Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Đừng động đến... vàng!




* TS Phạm Đỗ Chí
TP - Theo thống kê, VN nằm trong top 10 quốc gia hàng đầu về việc người dân có thói quen giữ vàng và lượng vàng được lưu giữ trong dân đạt tới hàng trăm tấn.
Có người đưa ra thống kê ước lượng con số đó khoảng 300 - 500 tấn. Đó là con số tính trên số lượng vàng đã xuất - nhập của mấy năm qua, không bao gồm tính toán lượng vàng mà trong dân chúng đã tích luỹ mà nếu tính gộp có thể lên tới cả ngàn tấn. Nguồn lực rõ ràng rất lớn. Nhưng không nên huy động vàng qua đề án NHNN đang xây dựng, cho dù nguồn lực đó lớn tới đâu. Khối lượng vàng đó có thể tương đương với khoảng 50-60 tỉ USD, tức là bằng 1/2 GDP VN.
Thử hỏi, nếu huy động được khối lượng vàng giá trị khổng lồ ấy vào nền kinh tế, các cơ quan có trách nhiệm đã tính đến chuyện làm thế nào để phát huy được giá trị nguồn lực ấy giúp tăng trưởng kinh tế cho quốc gia.
Câu hỏi gốc vẫn là làm thế nào để bảo đảm được an toàn lượng tài sản khổng lồ ấy của dân, của nước? Hiện chưa thấy quốc gia nào dám… đụng tới vàng.
Nói cách khác rất ít chính phủ hay ngân hàng T.Ư nào đứng ra huy động vàng của dân.
Fed của Mỹ cũng đứng ngoài thị trường phức tạp này dù vàng đã là căn bản của chế độ kim bản vị của thế giới trong nhiều thế kỷ... Sự lao đao mới đây của vài cá nhân lãnh đạo ngân hàng trong việc bán khống một số vàng lớn ở mức 1.550-1570 USD/ounce cách đây vài tháng đã đem lại vài món nợ khổng lồ cho họ, các ngân hàng của họ và là một bài học lớn cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc quản lý thị trường vàng tương lai.
Cho nên, xét đến cùng, NHNN không nên tính đến câu chuyện huy động vàng vì rủi ro cho dân và cho ngân sách quốc gia là rất lớn.
Nếu cần thiết phải hạn chế về mặt thanh toán, để nâng cao sự ổn định và vị thế cho đồng tiền Việt Nam, chỉ nên ra các quy định hạn chế dùng vàng làm phương tiện thanh toán, như điều mà NHNN đã làm rất tốt với việc ổn định ngoại tệ, chống đô la hoá trên thị trường thời gian vừa qua.
PV
Lược g

Quốc hội 'nóng' với vàng


TP - Sáng 31- 10, tiếp tục làm rõ thêm những vấn đề trong lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nhận khuyết điểm trước Quốc hội (QH) do còn có một số tồn tại trong quản lý thị trường vàng. Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa- Vũng Tàu) cho rằng, lãnh đạo NHNN còn né tránh vấn đề nóng.
Cuộc trao đổi gay gắt tại nghị trường giữa ĐB Nguyễn Văn Hiến (trái) và Thống đốc Nguyễn Văn Bình đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý và
            kinh doanh vàng Ảnh: Hồng Vĩnh
Cuộc trao đổi gay gắt tại nghị trường giữa ĐB Nguyễn Văn Hiến (trái) và Thống đốc Nguyễn Văn Bình đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý và kinh doanh vàng.  Ảnh: Hồng Vĩnh.
Thống đốc nhận khuyết điểm về tuyên truyền
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, khuyết điểm của NHNN là không làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để phổ biến kịp thời những chủ trương, chính sách trong quản lý thị trường vàng dẫn đến nhiều thông tin chưa đầy đủ, chính xác, gây ra những cách hiểu không đúng và bất ổn trên thị trường.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Ông Bình cho rằng, Nghị định 24 về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng sau 5 tháng hoạt động đã có những kết quả ban đầu hết sức cơ bản.
Từ tháng 5-2012 trở lại đây, mặc dù giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh nhau lớn nhưng không còn hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng. Mặc dù giá vàng biến động lớn nhưng tỷ giá hoàn toàn ổn định và thậm chí tỷ giá vẫn tiếp tục hạ.
“Người dân không đổ xô đi mua vàng nữa, có nghĩa là việc vàng hóa nền kinh tế đã được chặn”- ông Bình nhấn mạnh.
Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đã mua lại được 60 tấn vàng từ nền kinh tế. Đồng nghĩa, 60 tấn vàng được chuyển đổi sang tiền VND để phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội. Điều đó thể hiện mục tiêu huy động nguồn vốn này phục vụ cho phát triển kinh tế đã được thực hiện. Thêm đó, từ đầu năm đến nay NHNN đã mua được 10 tỷ USD.
Theo ông Bình, đến nay vàng SJC chiếm 93- 95% thị phần vàng miếng toàn quốc.
Do vậy, để tránh xáo trộn trên thị trường vàng miếng cũng như chi phí phải dập lại thì NHNN sử dụng luôn mác đó và độc quyền nhà nước về mác đó chứ không có công ty SJC nào được dập vàng miếng SJC nữa.
Nghị định 24 quy định, sau ngày 25-4 tất cả các loại vàng miếng trước đây đã được cấp phép vẫn được lưu hành bình thường. Nhà nước không bắt buộc phải chuyển đổi từ mác vàng miếng này sang mác vàng miếng khác.
“Mặc dù chúng tôi đã tích cực phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng xét lại thì thấy còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Dư luận còn có nhiều lo lắng về vấn đề này thì chúng tôi xin nhận khuyết điểm và sẽ cố gắng phổ biến rộng rãi hơn”- ông Bình nói.
Về nhu cầu chuyển các vàng khác sang vàng SJC, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, NHNN đã bàn với các cơ quan liên quan để nâng cao năng lực thẩm định, giám định để chuyển đổi cho người dân. Thậm chí, NHNN có thể ứng trước vàng SJC cho các bên có nhu cầu rồi chuyển đổi sau.
Thống đốc né tránh vấn đề nóng?
ĐB Nguyễn Văn Hiến
ĐB Nguyễn Văn Hiến.

