng lại run sợ khi chứng kiến cảnh một vài con trong đàn bị sư tử đuổi bắt, quật đổ rồi xé xác ăn thịt; vậy mà đám linh dương khổng lồ kia chẳng biết làm gì khác ngoài việc chạy thục mạng, phó mặc tính mạng cho sự may rủi. Lúc đó ta tưởng tượng ra một kịch bản khác chẳng hạn, giá như lũ linh dương kia tập trung nhau lại thành một khối lớn lao vào mấy con sư tử thì chắc chắn lũ sư tử phải cao chạy xa bay không còn dám bén mảng đến gần nữa. Nhưng không, sư tử vẫn là sư tử, dê vẫn là dê. Nếu dê mà có trí khôn hơn một chút thì câu chuyện đã khác rồi.
Vậy những con người ở cái sứ sở kia thì sao? Họ có trí khôn đấy chứ, họ có số lượng đông lắm chứ nhưng tại sao họ lại chịu số phận của những con dê, con cừu. Họ bị lùa đi thành đàn, bị xé lẻ, chia rẽ hoặc bị “làm thịt” để mua vui hay làm giàu cho những kẻ thống trị. Biết đến khi nào những “con dê”, “con cừu” ở cái sứ sở ấy mới tỉnh ngộ và nhận ra mình cũng là con người?
Loài vật gần đây hình như cũng bắt đầu có trí khôn thì phải. Có thể do tiến hoá hoặc giả do bản năng tự vệ để sinh tồn mà bỗng chốc nó có phản ứng giống như những con người có suy nghĩ. Đó là câu chuyện về cuộc chiến giữa đàn trâu và bầy hổ.
image002_8.jpg
Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh một con nghé bị đàn hổ đuổi bắt. Cả bầy hổ đói hơn chục con gào thét cắn xé con nghé, ăn sống ngay tại chỗ trước sự chứng kiến của con trâu mẹ. Con trâu mẹ với con mắt đỏ ngầu chạy rất nhanh tưởng nó bỏ trốn. Nhưng không, chỉ sau vài phút cùng với con trâu mẹ, cả một đàn trâu rừng gần trăm con xuất hiện, lồng lộn lao vào bầy hổ. Lúc đầu không ai nghĩ là tình thế lại xoay chuyển nhanh như thế. Ngay cả lũ hổ cũng bị bất ngờ. Những con trâu đầu đàn nặng cỡ trên một tấn điên khùng như mất hết cả sự sợ hãi, dũng mãnh nghiêng cặp sừng dữ tợn lao thẳng vào đàn hổ khiến lũ hổ phải bỏ chạy thục mạng. Chưa dừng lại, đàn trâu chia nhau thành từng nhóm, truy đuổi từng con hổ một, cho đến khi lũ hổ chạy mất hút không còn bóng con nào nữa. Có con bị húc lòi ruột văng xuống sông, có con bị húc tung lên, rơi xuống như tung hứng. Thật mãn nhãn khi đuợc xem những thước phim quý giá đó. Một cuộc chiến đầy bản năng và mang đậm nét sử thi hùng tráng. Cuộc truy đuổi đã thể hiện sự nổi giận của đàn trâu có tổ chức, mang một sắc thái của sự vùng lên rất rõ ràng. (Câu chuyện đó có phần nào giống với hành động của gia đình ông Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng Việt Nam hồi đầu năm nay).
Hành động nổi xung của đàn trâu chứng tỏ nếu trâu biết đoàn kết, biết tập trung sức mạnh thì mười mấy con hổ đói kia cũng chẳng là gì. Một khi sự tàn nhẫn đến mức tận cùng thì nỗi giận giữ do bị chà đạp sẽ lên đến tột đỉnh. Và kết cục những kẻ gây gió bao giờ cũng phải gặp bão!
Hình ảnh những con trâu hiền lành như đất còn biết điên cuồng chống lại bầy hổ đói hung giữ đã gợi cho con người một triết lý gì? Phải chăng hàng chục triệu người ở cái sứ sở man dại kia không bằng những con trâu, họ phải khuất phục và chịu sự áp đặt của những tên vô lại tham lam, tàn bạo? Sự nhẫn nại cũng có giới hạn. Nhẫn nại là một phẩm chất cần thiết, nhưng đừng nhẫn nại đến mức hèn nhát. Ai đó đã nói “cái giá phải trả cho những người lương thiện hèn nhát là sẽ bị những kẻ tàn bạo thống trị”.
Có lẽ những thước phim về đàn trâu nổi giận của nhà quay phim người Mỹ tại một thảo nguyên ở Kenya còn bao hàm một ý nghĩa gì khác chăng?
Hà Nội 29.08.2012

