Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Vụ Phạm Quý Ngọ: Đại tá công an Nguyễn Như Phong muốn "cứu" hay "giết" Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang?


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vào ngày 21 tháng 2, 2014 PetroTimes công bố "Tư liệu đặc biệt về 2 cuộc gặp của Dương Chí Dũng và tướng Phạm Quý Ngọ(1). Báo này do Nguyễn Như Phong, đại tá công an làm Tổng biên tập. Bản tự khai do Dương Chí Dũng viết với nội dung phủ nhận chuyện đã hối lộ Phạm Quý Ngọ. Mục đích của việc công bố bản tự khai này là gì? Muốn "cứu" hay muốn "giết" con đường hoạn lộ của Trần Đại Quang?

Để làm sáng tỏ, chúng ta trở lại giả thuyết đã nêu ra trong bài "Dân ta tự mở hồ sơ Phạm Quý Ngọ (2): Trần Đại Quang là người sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nhất nếu Phạm Quý Ngọ sẽ khai ra mọi sự. Do đó giả thuyết Trần Đại Quang là người đứng đằng sau âm mưu dẫn đến cái chết của Phạm Quý Ngọ là giả thuyết có xác suất cao nhất.

Để giải quyết về cái chết đột ngột của Phạm Quý Ngọ và để đánh tan nghi vấn của dư luận đây là một âm mưu giết người bịt miệng (một giả thuyết nhiều thuyết phục cho cái chết đột ngột của một nhân chứng quan trọng có ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của những lãnh đạo cấp cao), việc thông tin đại trà để chứng minh và thuyết phục quần chúng ông Ngọ chết vì ung thư gan là chiến thuật nền tảng của những người đứng sau âm mưu đó.

Nhưng nỗ lực tuyên truyền đến nay cũng chưa đủ vì 2 lý do cơ bản:

Lý do thứ nhất: Hình ảnh, sinh hoạt của ông Ngọ, và những lý luận bệnh lý đã làm cho người ta hoài nghi về việc ông Ngọ đang ở vào thời kỳ cuối của ung thư, chỉ còn vài tuần nữa là chết và "chắc chắn" chết vì căn bệnh này.

Lý do thứ hai: Rất quan trọng đối với Trần Đại Quang, với "thanh danh" và sự nghiệp chính trị của ông ta: Phạm Quý Ngọ có "chết" nhưng lời khai của Dương Chí Dũng tại tòa về việc Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ và có liên quan đến Trần Đại Quang vẫn "còn sống". Lời khai này phải được "bức tử".

Do đó, bản tự khai từ trại tù Lạng Sơn đã được đại tá công an Nguyễn Như Phong, dùng phương tiện truyền thông của nhóm lợi ích Tập đoàn Dầu khí tung ra.

Ban biên tập PetroTimes giới thiệu bài viết: 

"Tại phiên tòa ngày 08/01/2014, Dương Chí Dũng đã khai việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an mật báo cho để chạy trốn và việc đưa hối lộ...

Dương Chí Dũng cũng khai việc đưa tiền hối lộ cho một loạt các cán bộ cao cấp của Bộ Công an: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng - C48, Điều tra viên của Bộ Công an...

Có một điểm cần lưu ý trong lời giới thiệu này: Mở tiền đề về không gian và thời gian: tạiphiên tòa ngày 08/01/2014 nơi mà lời khai của Dương Chí Dũng có liên quan đến Trần Đại Quang.

Sang đến bản tự khai của Dương Chí Dũng:

Bản tự khai của Dương Chí Dũng không ghi ngày tháng. PetroTimes tự giới thiệu là "Trại Yên Trạch ngày 17/10/2012". Cứ tạm cho đó là thời điểm.

Dương Chí Dũng viết:

"Trong bản tự khai tại trại giam B34 Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi có khai đã đưa tiền cho anh Ngọ hai lần, một lần tại đảo Tuần Châu tỉnh Quảng Ninh, một lần tại nhà anh Ngọ tại Hà Nội. Do khi khai tại trại B34 tôi bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởngnên tôi đã khai không đúng. Tôi xin trình bày và khai lại như sau...
... 
Với bản khai này tôi xin khẳng định việc tôi khai trước đây tại B34 là sai sự thật do lẫn và hoang tưởng.

Tôi không hiểu tại sao tôi lại khai như vậy, tôi rất xin lỗi anh chị Ngọ và mong cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ sự thật mà tôi khai tại bản khai này."

Chúng ta thấy gì:

1. Trước đó, tại trại giam B34 Bộ Công an, Dương Chí Dũng đã khai... tất về Phạm Quý Ngọ - Trưởng ban điều tra trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), nhận hối lộ từ đối tượng mà ông ta điều tra là Dương Chí Dũng. 

2. Tất cả những chi tiết do Dương Chí Dũng viết, lại hé mở cho chúng ta thấy gia đình ông ta đã gặp gia đình Phạm Quý Ngọ như thế nào, thân tình ra sao, nhưng gặp nhau để... thăm hỏi chứ KHÔNG ĐƯA TIỀN. Dữ kiện ĐƯA TIỀN là dữ kiện DUY NHẤT đã "sai sự thật do lẫn và hoang tưởng" trong khi những chi tiết khác như gặp ở đâu, lúc nào, ăn cơm trưa, cơm chiều, vợ con nói chuyện với ai... thì rất tỉnh táo, rành rọt.

3. Bản tự khai cho thấy đây là kết quả của một cuộc thương lượng giữa Dương Chí Dũng và phe cánh trước khi Dũng ra tòa vào ngày 12 tháng 12, 2013.

4. Kết quả của cuộc thương lượng (mà Dương Chí Dũng tưởng là sẽ dẫn đến một bản án chấp nhận được) đã giải thích cho thái độ ban đầu cười cười không xem thiên hạ ra gì của Dũng tại tòa mà vào ngày 14 tháng 12, 2013 trong phần phát biểu sau cùng của bị cáo, Dũng còn đọc thơ (3):

"28 năm qua lại trở về, 
Những người hàng hải nặng thề năm xưa, 
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa, 
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang.."

5. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 12, 2013 Dương Chí Dũng đã bị tuyên án tử hình. 

Dừng lại ở đây với vài điểm quan trọng:

* Lần khai 1: Trước ngày 17/10/2012, tại trại giam B34 Bộ Công an, Dương Chí Dũng đã khai Phạm Quý Ngọ nhận tiền hối lộ.

* Lần khai 2: Vào ngày 17/10/2012, trong trại giam công an Lạng Sơn, Dương Chí Dũng "khai lại" là khai nhầm vì "bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởng".

Tức là đã có 2 biên bản lời khai vào tháng 10 năm 2012 liên quan đến vụ việc Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ, nhưng Bộ Công an đã giấu nhẹm với tòa và với công chúng trong phiên tòa xử sau đó bắt đầu vào ngày 12 tháng 12, 2013. Nếu biện minh cho hành vi giấu kín này là vì bí mật quốc gia thì ngày hôm nay Đại tá công an, Tổng biên tập PetroTimes đã vi phạm việc tiết lộ bí mật quốc gia.