 “NHNN cho biết SJC chỉ gia công vàng miếng và nhận phí. “Câu hỏi đặt ra là SJC gia công cho ai, tại sao giá chênh lệch như vậy và chênh lệch vào túi ai, ngân sách nhà nước có được hưởng không. Từ khi thực hiện chính sách đã gây tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp (DN) kinh doanh vàng. Người dân phải bù tiền để chuyển đổi. DN nào được chuyển đổi, được phép đội mũ SJC thì thu lợi rất lớn”.  
ĐB Nguyễn Văn Hiến
Phát biểu sau phần giải trình của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa- Vũng Tàu) dẫn Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho biết: “Cơ chế quản lý thị trường vàng, kinh doanh vàng chưa mang lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới”.
Ông Hiến không đồng tình với nhận định của Thống đốc NHNN là cơ chế quản lý vàng bước đầu mang lại “kết quả cực kỳ quan trọng”. “Tôi cho rằng nhận định này còn có vẻ nhẹ nhàng, né tránh trước vấn đề rất nóng trong thời gian qua”- ông Hiến nói.
“Chúng ta đang ngồi đây và ngoài kia hàng đoàn người đang xếp hàng để chuyển đổi, kiểm định, để có bao bì mới của SJC và chúng ta cứ thản nhiên là người dân phải tự bảo vệ mình”- ông Hiến tiếp.
Theo đại biểu này, từ khi NHNN tăng cường quản lý và siết chặt kinh doanh vàng thì thị trường vàng chia làm hai: Vàng không phải SJC bán sát giá vàng thế giới, còn SJC luôn cao hơn 2- 3 triệu đồng/lượng.
“Thống đốc nói vừa rồi mua vào 60 tấn vàng, tại sao nhà nước phải mua 60 tấn vàng trong khi giá cao, tại sao không nhập khẩu vàng từ nước ngoài nếu tỷ giá ổn định”- ông Hiến truy vấn.
“NHNN cho biết SJC chỉ gia công vàng miếng và nhận phí. Câu hỏi đặt ra là SJC gia công cho ai, tại sao giá chênh lệch như vậy và chênh lệch vào túi ai, ngân sách nhà nước có được hưởng không. Từ khi thực hiện chính sách đã gây tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp (DN) kinh doanh vàng. Người dân phải bù tiền để chuyển đổi. DN nào được chuyển đổi, được phép đội mũ SJC thì thu lợi rất lớn” - ĐB Nguyễn Văn Hiến tiếp.
Theo đại biểu này, quy trình chuyển đổi từ vàng phi SJC sang SJC bị buông lỏng để mặc thị trường xoay xở với phần thiệt thuộc về người dân và DN giữ vàng phi SJC.
“Tâm lý nóng vội, hoang mang, lo sợ, lôi kéo hành vi của số đông. Ngày 28-10 NHNN mới an ủi và trấn an là dân đừng có vội chuyển đổi vàng. Nghị định thì không có hướng dẫn về chuyển đổi của NHNN. Vấn đề này càng không công khai, càng trì hoãn thì càng gây thiệt hại và làm mất lòng tin của nhân dân”- ông Hiến nói.
Chỉ có ở nước ta giá vàng mới phụ thuộc vào thương hiệu mà không phụ thuộc vào tuổi vàng. Vì thế mục đích huy động vàng trong dân không đạt được, các ngân hàng thương mại không được huy động vàng thì phải mua, mua thì nhu cầu tăng, giá tăng thì tác động xấu lên thị trường.
“Như thế mục đích kéo sát giá thế giới không đạt được. Chúng tôi đề nghị công khai, minh bạch trong chính sách vàng và các chính sách khác nếu không càng làm suy giảm lòng tin đã xuống rất thấp và tạo nghi ngờ đề động cơ, mục đích”- ông Hiến kết thúc bài phát biểu trước QH.