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Vụ án bầu Kiên: "Nội dung cụ thể thuộc phạm vi bí mật Nhà nước"


Vụ án bầu Kiên: "Nội dung cụ thể thuộc phạm vi bí mật Nhà nước"

Thứ hai 27/08/2012 16:28
Theo Trung tướng Phan Văn Vĩnh, việc phạm tội của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải liên quan tới hai vụ án khác nhau. Cơ quan điều tra đang tiếp tục nhận được nhiều đơn khiếu nại, tố cáo về vi phạm của 2 bị can này.
- Với cương vị là Tổng cục trưởng Cảnh sát phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ “bầu” Kiên, ông cho biết một số thông tin về vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải?

- Vụ án trên là một việc làm bình thường của lực lượng cảnh sát kinh tế trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm. Vụ án đang trong quá trình điều tra, nội dung cụ thể thuộc phạm vi bí mật Nhà nước nên lúc này chưa thể cung cấp.

Tuy nhiên, trong phạm vi những vấn đề có thể cho phép, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản thông báo khẳng định rõ việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên là do vi phạm liên quan đến hoạt động của 3 doanh nghiệp do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội).

Tiếp đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam đối với Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165, Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc phạm tội của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải có liên quan ở hai vụ án khác nhau.

- Trong quá trình chỉ đạo điều tra hai vụ án trên, cá nhân Trung tướng và cơ quan điều tra đã gặp thuận lợi và khó khăn gì?

- Trong quá trình thu thập tài liệu để điều tra về 2 vụ án này, cơ quan điều tra đã thường xuyên nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và sự phối hợp chặt chẽ của 3 ngành Tư pháp Trung ương.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo lực lượng công an cần khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng. Khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật tất cả những người liên quan, bất cứ ai vi phạm pháp luật.

Trong 2 vụ án trên, chúng tôi đã và đang tiếp tục nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh vi phạm của bị can Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải.

Tuy nhiên, xung quanh vụ án này, đã xuất hiện nhiều dư luận trái chiều, trong đó có cả việc một số người xấu lợi dụng để gây tác động, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bình thường của ngành Tài chính, Ngân hàng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã và đang tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hoạt động bình thường của hệ thống, nhất là hoạt động của Ngân hàng ACB và những ngân hàng mà Nguyễn Đức Kiên có cổ phần.

Riêng đối với 2 vụ án này, chúng tôi đề nghị cán bộ và nhân dân yên tâm và tin tưởng vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương, của Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an.

Với tư cách Trưởng ban chuyên án, tôi khẳng định không chịu bất kỳ sức ép nào trong điều tra vụ án. Sai phạm của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải sẽ được điều tra, kết luận sớm, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, sai phạm đến đâu, xử lý đến đó, nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Trung tướng Phan Văn Vĩnh
- Xin ông cho biết kết quả của đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm vừa triển khai?


- Qua tháng đầu thực hiện đã thu được những kết quả rất tích cực, kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự 1,91% so với thời gian trước cao điểm, số vụ án kinh tế, tham nhũng phát hiện được nhiều hơn 1,33%, các vi phạm pháp luật về môi trường phát hiện tăng 4,42%, án ma túy phát hiện nhiều hơn...

Trên lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm hình sự, toàn lực lượng đã điều tra, khám phá trên 3.200 vụ phạm pháp hình sự; bắt, xử lý gần 6.200 người; triệt phá gần 290 băng, ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm; bắt hơn 900 đối tượng truy nã, trong đó có 189 là nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm...

Các vụ trọng án xảy ra trong đợt cao điểm đều được tập trung lực lượng điều tra làm rõ trong thời gian sớm nhất. Có thể kể đến như: vụ gây nổ tại cổng nhà Giám đốc Công an Khánh Hòa; vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng tại Long Biên, Hà Nội; vụ vùi xác trong cát tại Hà Nam, Thanh Hóa...

- Đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao luôn là vấn đề rất khó khăn, nan giải. Xin Tổng cục trưởng cho biết kết quả đấu tranh với loại tội phạm phi truyền thống này trong đợt cao điểm?


- Trong đợt cao điểm này, cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng là một lực lượng chủ công, với những trang thiết bị tương đối hiện đại cùng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ cơ bản được tập huấn tốt. Lực lượng này đang phát huy tác dụng tích cực trong phát hiện các vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao. Điển hình như vụ Công ty MB24 với thủ đoạn như kinh doanh đa cấp, lôi kéo người dân trở thành thành viên, đóng tiền mua gian hàng điện tử... Trong khoảng thời gian một năm, công ty này đã có hơn 50 chi nhánh tại 32 tỉnh, thành phố và trên 120.000 gian hàng ảo trên mạng với tổng số tiền nộp vào hệ thống lên tới hơn 700 tỷ đồng. Đến ngày 10/8, Cơ quan CSĐT Công an 8 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Kạn, Hưng Yên, Đắk Lắk, Hà Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 15 bị can của công ty và các chi nhánh để điều tra...

Và gần đây nhất, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự phát hiện, triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến với các sòng bạc ở Campuchia như đã nêu ở trên.

- Còn trên lĩnh vực kinh tế, thưa ông?


- Thiệt hại do tội phạm kinh tế gây ra là rất lớn. Chỉ tính riêng vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo trong lĩnh vực Ngân hàng đã gây thiệt hại đến 4.600 tỷ đồng, ngoài ra còn nhiều vụ án lừa đảo khác gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng… Đây là những con số rất đau xót trong điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, đặc biệt số doanh nghiệp phải giải thể, dừng hoạt động ngày càng gia tăng….

Thực hiện đợt cao điểm, lực lượng Cảnh sát kinh tế cũng đã ra quân với nhiều kế hoạch, phương án được triển khai. Kết quả đã điều tra, khám phá 1.140 vụ án kinh tế, tham nhũng, thu hồi cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Điển hình như vụ Cục Cảnh sát kinh tế khởi tố bị can đối với 3 người nguyên là giám đốc của 3 Công ty TNHH ở Hải Phòng và TP HCM về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 750 tỷ đồng và 530.000 USD của 15 tổ chức tín dụng; khởi tố vụ án lừa đảo, chiếm đoạt gần 550 tỷ đồng xảy ra tại Tổng công ty Petec thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong việc mua bán xăng dầu với một số doanh nghiệp tư nhân.

Vận đen liên tiếp đeo bám Sacombank

Vận đen liên tiếp đeo bám Sacombank
Cập nhật lúc 18h54" , ngày 29/08/2012 
(VnMedia) - Bước vào tháng 8, Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank -SBS) liên tiếp bị vận đen đeo bám khi  vừa thua lỗ vừa bị pháp luật "sờ gáy", và giờ tạm ngừng giao dịch ký quỹ.

>> Sacombank- "miếng bánh" đã bị phân chia
>> Nhân Thìn - Năm hạn của Sacombank?

SBS gặp vận đen: Lỗ nặng, bị phạt, pháp luật "sờ gáy"

Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank -SBS) vừa công bố tình hình hoạt động và thực trạng tài chính tính đến thời điểm 30/06/2012 trên cơ sở Báo cáo soát xét đặc biệt của Công ty Kiểm toán Ernst & Young.
Những con số sau kiểm toán đã gây sốc với nhiều nhà đầu tư. Có vẻ như, năm nay vận đen vẫn tiếp tục đeo bám Sacombank khi vốn chủ sở hữu của SBS ở con số âm và SBS rơi vào vòng kiểm soát đặc biệt.

Theo kết quả kiểm toán soát xét đặc biệt tình hình tài chính đến ngày 30/6/2012 của SBS, tổng tài sản của SBS tại thời điểm 30/6/2012 đạt 1.480 tỷ đồng (trong đó tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 878,4 tỷ đồng). Tổng nợ phải trả: 1.736 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của SBS đang âm 256 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối cũng âm 1.772 tỷ đồng.

Tổng lỗ lũy kế đến thời điểm 30/06/2012 là 1.772 tỷ đồng, phát sinh chủ yếu do việc trích lập dự phòng bổ sung cho danh mục đầu tư và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011.