* Lần khai 3: Ngày 7 tháng 1, 2014, sau khi đã bị tuyên án tử hình vào ngày 16 tháng 12, 2013 Dương Chí Dũng đã tung hê, trở lại nội dung của lời khai lần 1 và khai rõ ngay trước tòa: Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ 20 tỷ, tiền từ Trương Mỹ Lan và có báo cáo với Trần Đại Quang.

Nhìn lại cả 3 lần khai cho thấy Dương Chí Dũng hoàn toàn không "bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởng" và sự thật nằm ở lời khai đầu và lần khai cuối. 

Đại tá côn an Nguyễn Như Phong "cứu" hay "giết" chúa đảng côn an Trần Đại Quang?

Bản tự khai của Dương Chí Dũng vào ngày 17/10/2012 tại trại tạm giam công an tỉnh Lạng Sơn là kết quả của một thương lượng để Dương Chí Dũng tự vô hiệu hóa lời khai của chính mình trước đó tại trại giam B34 Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh. 

Cả 2 lần khai đều xảy ra trước thời điểm ngày 7 tháng 1 năm 2014 là lúc Dương Chí Dũng khai trước tòa.

Cả 2 lần khai đều xảy ra trong "sân chơi" kín, trong bóng đen thương lượng của những thành viên trong cùng một phe nhóm, trong đó có Trần Đại Quang.

Lời mở đầu của PetroTimes "Tại phiên tòa ngày 08/01/2014, Dương Chí Dũng đã khai việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an mật báo cho để chạy trốn và việc đưa hối lộ..." đã tạo sự nhập nhằng, cắm chuyện của ngày 07/01/2014 vào chuyện của năm 2102.

Và trong toàn bài viết, tất cả mọi thông tin đều không đề cập đến Trần Đại Quang, kẻ bị Dương Chí Dũng nêu đích danh tại phiên tòa ngày 7 tháng 1, 2014 (4): 

“Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa”.

Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì...” 

Anh Quang bảo: “Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả.” 

Đó là "cứu".

Nhưng cũng trong hành động... người tính không bằng trời tính này, chính Nguyễn Như Phong đã cho làm lộ "bí mật quốc gia", đã "giúp" cho dư luận thấy những gì ĐÃ XẢY RA trong bóng tối trước buổi tòa ngày 7 tháng 1 năm 2014. Nó cho thấy cả một thế lực đen tối đi từng nước cờ với nhau, thương thảo và phản phé nhau từ năm 2012 để cuối cùng trước bản án tử hình, Dương Chí Dũng đã khai luôn đầu nậu côn an là Trần Đại Quang.

Và đó là "giết".

***

TB. 

PetroTimes ghi chú dưới bài viết:

Lời tòa soạn: Bài viết dựa trên các tư liệu đặc biệt của PetroTimes, các tờ báo, trang tin, phương tiện truyền thông khác vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức, không trích nguồn, không dẫn lại. BBT PetroTimes không chịu trách nhiệm pháp lý với các tin, bài sao chép hoặc dẫn lại thông tin có sự sai lệch so với tư liệu gốc. Xin cám ơn!

Rất tiếc là: 

(1) Bản tự khai của Dương Chí Dũng không thuộc về sở hữu của cá nhân hay một tổ chức tư nhân. Việc PetroTimes đóng dấu lên bản tự khai của một tù tạm giam, một tài liệu của cơ quan an ninh điều tra đã không có đủ cơ sở pháp lý để biến nó thành tài sản riêng của PetroTimes.


(2) PetroTimes không phải là một công ty báo chí tư nhân. Nó thuộc Tập đoàn Dầu khí - là một doanh nghiệp nhà nước được hình thành và hoạt động nhờ tiền thuế của nhân dân.

Sau cùng: người nào trong Bộ Công an đã giao tư liệu lời khai của Dương Chí Dũng, vốn là một tài liệu "mật" của cơ quan điều tra, cho Nguyễn Như Phong để tung ra công chúng?



http://danlambaovn.blogspot.com/2014/02/vu-pham-quy-ngo-ai-ta-cong-nguyen-nhu.html

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Có chiến dịch “phá đám” không cho Việt Nam xích gần phương Tây ?

Chia sẻ :
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

Có chiến dịch “phá đám” không cho Việt Nam xích gần phương Tây ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
DR

Thụy My
Trong thời gian gần đây trên mạng lại ồn ào lên một số vụ việc trấn áp các nhà hoạt động dân chủ, sách nhiễu giới tôn giáo tại Việt Nam, thậm chí việc kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc lúc Trung Quốc xua quân sang xâm lược Việt Nam ngày 17/02/1979 cũng ít thấy các tờ báo chính thức đề cập. RFI Việt ngữ đã mời nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, một nhà quan sát thời sự cẩn trọng phân tích về vấn đề này.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, gần đây có một loạt các sự kiện xảy ra, chẳng hạn như bản thân anh bị ngăn chận không cho đi Thụy Sĩ dự hội thảo, rồi việc bắt ông Nguyễn Bắc Truyển, hay sách nhiễu nhà thờ Thái Hà…Phải chăng chính quyền đang có những dấu hiệu cứng rắn hơn ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
 