Giá vàng tăng giảm bất thường
Đầu giờ sáng 31-10, giá vàng SJC niêm yết: 45,75 - 45,97 triệu đồng/lượng (giảm 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày 30-10). Trong khi đó, giá vàng thế giới lại điều chỉnh tăng 2,3 USD/ounce so với cuối ngày trước.
11h trưa cùng ngày, giá vàng SJC tăng 180.000 đồng/lượng lên: 45,90 - 46,05 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra. Và đến cuối ngày, SJC chốt giá tăng tiếp 100.000 đồng/lượng: 45,98 triệu đồng/lượng mua vào - 46,15 triệu đồng/lượng bán ra.
Lúc này, giá vàng thế giới tăng thêm 7 USD/ounce so với buổi sáng. Giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới 2,92 triệu đồng/lượng.
Ngọc Mai
Mổ xẻ nợ xấu...
“Chúng ta đang chìm trong khối nợ xấu khổng lồ và có xu hướng tăng. Thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thống đốc Ngân hàng không hứa hẹn được lúc nào giải quyết nợ xấu. Những điều đó đã chuyển đến chúng ta một thông điệp không lấy gì làm khả quan về vấn đề này”.
ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa- Vũng Tàu)
“Tôi đề nghị Chính phủ phân tích, làm rõ một cách thấu đáo về bản chất và những nguyên nhân chủ quan dẫn đến nợ xấu. Phải chăng cơ chế giám sát của ngành NH lỏng lẻo, tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo, nhân viên NH còn hạn chế.
Hay một bộ phận lãnh đạo, nhân viên ở một số NH vi phạm pháp luật. Tôi chưa đồng tình với ý kiến giải thích của Thống đốc NHNN về nợ xấu. Theo tôi trách nhiệm giải quyết nợ xấu trực tiếp vẫn phải là ngành NH trong đó NHNN chiếm vị trí quan trọng”.
ĐB Thân Văn Khoa (Bắc Giang)
“Tôi đề nghị NHNN tập trung phân tích, bóc tách cho được nợ xấu, muốn xử lý đúng thì phải phân loại cho đúng, làm rõ các DN nợ xấu bao nhiêu, riêng các tập đoàn, tổng công ty nợ xấu bao nhiêu.
Thông thường khi vay mà không trả được thì NH sẽ siết nhà, siết đất nhưng NH vẫn không siết nợ là vì sao. Ngoài việc do thị trường bất động sản đóng băng, tụt giá còn một vấn đề cực kỳ phức tạp là người ta nâng khống giá trị tài sản lên để cho vay.
Ví dụ một khu đất có giá 200 tỷ, bằng một hợp đồng mua bán họ đưa lên 800- 1.000 tỷ để được vay 600 tỷ, bây giờ bán chưa tới 100 tỷ mà không có ai mua.
Như vậy mất đứt 500 tỷ, đó mới gọi là nợ xấu. Đương nhiên cả người đi vay và người cho vay cũng đã bỏ túi hàng chục tỷ đồng khi thực hiện những phi vụ đó. Có những khoản nợ không phải là nợ xấu mà còn quá xấu, không bao giờ có thể đòi được”.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
“Thị trường bất động sản hiện nay được đánh giá rất khó khăn, đang bị đóng băng, rất ít giao dịch. Theo báo cáo của NHNN, tính đến 31-8 dư nợ tín dụng của bất động sản khoảng 203.000 tỷ, trong đó tỷ lệ nợ xấu 6,6%.
Nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, trong đó gồm cho vay để kinh doanh bất động sản, vay để đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì dư nợ tín dụng này khoảng 57% tổng dư nợ toàn hệ thống, tức là hơn 1 triệu tỷ đồng”.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng
Hà Nhân