SBS đã đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, trong đó có xây dựng Đề án tái cấu trúc toàn diện hoạt động của SBS. SBS cũng tự nhận phải chấp nhận một công ty chứng khoán có quy mô vốn hóa thấp hơn trước đây nhưng thật sự lành mạnh về tài chính nhằm đạt được mục tiêu là đảm bảo quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư và sự lành mạnh của thị trường tài chính.

Trước đó, ngày 23/7/2012, Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), đã đưa cổ phiếu của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (mã SBS) vào diện chứng khoán bị kiểm soát, do kết quả kinh doanh của SBS tính đến 31/03/2012 có lợi nhuận chưa phân phối âm 1.424,14 tỷ đồng vượt quá vốn đầu tư chủ sở hữu đồng thời tình hình tài chính của Công ty chưa được giải trình đầy đủ.
Tiếp đến ngày 31/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30 triệu đồng đối với SBS, vì chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 và Báo cáo tài chính Quý I/2012.
Đang rối bời với những khó khăn, bước vào đầu tháng 8, Chứng khoán Sacombank-SBJ lại bị dính vào vòng lao lý. Theo Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố Hà Nội chính thức khởi tố vụ án hình sự “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, thao túng giá chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Trong ngày 13/8, SBS đã công bố việc  việc nhận được thông báo từ Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP.Hà Nội khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại SBS, đồng thời khẳng định sẽ duy trì ổn định công ty.

Ảnh minh họa
Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng  Sài gòn Thương tin (Sacombank - SBS) đang đối mặt với nhiều khó khăn



Theo SBS, ngày 16/06/2012, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011, SBS cũng đã tiến hành thay thế gần như tất cả các thành viên Hội Đồng Quản Trị, Ban Điều Hành và Ban Kiểm Soát. Đồng thời, theo kết quả Báo cáo tài chính Quý I/2012, số lỗ lũy kế trong hoạt động kinh doanh vượt con số 1.400 tỷ đồng.

"Mặc dù vậy, nhưng với nỗ lực của Thành viên Hội Đồng Quản Trị và Ban Điều Hành mới, tình hình hoạt động tại SBS vẫn được duy trì ổn định. Áp lực thanh toán nợ tại SBS là không đáng kể, SBS hoàn toàn có khả năng chi trả các khoản nợ hiện tại...", thông báo của SBS nêu rõ.

Bất ngờ dừng giao dịch ký quỹ

Trong khi các nhà đầu tư còn đang chờ đợi SBS giải quyết khó khăn như thế nào thì ngày 24/8, SBS bất ngờ công bố tạm ngừng giao dịch ký quỹ.

Theo bản thông báo, SBS sẽ tiến hành thu hồi các khoản đã phát vay vào ngày đáo hạn và sẽ không thực hiện gia hạn. Các hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ hiện hành sẽ được thanh lý khi nghĩa vụ của các khoản vay hiện tại kết thúc.

SBS sẽ không mở tài khoản giao dịch ký quỹ mới, không thực hiện phát vay đối với các tài khoản giao dịch ký quỹ hiện tại. Thời hiệu áp dụng từ ngày 24/08/2012.

Hiện, SBS vẫn tiếp tục nằm trong danh sách thuộc diện bị kiểm soát cùng với tám doanh nghiệp khác là Công ty CP Gạch mien Changyih (chính thức có hiệu lực trong ngày hôm nay 29/8), Công ty CP Dược phẩm Cửu Long, Công ty CP Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre, Công ty CP Thực phẩm Quốc tế, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Điện MeeCa VNECO, Công ty CP Container Phía Nam.

Đinh Bách
http://www6.vnmedia.vn/home/NewsId_312853_Catid_25.html

7 người bị CA tra tấn, chằng chịt vết thương?


7 người bị CA tra tấn, chằng chịt vết thương?
Vết thương chằng chịt trên lưng em Nguyễn Sứu Lùng. Ngoài ra chân, tay, bụng, bàn chân em đều bị bầm dập do dùi cui và roi điện.

7 người bị CA tra tấn, chằng chịt vết thương?