14/02/2014
by Thụy My
 
 
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Để đánh giá vấn đề này, chúng ta cần phải nhìn lại biện chứng lịch sử của năm ngoái. Quả là ngay sau Tết nguyên đán năm 2014, đã nổi lên một loạt sự kiện không bình thường và có thể nói là rất, rất không bình thường. Tôi thống kê có năm vấn đề như vậy.
Thứ nhất là việc ngăn chận tôi đi Thụy Sĩ dự một hội thảo về nhân quyền với tư cách một diễn giả chính thức, khách mời của tổ chức UN Watch Liên Hiệp Quốc. Hoàn toàn chính danh, không có lý do nào để ngăn cản tôi.
Sự kiện thứ hai là như đài RFI vừa nhắc, là việc bắt ông Nguyễn Bắc Truyển – một cựu tù nhân lương tâm và 24 tiếng đồng hồ sau thả ra, với một lý do không đâu vào đâu liên quan tới vấn đề công nợ. Nhưng thật lạ lùng là một người bị tình nghi chỉ vì vấn đề công nợ thôi, mà lại bị hàng trăm công an và những côn đồ mặc thường phục xông vào nhà đè xuống, bịt mắt, đấm đá, quẳng lên xe thùng chở đi và di lý tới cả trại giam Chí Hòa ở Saigon.
Liên quan đến trường hợp Nguyễn Bắc Truyển, chúng ta đều biết là chị Bùi Hằng – một người thân của anh Truyển đến đòi thả anh và những người khác, đã bị bắt giam cùng một số người. Có thể nói là họ bị câu lưu vô cớ, và nghe nói là bị đánh đập.
Sự kiện thứ ba là cùng lúc diễn ra việc công an lọt vào nhà thờ Thái Hà, và có hành vi mang tính chất sách nhiễu đối với linh mục và giáo dân, đến mức linh mục phải rung chuông báo động và giáo dân phải kéo đến chi viện đồng thời đóng cổng. Cuối cùng công an phường khu vực đó đã phải ngỏ lời xin lỗi thì mới được ra về.
Đồng thời có một sự việc nữa rất vô lý và vô cớ, là nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam bị một số côn đồ mặc thường phục ném gạch đá vào, gia đình ông đã phải kêu cứu. Chúng ta nhớ rằng mới tháng 12 năm ngoái thôi, ông Huỳnh Ngọc Tuấn đi cùng với một đoàn anh em tới thăm gia đình tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội ở khu vực Hà Nội, thì ông Tuấn đã bị công an khu vực đánh. Nghe nói là gãy xương ức, có cả hình chụp X quang.
Sự việc cuối cùng xảy ra là đã không có một lễ tưởng niệm nào cho ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, ngày 17 tháng Hai sắp tới. Trong khi đó mới tháng Giêng thôi, sự việc tưởng niệm Hoàng Sa trước đó đã được thống nhất là cho Đà Nẵng tưởng niệm. Đà Nẵng đã hoàn thành đến 99% toàn bộ công trình, nhưng đến giây phút cuối cùng bị ngăn lại. Còn lần này có một sự dứt khoát, từ một chỉ thị mật nào đó của Ban Tuyên giáo trung ương là các báo không được đưa tin. Mới đây thôi, tờ Một Thế Giới đã phải gỡ bài đưa tin kỷ niệm ngày 17 tháng Hai xuống. Trong khi đó các báo khác gần như lắng tiếng.
Mặc dù ông Nguyễn Thế Kỷ là trưởng ban Tuyên giáo trung ương gần như thề thốt với đài BBC rằng ông không biết gì về chuyện ra lệnh để ngưng những bài báo kỷ niệm ngày 17 tháng Hai, nhưng dư luận cho rằng đây là việc đã xảy ra tới một trăm lần, nhiều đến mức người ta không còn tin vào bất kỳ lời lẽ của một quan chức tuyên giáo nào ở Việt Nam.
RFI Những động thái này có vẻ không phù hợp với việc Việt Nam đang giữ một chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ?
Chỉ sau ngày Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) đối với Việt Nam tại Thụy Sĩ 5/2 mới vừa qua thôi, thì tình hình vi phạm nhân quyền lập tức nóng lên, và nóng lên một cách bất thường.
Điều đó làm cho tôi nhớ lại vào tháng Chín năm ngoái cũng đã xảy ra một loạt vụ việc vi phạm nhân quyền, liên quan tới khá nhiều tôn giáo như Cao Đài, Tin Lành, Công giáo ở Mỹ Yên cũng xô xát dữ dội. Và cũng có cả những dấu hiệu gần tương tự như vụ Nguyễn Bắc Truyển vừa rồi ở Đồng Tháp, xảy ra ở nhà ông Nguyễn Tường Thụy – một nhà văn đồng thời là blogger ở Hà Nội.
Khi đó gia đình Phương Uyên ra chơi Hà Nội, đến thăm ông Nguyễn Tường Thụy, thì đột ngột vào buổi tối trước khi gia đình chuẩn bị lên máy bay về Saigon, có khoảng hai chục công an và côn đồ nhào vào nhà bắt họ đi và đánh đập khá tàn nhẫn. Bắt một cách vô cớ, nhưng sau sáu tiếng đồng hồ thì thả ra, cũng không đưa ra một lý lẽ nào đủ thuyết phục.
Điều đó làm rùm beng công luận kể cả báo đài quốc tế. Và dường như có một sự cố ý để làm rùm beng như vậy, thông tin cho báo đài quốc tế để quốc tế thông tin lại cho dư luận trong nước, khuấy động dư luận quốc tế, tạo ra phản ứng đáng kể của phương Tây đối với Việt Nam về vấn đề vi phạm nhân quyền.
Thì lần này cũng vậy. Sự việc bắt và thả Nguyễn Bắc Truyển chỉ vì vấn đề công nợ, và sau đó bắt Bùi Hằng cùng một số người khác cũng đang gây ra một làn sóng phẫn nộ khác từ giới chức quan ngại về vấn đề nhân quyền của phương Tây.
Hai thời điểm tháng Hai năm nay và tháng Chín năm ngoái lại có một điểm chung liên quan đến Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vào tháng Chín năm ngoái, nếu tôi nhớ không lầm thì những vụ việc vi phạm nhân quyền xảy ra trước khi diễn ra vòng đàm phán thứ 18 cấp bộ trưởng tại Brunei về vấn đề TPP. Còn lần này vào cuối tháng Hai, theo dự kiến sẽ diễn ra cuộc đàm phán vòng thứ 21 cấp bộ trưởng, cũng về TPP.
Một điểm nữa không thể không nói tới, là tháng Chín năm trước, cùng với sự việc sắp diễn ra vòng đàm phán về TPP tại Brunei, cũng là một chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới New York, gặp Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, và cũng đề cập tới vấn đề TPP.
RFI Còn lần này thì sao, thưa anh ?
Có lẽ người ta cũng đang đặt dấu hỏi đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì ngay từ đầu năm, chính Thủ tướng đã đưa ra một thông điệp , khác hẳn với các thông điệp của các nguyên thủ khác ở Việt Nam từ trước đến nay, liên quan tới những cụm từ « nắm chắc ngọn cờ dân chủ », « Nhà nước kiến tạo phát triển », kể cả « người dân có quyền được làm những gì mà pháp luật không cấm ».
Như vậy sau hai sự biến từ tháng Chín năm ngoái cho tới tháng Hai năm nay có một điểm chung liên quan tới TPP, và có lẽ cũng có một điểm chung liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì không thể tránh được việc dư luận đang rất hoài nghi. Và còn hơn nữa là nghi ngờ, liệu những hành vi được coi là vi phạm nhân quyền vừa rồi của một số giới chức ở các địa phương và ngay tại Hà Nội, là chỉ vì thái độ phản kháng đối với nhân quyền, hay còn lý do nào khác ?