Đại biểu Nguyễn Bá Thanh ‘truy’ Thống đốc Ngân hàng về nợ xấu



Bí thư thành ủy Đà Nẵng đề nghị NHNN phải bóc tách và xác định nợ xấu của các tập đoàn, tổng công ty là bao nhiêu thì mới có biện pháp giải quyết hữu hiệu.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh.

Phát biểu trong phiên họp của Quốc hội sáng nay 31-10, đại biểu Nguyễn Bá Thanh đến từ Đà Nẵng (Bí thư thành ủy Đà Nẵng) cho biết, NHNN cần phải tập trung giải quyết nợ xấu.
Nhưng trước hết là phải phân loại nợ xấu, bóc tách được nợ xấu của các tập đoàn , tổng công ty là bao nhiêu, của hệ thống là bao nhiêu thì mới có biện pháp hữu hiệu.
Ông Nguyễn Bá Thanh còn nhấn mạnh, có những khoản nợ không phải xấu bình thường mà rất xấu, có thể hoàn toàn mất.
Ông Thanh lấy ví dụ, một khu đất giá 200 tỷ, người ta nâng lên 800 tỷ đến 1 nghìn tỷ, rồi định giá bán 600 tỷ,đến bây giờ bán chưa được 100 tỷ, mất đứt 500 tỷ, đó là nợ xấu.
Hay như ở các tập đoàn, tổng công ty, nếu không bóc tách được nợ xấu thì không thể giải quyết được tình hình.
Ông lấy ví dụ như dự án Xi măng Cẩm Phả do Vinaconex làm chủ đầu tư, vốn đầu tư 6.089 tỷ đồng với công suất mục tiêu 2,3 triệu tấn/năm, nhưng sau 3 năm hoạt động, lỗ tới 1.259 tỷ, đó là nợ xấu.
Vấn đề hàng tồn kho, nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc.
Đối với lĩnh vực bất động sản, cần phân loại các dự án, nếu có khả thi thì giãn nợ, khoanh nợ, làm cho thị trường ấm lên mới giảm được tồn kho và nợ xấu.
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng có ý kiến về vấn đề kinh doanh xăng dầu. Theo ông, thời gian qua báo chí phản ánh rất nhiều, nhân dân kêu ca rất nhiều, đại biểu quốc hội cũng nói nhiều nhưng vẫn không có chuyển biến.
Vấn đề tạm nhập tái xuất nếu có lợi cho đất nước thì làm, còn nếu để thiệt hại, lợi ích nhóm thì không nên, mà phải có phương án điều hành khác.
Việc điều hành giá xăng dầu tránh tiêu cực, ông Thanh có 3 đề xuất đó là: Phải siết chặt hoạt động tạm nhập tái xuất; chia nhỏ thị phần (có doanh nghiệp chiếm hơn 60% thị phần hiện nay) và giảm thời gian dự trữ lưu thông 30 ngày xuống 15 ngày.
Thời gian dự trữ 30 ngày là một kẽ hở lớn và Bộ tài chính không thể kiểm soát được vấn đề này.
Theo TTVN

“Bà Phương không hề mâu thuẫn với ai trong cơ quan”


31/10/2012 | 12:36


Dân Việt - Trước nghi vấn bà Phương tự tử vì mâu thuẫn trong công việc, ông Vương Hồng Quế, Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Gia Lai khẳng định, bà Phương không hề có mâu thuẫn với bất kỳ ai trong cơ quan.


Ngày 30.10, bà Hoàng Thị Phương (48 tuổi), phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Gia Lai, được phát hiện chết trong tư thế thắt cổ tự tử trong phòng ngủ tại nhà riêng.
Người thân, hàng xóm, đồng nghiệp dự đám tang bà Phương
Trước nghi ngờ bà Phương tự tử vì mâu thuẫn trong công việc, ông Vương Hồng Quế, Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Gia Lai khẳng định, bà Phương không hề có mâu thuẫn với bất kỳ ai trong cơ quan.
Những người sống cạnh nhà cho biết, bà Phương sống rất hòa nhã và thân thiện với mọi người.
Ông Vũ Đình Trong, một người hàng xóm cho hay: “Khoảng 2,3 hôm nay tôi thường nghe cô Phương khóc lớn trong nhà nhưng không biết gặp chuyện buồn gì”.
Còn bà Đào Thị Hệt nói thời gian gần đây bà Phương gầy đi và thường than mệt. Cách đây 1 tuần bà Phương phải đi truyền nước.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, sau khi tiến hành mổ khám nghiệm tử thi, phẫu thuật pháp y không phát hiện dấu hiệu tội phạm nên kết luận bà Phương chết do tự tử.

Phó chánh VP Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Gia Lai tự tử


Phó chánh VP Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Gia Lai tự tử

Dân Việt - Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Gia Lai, được phát hiện chết trong tư thế thắt cổ tự tử trong phòng ngủ tại nhà riêng ở phường Thống Nhất, TP Pleiku (Gia Lai).

Khoảng 19 giờ ngày 30.10, bà Hoàng Thị Phương (48 tuổi), 225/46 Phạm Văn Đồng, Phường Thống Nhất (Tp Pleiku)- Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tỉnh Gia Lai, được người nhà phát hiện tự tử tại nhà riêng.
Người thân, hàng xóm, đồng nghiệp dự đám tang bà Phương
Con trai của bà Phương là người đầu tiên phát hiện bà Phương tự tử. Do đến giờ cơm gọi điện không thấy mẹ bắt máy, sau khi ăn cơm xong, sốt ruột nên anh này về nhà nhưng không thấy bật đèn, cả nhà tối om, xe vẫn để ngoài sân, cổng khóa kín.
Khi bật đèn thì phát hiện bà Phương đang trong tư thế treo cổ, anh đã hô hoán hàng xóm và trình báo với cơ quan chức năng đến làm việc.
Chồng bà Phương mất cách đây 2 năm vì mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình bà có hai người con trai.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Bão chưa vào đê 120 tỷ đã vỡ tan



 - Công trình đê chắn sóng trị giá 120 tỷ đồng tại Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình) đã bị sóng biển đánh vỡ tan, mặc dù theo như đường đi của cơn bão số 8, Quảng Bình chỉ bị ảnh hưởng nhẹ khi bão không đổ bộ vào.
Như VietNamNet đã đưa tin, do ảnh hưởng gián tiếp của cơn bão số 8 vừa qua đã gây sóng lớn, đánh vỡ công trình đường đê nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La (thuộc Khu Kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, thiệt hại của sự cố này lên tới 30 tỷ đồng.