Thứ Tư, 29/08/2012, 11:26 AM (GMT+7)
Những người trong làng, già trẻ, gái trai, cán bộ hưu trí, và ngay cả trưởng thôn, chủ tịch mặt trận thôn cũng bất bình, đều ký vào đơn xác nhận sự việc.
An ninh hình sự cập nhật liên tục tất cả các ngày trong tuần
Mấy ngày qua, người dân tại thôn Tân Thượng, xã Xuân Song, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đang rất bất bình trước hành vi của công an xã này, họ đã tố cáo hành vi đánh đập dã man khiến 7 thanh thiếu niên bị nhiều thương tích do bị đánh và dí roi điện.
Cả làng phẫn nộ
Sự phẫn nộ không chỉ có ở người thân của 7 thanh niên bị đánh đập dã man mà những người trong làng, già trẻ, gái trai, cán bộ hưu trí, và ngay cả trưởng thôn, chủ tịch mặt trận thôn cũng bất bình, đều ký vào đơn xác nhận sự việc và đề nghị công an huyện Nghi Xuân làm rõ.
Ông Chu Văn Thiệu, một thầy giáo về hưu bày tỏ bức xúc, công an xã đánh các cháu dã man quá, hơn 1 ngày qua nhưng nhiều cháu vẫn chưa thể đi lại được do vết thương quá nhiều. Khi đi thì đang bình thường, thế mà ra khỏi phòng làm việc của công an thì 7 thanh niên đều phải vào điều trị, truyền tại trạm xá.
7 người bị CA tra tấn, chằng chịt vết thương?, An ninh Xã hội, cong an danh nguoi, bao, bao cong an, bao an ninh, vn
Nhóm thanh niên bị đánh và dân làng Tân Thượng rất phẫn nộ trước việc 7 thanh niên bị đánh dã man ngay tại CA xã.
Được biết, ngày 25/8, thanh niên hai làng Tân Thượng và Bắc Mới có tổ chức giao lưu đá bóng. Khi trận đấu chuẩn bị kết thúc thì xảy ra cãi cọ giữa Lê Hồng Phú (SN 1994) với Trần Văn Tấn, con ông Trần Văn Toản, công an xã.
Một lúc sau đã xảy ra đánh nhau, rất nhiều thanh niên bên đội Tân Thượng đã lao vào, người thì can ngăn, cũng có nhiều thanh niên tham gia đánh Tấn. Chỉ khi người lớn can ngăn, Tấn bỏ chạy thì mới thôi.
Theo lời ông Trần Minh và những người có mặt trong buổi làm việc với PV, tối hôm đó Tấn có rủ thêm một số thanh niên đi đánh lại nhưng không được nên đã về.
Tối 25/8, quyền Trưởng CA xã Trần Công Tráng đã dẫn theo một số CA viên đi tìm các thanh niên nhưng không thấy.
Ông Minh nghe tin CA xã bảo con mình đánh người gây thương tích, nên đã hỏi con là Trần Mạnh Hùng. Nhưng Hùng chỉ bảo là vào can ngăn. Thế nên sáng ngày 26/8, ông đã bảo anh trai dẫn Hùng lên CA xã để cho CA hỏi. Ông tin con mình vô tội.
Cũng trong sáng 26/8, ông Tráng đã dẫn theo CA viên đến nhà các em Nguyễn Sửu Lùng (SN 1993); Nguyễn Văn Hồ (SN 1994); Nguyễn Văn Thức (SN 1995) và Lê Hồng Phú (SN 1994).
7 người bị CA tra tấn, chằng chịt vết thương?, An ninh Xã hội, cong an danh nguoi, bao, bao cong an, bao an ninh, vn
Vết thương trên người em Lê Hồng Phú. Các em bị đánh đều có vết thương gần như giống nhau, trải đều khắp người..
Gia đình các em cho biết, họ hết sức ngỡ ngàng vì con mình bị còng tay dẫn lên mà không thấy có giấy tờ gì, thôn cũng không được thông báo.
Ngoài 4 em bị công an đến bắt đi không có giấy tờ thì 3 em khác là Lê Bá Đạt (SN 1993); Hồ Văn Chiến (SN 1991) và Trần Mạnh Hùng (SN 1994) đã được gia đình đưa lên để công an ‘’giáo dục’’.