Một khả năng mà dư luận cũng đang đặt ra, là liệu có đang diễn ra một chiến dịch của một lực lượng nào đó, ngăn trở một lực lượng khác ? Có dư luận còn cho cụ thể hơn : liệu đó có phải là một chiến dịch của lực lượng được gọi là phe bảo thủ, để cản trở phe lợi ích trong việc ngả về phương Tây, xích lại gần hơn với phương Tây hơn ?
Gần đây, sau Tết lại có một vài dấu hiệu nóng lên, liên quan tới chính trường Việt Nam, đặc biệt là liên quan tới vụ xử án Dương Chí Dũng trước Tết. Và nếu như lời khai của ông Dương Chí Dũng được điều tra nghiêm túc thì có nhiều khả năng là cả con trai của ông Phạm Quý Ngọ là Phạm Mạnh Hùng sẽ bị truy tố về tội danh môi giới hối lộ.
Ngoài ra dư luận Việt Nam trong những ngày qua cũng rất quan tâm tới một sự việc dường như có vẻ đứng bên lề tất cả những sự kiện chính trị, nhưng lại có mối liên hệ không thể đặc biệt hơn với những sự kiện chính trị. Đó là việc khai trương nhà hàng McDonald's của ông Nguyễn Bảo Hoàng. Vietnamnet là một trong những tờ báo ăn khách nhất Việt Nam, thậm chí có truyền thống, uy tín nữa, mà lại đăng một bài về ông Nguyễn Bảo Hoàng « Lý lịch trong sáng, sự nghiệp huy hoàng ».
Riêng về « sự nghiệp huy hoàng » của ông Nguyễn Bảo Hoàng thì giới doanh nhân có thể ở chừng mực nào đó chấp nhận được. Nhưng tựa đề « lý lịch trong sáng » có lẽ là một tựa đề rất lạ. Vì « lý lịch trong sáng » thường chỉ đặt ra trong nội bộ, trong việc xét nhân thân, tổ chức hoặc là kỷ luật mà thôi. Việc một tờ báo phải đưa « lý lịch trong sáng » của một người không phải là đảng viên lên trên mặt báo, là để thanh minh, hay để làm gì ?
Chúng ta có lẽ nên nhìn lại lời bình của giới quan sát ở phương Tây : việc con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tức nhà kinh doanh Nguyễn Bảo Hoàng vừa khai trương McDonald's, như một dấu hiệu cho thấy quyền lực của ông Dũng vẫn chiếm ưu thế ở Việt Nam. Tham vọng phát triển kinh doanh của ông Nguyễn Bảo Hoàng có thể xem là một chỉ dấu cho thấy rằng trong cuộc chạy đua quyền lực nước rút 2014, giữa ông Dũng và bộ sậu chính trị còn lại ở Việt Nam, không có gì là khó khăn với ông.
Việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ các thương hiệu của con rể ông Dũng, như báo Forbes, quỹ đầu tư IDC Venture ở Việt Nam, và nay là thương hiệu McDonald cho thấy ông Dũng và các thành phần thân cận hoàn toàn tự tin vào một tương lai chính trị của mình.
Còn về phía người dân, trên thực tế hình ảnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam nghiêng về phương Tây vẫn làm cho họ thú vị hơn là đồng minh với Trung Quốc – dù chỉ là thức ăn nhanh McDonald's.
RFI : Trở lại với việc anh bị ngăn chận không cho đi Thụy Sĩ, bây giờ nhìn lại anh có thể lý giải như thế nào ?
Sau khi tôi bị ngăn chặn ở sân bay thì đã có dư luận nhiều chiều. Một luồng dư luận đánh giá có lẽ là người ta e ngại vấn đề nhân quyền nên ngăn chận tôi, e ngại « sẽ bị những thế lực thù địch lợi dụng » ở Thụy Sĩ. Nhưng cũng có một luồng dư luận không đồng ý quan điểm đó. Họ thấy hình như có một bàn tay kín đáo đã sắp xếp việc này. Họ cho đó là một thế lực không muốn Việt Nam có khuynh hướng xích lại gần phương Tây.
Vậy thế lực đó là ai ? Và dư luận còn cho rằng đó là một thế lực khoác một cái áo phá đám phương Tây, thường gây rối trong thời gian qua. Sau đó tôi tự nhiên nghe được một luồng thông tin - dường như cố ý để đến tai tôi rằng, có một sự thống nhất giữa ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng về việc không cho tôi đi Thụy Sĩ.
Tôi ngạc nhiên, về hai khía cạnh. Một là tôi không nghĩ vụ việc của tôi lại lên tới tầm cỡ Bộ Chính trị. Thứ hai, nếu có lên tới tầm cỡ đó, thì ông Sang và ông Dũng phải cùng thống nhất với nhau – một việc đáng ngạc nhiên, nếu xét từ Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2012 cho đến nay. Đó là một thông tin mà tôi thấy ngẫu nhiên, kỳ quặc và có vẻ cố ý.
Nhưng sau đó tôi lại nhận được một luồng thông tin khả tín, cho biết ông Trương Tấn Sang đã khẳng định ông hoàn toàn không biết gì về việc tôi bị ngăn chận ở sân bay, thậm chí còn nói rằng, trong một nền dân chủ pháp quyền như ở Việt Nam hiện nay, tôi có thể kiện về việc tôi bị ngăn chận.
Những thông tin này làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi cho rằng nếu ông Sang không biết gì về vụ việc của tôi, thì có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là người quá quả quyết, hoặc có lẽ cũng không có ý kiến gì trong việc ngăn chận tôi. Như vậy giả thiết ông Dũng và ông Sang bắt tay thống nhất không cho tôi đi Thụy Sĩ có vẻ không vững chắc, không có thật. Đó là những suy nghĩ của tôi về vấn đề cỏn con này.
RFI : Sắp tới sẽ xử phúc thẩm luật sư Lê Quốc Quân, theo dự đoán của anh phiên tòa lần này sẽ ra sao ?
Vụ việc của Lê Quốc Quân sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố. Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam có lẽ chúng ta cần nhìn lại biện chứng một chút. Vào tháng Chín năm ngoái, những vụ hành xử vi phạm nhân quyền của một số địa phương đã diễn ra trong ba tuần lễ liên tục.
Nếu quả thực có một thế lực nào đó can thiệp kín đáo và đạo diễn cho những vụ việc này, với động cơ không hẳn là nhắm vào nhân quyền, mà mượn nhân quyền để tạo ra những xung khắc, mâu thuẫn nội bộ, hạn chế đà luân chuyển của Việt Nam ngả về phương Tây, thì tôi cho rằng kỳ này cũng có thể như vậy. Tức là những vi phạm nhân quyền như vừa rồi có thể kéo dài hai tới ba tuần.
Chúng ta cần nhớ lại, tháng Chín năm ngoái cũng đã xảy ra năm, sáu vụ việc liên quan đến vi phạm nhân quyền, và thời gian vừa qua cũng xảy ra bốn, năm vụ. Vấn đề là thời gian diễn biến của các vụ này kéo dài bao lâu. Sau những vụ trong đầu tháng Hai này, liệu còn những vụ nào xảy ra ?