Tuyến đê có giá trị trên 100 tỷ đồng trở nên tan hoang sau khi bị sóng đánh.
Thậm chí còn có nhiều khối bị vỡ cạnh khi mà công trình vẫn đang thi công.
Tại hiện trường, mặc dù đã 2 ngày trôi qua nhưng cảnh tượng của con đê chắn sóng vẫn đang còn tan hoang khi bị sóng đánh vỡ.
Những khối bê tông nặng hàng chục tấn, những rọ đá ngăn sóng bị sóng lớn cuốn phăng ra biển, đánh dạt lên triền núi.
Tính đến thời điểm trước khi xảy ra cơn bão số 8, công trình đường đê này đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc. Đã hợp long nối Hòn Cỏ với khu kinh tế Hòn La vào tháng 8/2012.

Hàng chục khối bê tông bị sóng đánh tan rã.

Cắt đứt đường nối từ cảng Hòn La sang đảo Hòn Cỏ.


Những khối bê tông nham nhở vết tróc…
Công trình có chiều dài 330m, rộng 9m, thân đê đắp bằng đá và được chắn bằng nhiều khối bê tông tản sóng, mỗi khối nặng 16 và 25 tấn.
Đường đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La thuộc gói thầu số 2 Dự án đường nối Khu Kinh tế Hòn La với Khu Công nghiệp xi măng Văn Tiến - Châu Hoá, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).
Được biết, trước khi có bão số 8, đơn vị thi công là liên danh Cty CP Tập đoàn Trường Thịnh và Công ty EMCO Việt Nam đã gia cố thân đê bằng nhiều khối bê tông tản sóng, đá hộc và rọ đá…
Tuy nhiên, đường đê biển có giá trị lớn này đã không chịu nổi sức công phá của những cơn sóng.

Những rọ đá được làm rất đơn giản, xộc xệch. Bên trong chỉ là những loại đá nhỏ, không thể gắn kết thành một khối vững chắc.


Nhiều rọ đá đã vỡ do lưới thép B40 bị rách trước khi đưa xuống thi công.
Dư luận đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh sự cố nghiêm trọng này. Theo như thông tin về cơn bão số 8 vừa qua, Quảng Bình chỉ bị ảnh hưởng của bão khi cơn bão này di chuyển ngoài biển.
Diến biến tiếp theo đã không như dự báo, bão số 8 không ảnh hưởng trực tiếp vào Quảng Bình mà lại di chuyển ra hướng Tây Tây Bắc. Khu vực bão đổ bộ là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
Phát biểu trên truyền hình, ông Võ Minh Hoài, Tổng GĐ Cty CP tập đoàn Trường Thịnh cho rằng, việc đường đê bị vỡ là do ảnh hưởng trực tiếp của bão.
Bão rất lớn, đã đập vào toàn bộ hệ thống đê chắn sóng khiến trở về gần như bằng không. Đề nghị các ban ngành tính toán, thiết kế lại cho phù hợp”.

Theo ghi nhận của PV.VietNamNet tại hiện trường, nhiều khối bê tông của công trình bị nước biển ăn mòn, nhiều khối đã bị vỡ cạnh. Những rọ đá được thi công rất đơn giản, khó có thể chịu nổi khi có sóng to gió lớn.
Được biết, trong chiều ngày 30/10, một đoàn kiểm tra bao gồm lãnh đạo tỉnh và các ban ngành chức năng sẽ trực tiếp ra kiểm tra, đánh giá sự cố nghiêm trọng này.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc

Xèng La Bở  - Chương trình thời sự VTV1 buổi 19 giờ tối nay (30/10/2012) đưa bản tin Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời trước Quốc Hội về vụ Vinashin, theo đó ông Tranh nói rằng Vinashin nợ 86.000 tỷ đồng và ông khẳng định 86.000 tỷ đồng đó là nợ chứ không phải là thất thoát. Ông Tranh nói cực kỳ lạ: nếu không thất thoát thì số tiền 86.000 tỷ đồng đó đâu hãy mau mau đem ra trả nợ cho dân xem.

Sự thật mà ai cũng biết là Vinashin được Chính Phủ bảo lãnh vay và huy động vốn bằng nhiều nguồn khác nhau, số tiền khổng lồ đó đã bị tham ô, hối lộ, lãng phí... nói chung lại là biến mất, là vào túi những ai đó, là thất thoát. 

Vì thất thoát nên không có, không còn tiền để trả nợ vay ngân hàng. Vậy mà trước Quốc Hội, trước 90 triệu dân nước Việt (qua chương trình truyền hình đưa tin) ông Tổng thanh tra Chính phủ nói rằng: 86.000 tỷ đồng đó là nợ chứ không phải thất thoát.