Ép cung, đánh đập dã man, dí roi điện?
Sự việc 7 thanh thiếu niên bị thương tích ngay sau khi ra khỏi phòng làm việc của CA xã đã khiến cho gia đình các em, người trong thôn phẫn nộ.
Ông Chính, bố em Hùng nói tiếp, sau khi thấy con trai về với các vết bầm dập khắp người, các vết bị roi điện giật đến ngất đi ngất lại, ông đã đưa con đến nhà Chủ tịch xã Hoàng Đình Hùng. Khi đến đây thì em Hùng đã bị ngất, phải đưa đi trạm xá cấp cứu.
Em Trần Mạnh Hùng kể lại quá trình bị đánh đập: 'Khi vào phòng CA xã thì liền bị ông Tráng cầm tóc đập đầu vào tường, đấm đá liên tục vào bụng, dùng tay móc sườn bụng. Sau màn dạo đầu đó, em liên tục bị ông Tráng và CA viên tên Hồng dùng dui cui đánh vào mắt cá chân, bụng và lưng. Khi em ngã nằm xuống thì bị CA dùng dùi cui điện dọa không đứng lên sẽ dí điện'!?.
‘‘CA xã đánh em chán chê rồi bảo thằng Thức cầm dùi cui đánh vào mắt cá chân của em thay công an. Thằng Thức không dám không làm. Sau khi  đánh no nê, ông Tráng, ông Hồng còn dí dùi cui điện vào tay và bụng em làm em tưởng chừng như không chịu nổi, ngã vật xuống’’, Hùng kể tiếp.
Tất cả các em bị thương tích đều kể lại rành mạch từng chi tiết chuyện các em đã chịu đựng và chứng kiến tại CA xã từ 7h cho đến 11h trưa ngày 26/8. Tất cả các em cho biết, khi đến đó, ai cũng bị đánh như ai, đều bị tát, móc sườn, dùng dui cui đánh vào mắt cá chân, rồi dã man hơn là dí điện vào người.
7 người bị CA tra tấn, chằng chịt vết thương?, An ninh Xã hội, cong an danh nguoi, bao, bao cong an, bao an ninh, vn
Trưởng thôn Tân Thượng xác nhận sự việc vào đơn tố cáo, đề nghị làm rõ.
"Các em nếu khai không đánh Tấn thì liền bị đánh tiếp nên buộc phải nhận", Hùng kể.
Đáng chú ý, theo như lời em Nguyễn Sửu Lùng, khi em bị CA dùng dùi cui điện đánh liên tục vào mắt cá chân, đau quá nên em phải nhảy lên. ‘‘Thế là một CA bắt em phải nhảy theo các điệu nhạc rồi đánh liên tục vào chân. Những người CA khác thấy thế liền cười’’, Lùng kể.
Ông Trương Quang Vinh, trưởng thôn Tân Thượng xác nhận trong đơn tố cáo tập thể, qua kiểm tra thì thấy vết thương trên người các em là đúng thực tế và đề nghị làm rõ sự vệc.
Đang cho kiểm tra để xử lý
Trao đổi với PV, ông Trần Công Tráng, quyền Trưởng CA xã thừa nhận có sai sót trong quá trình hỏi cung. Theo ông Tráng, việc làm trên ‘‘chẳng qua là để giáo dục, răn đe các em để tốt hơn thôi. Không có việc CA xã dùng dùi cui điện dí các em’’.
Ông Tráng thông tin, hiện Trần Văn Tuấn, con trai CA viên Trần Văn Toản bị đánh đanh nằm điều trị tại bệnh viện. Thương tích khá nặng nên phải mổ. Ông cũng thừa nhận việc đánh nhau xảy ra trên sân bóng, có sự chứng kiến của nhiều người, một trong số các em từng bị xử phạt vì đánh nhau.
Còn Chủ tịch xã Hoàng Đình Hùng thì cho biết, đúng là CA xã có sai. Ngày 27/8 lãnh đạo xã đã đến thăm hỏi và có nhận lỗi trước gia đình các em. Sự việc này Công an huyện đang yêu cầu CA xã báo cáo để xử lý.
Đại tá Phan Văn Đán, Trưởng CA huyện Nghi Xuân cho biết, đúng là có sự việc trên. Ban CA xã đã làm tường trình. Sau khi làm rõ đúng sai sẽ xử lý theo quy định.
Theo Nhóm PV ( Vietnamnet )