Có một điểm trùng hợp : những vụ vi phạm nhân quyền xảy ra vào tháng Chín năm trước, là trước chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Việt Nam khoảng hai tháng rưỡi. Còn những hiện tượng liên quan tới vấn đề nhân quyền vào đầu tháng Hai năm 2014, lại xảy ra trước chuyến đi của Tổng thống Barack Obama đến châu Á, cũng khoảng hai tháng đến hai tháng rưỡi.
Những điểm tương đồng khó mà bỏ qua được, và tôi cho là có liên quan mật thiết đến số phận của Lê Quốc Quân, vì ông sẽ được đưa ra xử phúc thẩm vào ngày 18/2. Cuối tháng Hai là thời điểm một cuộc đàm phán về TPP cấp bộ trưởng, nhưng cho tới nay vấn đề TPP gần như chưa ngã ngũ.
Theo một thông báo của Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos Hoa Kỳ mới đây, đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Phước Hùng, họ nói thẳng ra là Việt Nam cần phải đạt được những tiến bộ có thể chứng minh, như lời của Ngoại trưởng John Kerry và ông Scott Bubby, thì lúc đó mới có thể thỏa mãn những điều kiện về TPP.
Vào lúc phiên xử sơ thẩm Lê Quốc Quân, vòng đàm phán Brunei đã kết thúc. Lúc đó tôi nhớ là lại có thêm một điều kiện nữa về nghiệp đoàn lao động do phía Mỹ đặt ra, mặc dù phái đoàn thường trực của Việt Nam nhận được một ưu ái là có ân hạn 5 năm trong việc cải cách các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng họ không làm sao có thể thỏa mãn được vấn đề nghiệp đoàn lao động và quyền được lập hội.
Lần này cũng vậy thôi. Cho tới nay vấn đề TPP gần như chưa được thỏa mãn một điều kiện nào từ phía Việt Nam. Mà nếu Việt Nam không đáp ứng được những yêu sách của các nước trong TPP và đặc biệt là Hoa Kỳ, thì làm sao có thể được chuẩn y một cách dễ dàng vào Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương, giống như lọt một cách dễ dàng vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tôi cho rằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và TPP khác nhau hoàn toàn, đặc biệt giữa tính chính trị và tính kinh tế. Giữa cái « hữu danh vô thực » về mặt quyền lợi, và một điều rất thiết thân về quyền lợi đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang sa sút thảm hại như hiện nay.
Cho nên cùng với những dấu hiệu vi phạm nhân quyền của một số cơ quan, giới chức Việt Nam trong thời gian đầu tháng 2/2014, đặc biệt nổi lên ngay sau kỳ UPR tại Thụy Sĩ, tôi cho rằng khả năng đối với Lê Quốc Quân hiện nay, giữa kết quả xấu và kết quả tốt, là 50/50. Thậm chí có một chút nào đó nghiêng về khả năng xấu hơn.
Trước phiên xử phúc thẩm này cũng đã có một số thông tin cho rằng khả năng kết quả phúc thẩm có thể y án 30 tháng tù giam ; như vậy đó là một kết quả tồi ! Một kết quả thật không may mắn đối với Lê Quốc Quân. Nếu may mắn hơn, phải được như Phương Uyên, tức là trả tự do ngay tại tòa vào tháng 8/2013.
Cho nên nếu đưa Lê Quốc Quân ra xử ngay vào thời điểm này, tôi e rằng thế bất lợi thuộc về ông. Tốt nhất thời điểm xử Lê Quốc Quân nên dời lại vào khoảng tháng 5, tháng 6 năm nay. Vì khi đó số phận của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương đối với Việt Nam có lẽ cũng đã rõ hơn, thậm chí sau chuyến đi châu Á của ông Obama, có thể có những kết quả được Việt Nam mong đợi đã xuất hiện.
Như lời của đại sứ Việt Nam tại Mỹ - ông Lê Quốc Cường, mong rằng sẽ có kết quả tốt qua chuyến đi châu Á của Tổng thống Obama về vấn đề TPP đối với Việt Nam. Đồng thời vào khoảng giữa năm 2014 tôi cho là cũng có thể dứt điểm về vụ điều tra những tình nghi đối với ông Phạm Quý Ngọ, và với cả bầu Kiên nữa. Như vậy có thể đến lúc đó những điều kiện thuận lợi sẽ thuộc về Lê Quốc Quân nhiều hơn, và biết đâu đấy, trong một xu thế cởi mở hơn về mặt chính trị, thân thiện hơn đối với phương Tây, Nhà nước Việt Nam sẽ quyết định tha bổng Lê Quốc Quân.
RFI : Tóm lại, như dư luận vẫn thường nói, số phận của các nhà dân chủ ở Việt Nam chỉ là những con cờ để chính quyền mặc cả…
Dư luận rất hoài nghi, và bản thân tôi cũng không thể tránh được nghi ngờ. Có một sự thật hiển nhiên xảy ra trước Tết vừa rồi, là trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu – một cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã ở tù ròng rã 38 năm. Chúng ta nhớ là Nelson Mandela ở Nam Phi chỉ có 27 năm thôi. Ông Nguyễn Hữu Cầu ở tù 38 năm, không biết còn được một chút sinh khí nào của con người hay không. Trước Tết vài tuần, gia đình ông Cầu được thông báo là ông sẽ được về, nhưng mãi đến sát thời điểm giao thừa, cả nhà tuyệt vọng. Những người thân và hàng xóm mô tả là gia đình không cầm được nước mắt, vì không thấy người thân của mình sau 38 năm được trở về nhà như lời hứa hẹn của công an.
Như vậy nghĩa là sao ? Dường như có những động thái không trùng khớp với nhau, thậm chí mâu thuẫn hoàn toàn trong việc định đoạt số phận của ông Nguyễn Hữu Cầu. Người ta cũng cho rằng có thể một ai đó, hoặc một số ai đó muốn thả ông Cầu, nhưng sau đó một ai đó hoặc một số ai đó khác lại không muốn thả.
Và tại sao lại không muốn thả ông Nguyễn Hữu Cầu ? Ông không còn sức nữa, vậy thì họ muốn giữ ông để làm gì ? Và cũng không thể tránh được một dư luận đồn đoán lâu nay là dường như ở Việt Nam đang tồn tại một thứ tài nguyên rất đặc thù, đó là tài nguyên nhân quyền. Đây là một thứ tài nguyên chỉ dùng để trao đổi trên bàn đàm phán, đổi lấy những lợi ích kinh tế.
Một luồng dư luận nữa đánh giá sâu sắc hơn, trong những liên đới lịch sử cận đại của Myanmar. Nếu vào đầu năm 2011 Myanmar vẫn còn tồn đến gần 300 tù chính trị, thì trong suốt năm 2011, 2012 và 2013, chế độ của ông Thein Sein đã liên tục thả các tù chính trị, và đến cuối 2013 là thả sạch, không còn một tù nhân lương tâm nào.
Đổi lại, Myanmar được gì ? Được Câu lạc bộ Paris xóa nợ 6 tỉ đô la, Nhật Bản cũng xóa nợ gần 2 tỉ đô la, và gần đây nhất là Đức xóa nợ 500 triệu đô la v.v…Họ có những quyền lợi kinh tế đổi lại rất lớn, và cái để trao đổi chính là tài nguyên nhân quyền.
Người ta cho là chẳng lẽ giờ đây một số lãnh đạo nào đó của Việt Nam đang sử dụng thủ pháp của Myanmar hay sao ?
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành thì giờ phân tích về tình hình gần đây tại Việt Nam.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140214-phai-chang-co-mot-chien-dich-%E2%80%9Cpha-dam%E2%80%9D-khong-cho-viet-nam-xich-gan-lai-voi-phuong-