90 triệu dân Việt Nam dưới con mắt của Tổng thanh tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh là 90 triệu đứa con nít không biết gì, cho nên ông muốn nói sao thì nói.

Nếu tập đoàn tham ô của Nguyễn Tấn Dũng đem trả lại 86.000 tỷ đồng đó, thì số tiền đó trở thành bị chiếm dụng, tức là nợ chứ không phải thất thoát, thì lúc đó lời nói của ông Huỳnh Phong Tranh mới đúng.

Lẽ nào có chuyện đó xảy ra?! 

Sửa Hiến Pháp: Tăng thêm quyền cho... Nguyễn Tấn Dũng!


Sửa Hiến Pháp: Tăng thêm quyền cho... Nguyễn Tấn Dũng!

Thường Sơn 2  - Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp số ra ngày 30/10/2012 giật tít cái tin: “Sửa Hiến Pháp: Tăng thêm quyền cho chủ tịch nước” và nêu ra nhiều nội dung của bản Hiến Pháp dự thảo để minh chứng cho “quyền” của Chủ tịch nước được tăng thêm.

Nhiều người nghĩ rằng do có đợt chỉnh đốn Đảng, do có cuộc chiến Ba-Tư nên quyền lực phe cánh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị giảm bớt, đồng thời quyền lực của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được tăng lên.

Song, có thể họ đã bị nhầm.

Với bản chất tham lam, Nguyễn Tấn Dũng thật sự chưa muốn về vườn. Sau hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng, ông không thể làm Thủ tướng nhiệm kỳ ba mà sẽ nhắm đến cái ghế Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới.

Với tiềm lực tài chính mạnh và có phe cánh hậu thuẫn, ông đã lo được chuyện “thoát tội” trong Hội nghị Trung Ương 6 vừa qua, thì cũng với tiềm lực tài chính và phe cánh ấy ông cũng sẽ lo được cái ghế Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới.

Dự tính như vậy nên từ bây giờ ông chấp thuận và chỉ đạo sửa đổi hiến pháp theo hướng tăng thêm quyền cho Chủ tịch nước, tức là tăng thêm quyền cho ông trong nhiệm kỳ sau.

Dự đoán được ý đồ này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có kế hoạch ngăn chặn bằng nội dung làm việc: qui hoạch cán bộ cấp lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới trong hội nghị Trung Ương 6 vừa qua.

Nhưng người điều khiển được trung ương Đảng là Thủ tướng Dũng chứ không phải là Tổng bí thư Trọng. Cho nên cuối cùng Tổng Trọng sẽ không cản được “dòng nước lũ” đưa Thủ tướng lên làm Chủ tịch nước.

Đắc ý với kế hoạch của mình, Thủ tướng luôn nở nụ cười, trong khi Chủ tịch nước đăm chiêu, còn Tổng bí thư thì... khóc.

Lẽ ra Hiến Pháp sửa đổi là phải trao (hoặc ít ra là tăng thêm) quyền lực cho nhân dân theo kiểu tam quyền phân lập, nhưng Hiến pháp sửa đổi lại tăng thêm quyền lực cho một chiếc ghế. 

Trong điều kiện hiện nay và sắp tới đây, ai là người có đủ điều kiện để giành giật chiếc ghế Chủ tịch nước quyền lực ấy? Người đó chỉ có thể là Nguyễn Tấn Dũng.

Tiếp tục siêu quyền lực trong tay, Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa đất nước về đâu đây? Thật là buồn cho tương lai của dân tộc Việt Nam! 

:

Tổng Thanh tra Chính phủ công bố số nợ của Vinashin



Thứ tư 31/10/2012 06:42
(GDVN) - Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết: “Kết thúc giai đoạn cuối năm 2009 thì nợ của Tập đoàn Vinashin là 86.000 tỷ chứ không phải là thất thoát”
Tại phiên thảo luận chiều ngày 30/10, tại Hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; kế hoạch năm 2013, ông Huỳnh Phong Tranh - Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu:

“Đối với Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin thì Chính phủ đã chỉ đạo, thanh tra Chính phủ đã thành lập đoàn thanh tra, thanh tra từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2010, thời điểm thanh tra là 4 năm, 2006 - 2009 và thanh tra 3 nhóm vấn đề".

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (Ảnh: vov.vn)
Ông Tranh nói tiếp: "Số nợ phải trả của Tập đoàn Vinashin đến ngày 31/12/2009 là 86.745 tỷ. Về số lỗ của Tập đoàn Vinashin, tổng số lỗ 4.985 tỷ trong thời gian lũy kế cho đến cuối năm 2009. Ngoài ra các khoản lỗ tiềm ẩn khác có thể gây lỗ 8.512 tỷ. 