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Vén màn bí mật

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

00:01 | 14/02/2014
|

Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".
Xem đồ họa chiến sự năm 1979

Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.
Ban-do-1979-JPG-9760-1392355066.jpg
Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979.
Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.
Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.
Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố  "phải dạy cho Việt Nam một bài học".
Cuộc chiến 30 ngày
Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.
Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.
Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân (xem chi tiết).
Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.
Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song chỉ với lực lượng dân quân địa phương, Việt Nam đã quả cảm chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.
TQ2-8774-1392045894-7179-1392174334.jpg
Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.
Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân xâm lược phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận.
Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn dùng chiến thuật biển người hòng xâm chiếm các mục tiêu quan trọng. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 18, chiến sĩ đoàn Tây Sơn đã kiên cường chặn đứng một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung Quốc.
Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.
Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang địa phương phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.
3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.
Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, mờ sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh tiến vào thị xã Lao Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.
Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.
Ở Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.
Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát về biên giới.
TQ3-7880-1392045894-3800-1392174334.jpg
Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi biên giới phía Bắc trong cuộc chiến bất ngờ chống lại quân xâm lược Trung QuốcẢnh tư liệu.
Trung Quốc rút quân
Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.
Ngày 7/3, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.
Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc. 
Theo số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị hạ, 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại; 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.
Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc cũng gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, hàng chục nghìn người thiệt mạng trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ. Hiện vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam (thông tin này Tòa soạn bổ sung sau khi có thắc mắc của độc giả về số liệu những người dân, chiến sĩ Việt Nam bị thiệt mạng); 400.000 gia súc bị giết và bị cướp; hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.
Từ 18/3/1979 đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.
Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt hại nặng nề. 
Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố.
Hoàng Thùy - Nguyễn Hưng

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Nhật ký Rồng Rắn - Trung Tướng Trần độ