Như vậy, trong hai khoản thực lỗ 4.985 tỷ và có khả năng gây lỗ 8.512 tỷ nữa thì cộng lại khả năng lỗ sẽ có thể lên tới 13.400 tỷ. Vậy, trong cái lỗ khả năng tiềm ẩn này thì chi phí là 2.787 tỷ. Chi phí cho sản xuất dở dang chênh lệch các khoản thu nội bộ không xác định được là 4.688 tỷ và 1.035 tỷ phải phạt trả lãi tiền đặt cọc do các chủ tàu Tập đoàn vi phạm hợp đồng.

Về bảo toàn vốn, đến 31/12/2009 thì Tập đoàn Vinashin không bảo toàn được vốn nhà nước để thâm hụt là 5000 tỷ đồng vốn điều lệ. Như vậy, con số chính xác đến thời điểm thanh tra cho đến kết thúc giai đoạn cuối năm 2009 thì nợ của Tập đoàn Vinashin là 86.000 tỷ chứ không phải là thất thoát. Cho nên chúng tôi cũng muốn nói rõ con số này, riêng lỗ là trên 4000 tỷ”. 

Trước đó, trong phần phát biểu của mình về tham nhũng và lãng phí, đại biểu Lê Như Tiến (Đoàn Đại biểu tỉnh Quảng Trị, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) nói: “Chưa tính đến các tập đoàn, tổng công ty khác, chỉ riêng Vinashin đã làm thất thoát khoảng 107 nghìn tỷ đồng (trên 40 nghìn tỷ nợ nước ngoài, hơn 60 nghìn tỷ nợ trong nước). 

Trong khi đó một suất đầu tư một phòng học của chương trình kiên cố hóa trường lớp học là khoảng 500 triệu đồng, suất đầu tư nhà văn hóa xã khoảng 1 tỷ đồng, trạm xá xã khoảng 2 tỷ đồng. Nếu Vinashin không thất thoát nợ đọng thì chúng ta sẽ có thêm 214.000 phòng học hoặc 107.000 nhà văn hóa, 53.000 trạm xá xã… Trong khi đó cả nước có khoảng 11.000 xã, phường.

Nếu Vinashin không rơi vào tình trạng nợ đọng thì chúng ta không phải băn khoăn, trăn trở, buộc phải lùi thời hạn tăng lương do không bố trí được nguồn”.

Cũng tại phiên thảo luận này, nhưng dưới góc độ quản lý nhà nước về kinh tế, đại biểu Hà Minh Huệ (Đoàn Đại biểu tỉnh Bình Thuận) nói: “Năm 2012 cũng nhận rõ những yếu tố khách quan tác động đến tình hình nước ta nhưng cũng bộc lộ rõ nhiều yếu kém, hạn chế mang tính chủ quan về hệ thống trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, kỷ cương, phép nước không được tôn trọng. 

Có những lỗ hổng lớn trong quản lý để các nhóm lợi ích thao túng trong hoạt động kinh tế, tài chính, ngân hàng với những vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng kéo dài như vụ Vinashin, Vinaline, tình trạng nợ xấu ở mức báo động..”.

                                                                                                                           Hồng Chính Quang

Ông Khanh Tiên lãng chết rồi !




 - Ông Lương Minh Ngọc, thượng tá công an mới nghỉ hưu nói với tôi như vậy. Ông quê Tiên Lãng vào miền Nam trước giải phóng, nay vẫn nhớ quê và theo sát vụ Đoàn Văn Vươn, mà ông cho rằng đó là một vết nhơ, làm xấu hổ dân Tiên Lãng. 

Tôi hỏi vì sao chết lão khanh”, ông Ngọc nói: 

- Thì công an Hải Phòng họ nói rành rành ra đó còn gì? Này nhá, trong quyết định cưỡng chế đầm tôm của Đoàn Văn Vươn, số 3312-QD/UBND, ngày 25-11-2011, do Chủ tịch Lê Văn Hiền ký không có nội dung phá nhà ông Vươn, nhưng trong thông báo số 225-TB/BCĐ ông Khanh ký ngày 28-12- 2012, lại phân công người tháo dỡ hai nhà trông tôm của ông Vươn, và chính ông Khanh trực tiếp gọi điện kêu máy ủi tới ủi nhà. 

Ngừng một lúc, ông Ngọc nói tiếp: 

- Tôi bảo đảm với anh rằng, tất cả những tình tiết có lợi cho ông Khanh đã được dọn dẹp sạch rồi. Khi người ta công bố trước báo chí rằng, chưa lần nào ông Khanh phản đối quyết định cưỡng chế, và ông Khanh “không hợp tác với cơ quan điều tra, loanh quanh chối tội, đổ tội cho người khác” là án tại hồ sơ rồi! 

- Thế nghĩa là đúng người, đúng tội? 