Phần 1

I. Hiện nay, cái gì là quan trọng nhất ?
14.11.2000
Thử nghĩ về tình hình đất nước Việt Nam hiện nay.
Thử nêu một câu hỏi ?
Điều gì là điều quan trọng nhất cho đất nước hiện nay, điều gì là quan trọng cốt tử ?
Đó là tìm ra con đường phát triển đất nước cho mau chóng để thoát khỏi nghèo khổ, lạc hậu, để bù lại 50 năm gian khổ và 30 năm chiến tranh, gọi tắt là tìm đường phát triển.
Nay lại có vấn đề quan trọng hơn, quan trọng nhất, là: giải quyết bằng được cái gọi là Chủ nghĩa xã hội, đề cao và giữ vững vai trò của Đảng cộng sản ?
Hãy nhìn lại xem: từ năm 1975 đến 1985, mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước và nước có tên là: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa” thì đất nước ra thế nào ? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không ? Thắng lợi 1975, ta đã thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hoá, thế mà ta đã phát huy thắng lợi đó ra sao, mà đến những năm đầu của thập kỷ 80, cả nước đói nghèo, ngắc ngoải.
Đó có phải là một sự thật hiển nhiên không ?
Đảng cộng sản chân chính thì coi việc “phát triển đất nước” là quan trọng hơn là cố giữ vững và đề cao vai trò của Đảng.
Mọi tư duy phải xuất phát từ điểm này. Hồ Chí Minh cũng luôn nói về Đảng rằng Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của đất nước và dân tộc. Thế là rất đúng.
17.11.2000
Nếu chỉ lấy yêu cầu phát triển đất nước là mục tiêu quan trọng nhất để xem xét, thì thử hỏi:
Có nhất thiết chỉ có chủ nghĩa Mác- Lênin, chỉ có chủ nghĩa xã hội, mới làm cho đất nước phát triển hay không ? Nếu chỉ cần nêu cao vai trò của Đảng, thì có nghĩa là đất nước phát triển hay không phát triển là không quan trọng.
Vậy hãy cứ xem quanh ta: Đài Loan, Đại Hàn, Singapore và thêm nữa, Thái Lan và Malaysia, mấy nước này có do chủ nghĩa Mác-Lênin hướng dẫn không ? Những nước ấy có cần có một Đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối theo chủ nghĩa xã hội không ? Thế mà cả 5 nước ấy, khi bắt đầu còn nghèo khổ, vậy mà chỉ sau khoảng 20-30 năm họ đã trở thành những nước phát triển rõ ràng, nhân dân đa số có đời sống khá phong lưu.
Họ không có một Đảng cộng sản “tài tình”, “sáng suốt”, mà chỉ có những chính khách, có được chính sách kinh tế xã hội thông minh và có hiệu quả. Còn Việt Nam, kể từ khi toàn thắng trong cuộc chiến tranh đến nay đã hơn 25 năm và sắp sửa có hoà bình 30 năm, dài bằng thời gian chiến tranh rồi, mà vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Chậm hay nhanh không quan trọng, cứ phải là xã hội chủ nghĩa đã. Thế tại sao hiện nay đất nước lại có những mặt phát triển rõ rệt là nông nghiệp, thương mại. Là vì nông dân được tự do làm ăn, tiểu thương được tự do buôn bán, là nhờ sau Đại hội VI, hai mặt đó được mở ra. Mới chỉ thế thôi, đất nước đã chuyển mình mạnh mẽ. Nhưng còn nhiều người, nhiều cái không được tự do, còn nhiều trở ngại. Muốn cho đất nước phát triển nhanh thì cần phải làm sao cho mọi người dân đều được tự do làm ăn, nông dân, thương nhân, nhà doanh nghiệp (nhà doanh nghiệp sẽ kéo theo công nhân), các nhà khoa học, trí thức văn nghệ sĩ. Tất cả đều phải được tự do.
Tự do là chìa khoá của phát triển.
Tôi nghĩ thế này: nước Việt Nam ta hiện nay, sau bao nhiêu năm đấu tranh và chiến tranh gian khổ, cần phải hoà bình phát triển và cần phải phát triển nhanh, để bù lại những thời gian đã mất, và để theo kịp các nước chung quanh. Đó là mục đích và yêu cầu quan trọng nhất của đất nước. Những cái khác là phụ. Do đó, để phát triển đất nước thì rõ ràng ta phải tìm đường lối nào, học thuyết nào phục vụ được yêu cầu đó.
Nếu thật sự coi phát triển đất nước là quan trọng nhất thì Đại đoàn kết dân tộc là quan trọng hơn đấu tranh giai cấp; trí thức quan trọng hơn công nhân và nông dân; phát triển sức sản xuất là quan trọng hơn mọi thứ; để dân làm chủ mọi lĩnh vực quan trọng hơn các trò chuyên chính đàn áp; nghe và thu thập được nhiều ý kiến khác nhau và trái ngược nhau kể cả về đường lối chính sách, quan trọng hơn là bắt mọi người phải tuân theo một quan điểm, một ý kiến.
22.11.2000
Thật ra, không cần phải tranh cãi lý luận nhiều. Cứ nhìn một số sự thật hiển nhiên thế này:
- Cả thế giới, cả cuộc đời cứ vận động và cứ diễn biến, khó có thể dự liệu trước được.
- Trên thế giới có đến hơn 100 nước không cần chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội, không cần có Đảng cộng sản “tài tình” và “sáng suốt” mà cứ phát triển đến trình độ giàu có, văn minh cao. Gần 100 nước khác còn đang nghèo đói cực kỳ, nhưng họ cũng không phát triển theo chủ nghĩa xã hội.
- Bây giờ chỉ còn lại có 4 nước theo chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội. Trong đó nước lớn nhất và quan trọng nhất thì miệng nói chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng họ đưa đất nước tiến lên theo kiểu “có màu sắc Trung Quốc”. Họ phải chơi với Mỹ, xác định vai trò kinh tế tự do và vai trò kinh tế tư nhân. Còn Bắc Triều Tiên cũng đang buộc phải mở cửa, phải hoà hợp với Nam Triều Tiên để thoát khỏi cảnh đói nghèo và khó khăn.
- Nửa đầu thế kỷ, Cách mạng Tháng 10 Nga thành công, rồi Liên Xô ra đời và sau đó, cả một thế giới xã hội chủ nghĩa hình thành, có sự phát triển một thời rất mạnh. Nhưng sau 70 năm thì chủ nghĩa xã hội không phát triển kịp với thế giới, bị sụp đổ và tan rã. Tiếp theo đó, nhiều Đảng cộng sản phải thay đổi tôn chỉ và đường lối. Nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa không hề tỏ ra nhớ tiếc.
- Càng ngày càng rõ ra là chủ nghĩa Mác - Lênin không dự đoán đúng được mọi việc, không giải quyết được tất cả mọi vấn đề mới nảy sinh của cuộc sống. - Có người nói cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thành công và Liên Xô ra đời là sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20. Vậy thì sự sụp đổ của cái “quan trọng” ấy lại càng “siêu quan trọng”.
- Ở Việt Nam, từ 1975 đến 1985 ta chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Điều đó đã làm đất nước và nhân dân khốn khổ. May mà năm 1986, Đảng cộng sản phải nghe theo dân và phải đổi mới, nhưng sự đổi mới ấy lại cứ nửa vời, chập chờn, làm cho sự phát triển đất nước cũng cứ chập chờn, cứ nhùng nhằng, do đó đã qua đi 25 năm mà tương lai chưa hứa hẹn gì nhiều. Trong khi đó sự tụt hậu cứ càng ngày càng tụt xa, ta không sao theo kịp các nước không xã hội chủ nghĩa. Như vậy “xã hội chủ nghĩa” chỉ là một lý thuyết của một học thuyết chưa được chứng thực (chỉ mới có sự chứng thực của sự thất bại và đổ vỡ sau 70 năm tưởng rằng đã thành công).
Như vậy nó không thể là con đường duy nhất để phát triển đất nước.
Cách mạng và xây dựng, và tiến hoá
Hình như mỗi xã hội, mỗi đất nước trong tiến trình phát triển của mình đều phải trải qua những thời kỳ cách mạng và thời kỳ xây dựng.
Cách mạng là đập phá, đánh đổ. Nó có ý nghĩa xây dựng ở chỗ nó đập phá và đánh đổ những cái gì là lỗi thời cũ kỹ để tạo điều kiện cho những cái mới mẻ, cái tiến bộ ra đời và phát triển.
Khi xây dựng thì vẫn tiếp tục phải loại bỏ những cái gì lạc hậu, lỗi thời, cũ kỹ, phản động, nhưng xây dựng thì chủ yếu phải có việc xây đắp và tạo ra những giá trị mới cả tinh thần vật chất làm cho xã hội tiến bộ và phát triển cao hơn.