- Người ta bảo đúng thì nó đúng! Đúng theo kiểu cầm dao phạt ngọn ngọn ấy mà… 

 
 Câu chuyện của chúng tôi quay ngược lại thời gian. Ai cũng biết, Đoàn Văn Vươn đổ mồ hôi sôi nước mắt khai phá đầm nuôi tôm, theo pháp luật anh còn đươc thuê đến năm 2014 và anh đã làm đơn xin được tiếp tục thuê vùng đầm nuôi tôm. Người đòi thu hồi đất quyết liệt là anh em Lê Văn Hiền, Lê Thanh Liêm, anh làm Chủ tịch huyện, em làm Chủ tịch xã. Đoàn Văn Viên năm lần bảy lượt đội đơn lên huyện lên tỉnh, khóc nhỏ máu mắt không được đoái thương. Rồi cả hội nghề nghiệp can thiêp cũng chẳng ai quan tâm. Vì việc thu hồi cái đầm tôm ấy sẽ là phát súng khai hỏa, mở màn chiến dịch thu hồi đất làm sân bay quốc tế Tiên Lãng, gắn với lợi ích nhóm. Và cái quyết định thu hồi đất đã được ông Nguyễn Văn Hiền ký, bất chấp pháp luật. Khi Đoàn Văn Vươn không chấp hành cái quyết định thu hồi đất bất hợp pháp đó, Lê Văn Hiền ra lệnh cưỡng chế, bằng cái quyết định thất nhân tâm số 3312 QĐ/UBND. Chính việc ra quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế sai pháp luật, thất nhân tâm của chủ tịch huyện Tiên Lãng, là cái nhân, sinh ra cái quả Đoàn Văn Vươn phẫn uất, dùng súng hoa cải chống lại, tiếp theo đẻ ra cái thông báo đập nhà số 225-TB/BCĐ. 
 

Thử hỏi, nếu không có quyết định thu hồi đất, thì có lệnh cưỡng chế không? Và nếu không có lệnh cưỡng chế thì làm gì có cái thông báo dớ dẩn của ông Khanh? Cái gốc cái ngọn rành rành ra đấy. Nhưng người ta không đưa vào hồ sơ cái gốc , bởi như thế sẽ lung lay, rúng động cả cánh rừng, chỉ chặt cành phát ngọn để dẹp yên dư luận. Ông bạn thượng tá công an về hưu của tôi, người trong nghề nói chí lý lắm. 

Tôi nhớ tới một vụ trọng án mấy chục năm trước. 

Ngày ấy ông Mười Vân, tức Nguyễn Văn Dộc, nguyên Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai, từng trải qua chiến tranh, công trạng lẫy lừng. Năm 1978-1979, cấp trên chỉ đạo Mười Vân tổ chức bán bến, bán bãi cho người tổ chức vượt biên thu vàng, lúc đầu Mười Vân phản đối, nhưng sau lại chấp hành. Khi sự việc bị bể lở, Mười Vân phải ra tòa. Tôi còn nhớ như in phiên tòa ấy, khi được nói lời cuối cùng, Mười Vân chỉ xin được gặp người đã chỉ đạo thực hiện chiến dịch và trực tiếp ra lệnh cho mình. Nhưng người đó đã biến thành một kẻ vô hình. Mười Vân bị thi hành án dù vợ ông kêu oan quyết liệt đến mức xin được chết cùng chồng. 

Giá như Mười Vân không vì cái chức giám đốc công an tỉnh nhắm mắt theo lệnh làm cái việc thất nhân tâm bán bãi thu vàng rồi tập kích bắt người ta, giá như Nguyễn Văn Khanh tham cái ghế phó chủ tịch, hông làm con thò lò hai mặt nhận cái chức trưởng ban giải tỏa, ra cái thông báo phá nhà anh Vươn thì đâu đến nỗi. Những cái giá như ấy, rất tiếc, chỉ xuất hiện sau khi đã bị trả giá. 
Xét cho cùng thì nó vẫn nằm trong phạm trù giải quyết mâu thuẫn nội bộ chứ chưa phải vì dân do dân như người ta nói. 


Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Sửa Hiến pháp: Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh


Thứ Hai, 29/10/2012 15:51

(NLĐO)- Theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội sáng nay, 29-10, Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn như thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ...

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày tại Quốc hội sáng 29-10.

Trong Chương VI quy định về Chủ tịch nước quy định rõ: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Trong đó, Điều 94 sửa đổi, bổ sung Điều 103 của Hiến pháp hiện hành quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Ảnh: PL TPHCM Online
 
Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 

Đáng chú ý theo dự thảo, Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn: Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Còn tại Chương VII quy định về Chính phủ, tại Điều 100 (sửa đổi, bổ sung Điều 109) quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Điều 101 (sửa đổi, bổ sung Điều 110) nói rõ cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định; Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Đặc biệt, thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) cũng sửa đổi, bổ sung Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương trong bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, thành phố trực thuộc trung ương...

Về quy định đối với Quốc hội, dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) cũng đề xuất, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, các Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND tối cao.

Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật...

Đặc biệt, Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và phê chuẩn việc ký kết hiệp ước hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế về chiến tranh và hòa bình, các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tư cách thành viên của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực, thương mại quốc tế và các nội dung được quy định trong luật.  Quyết định việc trưng cầu ý dân...
T.Dũng - N.Duy