Nhưng cho đến ngày nay, với sự phát triển rất cao của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, thì hình như ỏ tất cả các xã hội nhân dân đều mong muốn đất nước phát triển hoà bình và mong muốn tránh bớt những bạo lực, những lật đổ và chiến tranh. Phải chăng lịch sử loài người đã bước sang kỷ nguyên mới, đó là kỷ nguyên hoà bình và loại trừ bạo lực, loại trừ chiến tranh ? Nhân dân chỉ muốn tiến hoá, chứ không muốn cách mạng bạo lực! Đất nước ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử kéo dài gồm những cuộc chiến đấu chống xâm lược giành độc lập, hoà bình xây dựng, rồi lại bị xâm lược. Và lại chiến tranh chống xâm lược. Qua quá trình đó mà đất nước ta trưởng thành và phát triển. Cho đến nay, đất nước đã được hoà bình độc lập, thống nhất.
Không biết tương lai loài người sẽ phát triển, tiến bộ thế nào và do đó đất nước ta sẽ gặp những tình huống thế nào ? Nhưng chắc chắn là những bước đi sắp tới của ta cũng không có thể lặp lại y nguyên những tình hình trước đây. Tuy nhiên, trước mắt ta thấy rất rõ là đất nước ta đang ở chỗ đã thực hiện được 3 chữ trong 5 chữ của chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra: đó là một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.
Ta đã đạt 3 chữ hoà bình, độc lập, thống nhất. Ta đang phải thực hiện cho được 2 chữ dân chủ và giàu mạnh.
Theo cách khác, cũng do Hồ Chí Minh nêu ra 3 chữ:
1. Độc lập,
2. Tự do,
3. Hạnh phúc.
Ta đã đạt được độc lập và phải tiếp tục thực hiện nốt tự do và hạnh phúc, cũng tức là hai chữ dân chủ và giàu mạnh.
Hồ Chí Minh đã nói một câu mà bây giờ rất nhiều người biết và nhắc đến: “Độc lập mà không có tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng vô nghĩa”.
Như thế cũng có nghĩa là phải có dân chủ và giàu mạnh. Nhiều người cho rằng: có xã hội chủ nghĩa thì tất nhiên có tự do hạnh phúc. Nhưng sự thật lớn của thế giới đã chứng thực là không phải vậy. Chiến tranh lớn và các hoạt động bạo lực, lật đổ càng ngày càng trở nên lạc hậu lỗi thời.
Để có tự do và hạnh phúc, không nhất thiết phải có bạo lực, không nhất thiết phải đánh đổ ai. Thậm chí ngày nay có những nền độc lập giành được cũng không cần có bạo lực và chiến tranh. Hiện nay nước ta đang bước vào xây dựng, mà xây dựng thì phải hoà bình, mà hoà bình xây dựng thì đất nước cũng hoà bình phát triển, tiến hoá ngày càng cao.
Không nên lạm dụng chữ cách mạng. Ta bây giờ không phải là cách mạng chống ai cả, không phải đánh đổ ai cả. Xây dựng hoà bình thì phải đoàn kết, có gì trở ngại thì hoá giải nó để tiến lên. Ta đã làm chủ đất nước. Vậy thì ta thực hiện cái nguyên lý mà Đảng cộng sản đã nêu ra và đề cao chất ngất. Đó là phê bình và tự phê bình. Ta có thể tự phê bình dân tộc, tự phê bình chính quyền, tự phê bình các cơ quan. Tự phê bình thì sẽ tiến bộ và có dân chủ. Tự ca ngợi, lại tự ca ngợi quá nhiều, quá đáng, thì đó là chỉ dấu báo hiệu sự tàn tạ.
Không được lạm dụng chữ cách mạng. Ta đang xây dựng thì chỉ có xây dựng: xây dựng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể lúc nào cũng phải có chương trình hoạt động cách mạng, lúc nào cũng phải hành động cách mạng.
Sản xuất không phải là cách mạng. Giáo dục không phải là cách mạng. Đại hội cũng không phải là cách mạng. Hội nghị liên hoan văn nghệ càng không phải là cách mạng. Chống lụt chống bão, cứu trợ từ thiện cũng không phải là cách mạng. Ở rất nhiều nơi, nhiều lúc, không cần đến cách mạng. Nhưng ở tất cả các nơi đều cần có tự do, và lớn nhất là “tự do làm ăn” phải có tự do hưởng lợi ích của kết quả sự làm ăn đó.
Chính quyền bây giờ không phải là chính quyền cách mạng. Điều đó chỉ có ý nghĩa khi cách mạng vừa mới thành công.
Ngày nay chính quyền phải là chính quyền xây dựng.
Chính quyền xây dựng thì phải có những chủ trương, chính sách làm cho mọi người dân đều được tự do làm ăn. Và từ đó người dân phải có tự do nói, tự do tìm thông tin và trao đổi thông tin. Như thế tự do làm ăn mới thực hiện được. Xây dựng thì hàng ngày hàng giờ phải tạo ra những giá trị mới, từ nhỏ đến lớn. Nhưng công tác tư tưởng của Đảng thì lại chỉ quan tâm tới những công việc có ý nghĩa - có ý nghĩa kỷ niệm, có ý nghĩa lịch sử vv…, mà không quan tâm tới những công việc có hiệu quả tạo ra những giá trị mới.
Nguyện vọng tha thiết và sâu sắc của dân là được quyền sống, được quyền tự do kiếm sống nuôi mình, được quyền tự do lo cho con cái, cháu chắt. Mọi người ai cũng đều mong có nhà, có phương tiện đi lại, có phương tiện học tập giải trí. Muốn thế phải được tự do làm ăn, tự do thu nhập hợp pháp. Đó là điều cốt yếu và là lý tưởng thiết thực, chứ không cần một thứ tinh thần cách mạng để đánh đổ ai, không cần một lý tưởng cách mạng xã hội nào. Chính quyền của nhân dân cần hiểu rõ điều đó. Chỉ có nhân dân được tự do, đất nước mới phát triển được. Làm khác đi chỉ trở ngại cho sự phát triển của đất nước.
Ở Việt Nam cuộc cách mạng 50 năm đã đập tan được cái gì và xây dựng nên cái gì ?
3.12.2000
Quanh đi quẩn lại vẫn phải trả lời cho câu hỏi: nước ta đã từ cái gì bước sang cái gì và hiện đang là cái gì ?
Rõ ràng là ta đã từ chiến tranh bước sang hoà bình, đang từ tình trạng cách mạng bước sang tình trạng bình thường.
Và cũng có thể nói cách khác là ta đã từ tình thế chiến tranh cách mạng bước sang cuộc sống hoà bình đời thường.
Ai cũng phải nhận thấy rằng tình thế chiến tranh và cách mạng là tình thế không bình thường, là tình thế bất thường. Và hoà bình xây dựng là bình thường, là đời thường. Những ai cả đời, hoặc phần lớn cuộc đời, sống trong chiến tranh và cách mạng là những người có cuộc đời phi thường. Nhưng dù như thế những người phi thường đó cũng phải có một cuộc sống đời thường: ăn, ngủ, mặc, ốm đau, học tập, giải trí, nhất là lấy vợ (chồng) đẻ con, nuôi con vv… Chỉ có điều những chi tiết cuộc sống đời thường đó đã phải giải quyết và thực hiện một cách bất thường.
Bây giờ phải giải quyết và thực hiện cuộc sống đời thường đó một cách bình thường.
Đó là lẽ tự nhiên, và lẽ tự nhiên đó phù hợp với sự tự nhiên của tạo hoá. Ai cứ muốn làm khác lẽ tự nhiên đó thì trở nên gàn dở và điên cuồng.
Cuộc sống chiến tranh và cách mạng có những yêu cầu đặc trưng của nó. Những yêu cầu như:
• Có Đảng lãnh đạo tuyệt đối toàn diện;
• Có nguyên tắc tập trung dân chủ. Có yêu cầu kỷ luật sắt, chỉ có chấp hành không bàn cãi;
• Chịu đựng gian khổ, hi sinh;
• Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng.
Đó là những yêu cầu cần thiết và hợp lý, mỗi người và toàn thể nhân dân vui lòng chấp nhận, tự nguyện chấp nhận và thực hành. Và thực sự, cuộc đấu tranh đã nhờ những yêu cầu đó mà có sức mạnh để giành thắng lợi.
Nhưng khi đất nước đã chuyển sang hoà bình xây dựng và cuộc sống đời thường thì không thể tiếp tục yêu cầu như vậy được nữa.
Trước đây phải có một Bộ chỉ huy, một bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ để lãnh đạo và chỉ huy chiến tranh và cách mạng. Bộ máy lãnh đạo có quyền đề ra những yêu cầu như vậy và mọi người sẵn sàng tự nguyện tuân theo.
Nhưng không thể cứ kéo dài những yêu cầu đó trong hoà bình và xây dựng.
Nếu cứ tiếp tục cứ yêu cầu như vậy trong hoà bình xây dựng thì đó là phản tiến bộ, phản dân chủ, là phản động.
Trong điều kiện hoà bình xây dựng, tức là trong đời thường cần có một bộ máy quản lí xã hội phù hợp với cuộc sống đời thường.
Tôi được đọc ý kiến của một số nhà nghiên cứu nêu lên một cách có lý luận là một xã hội đời thường như vậy cần có 4 thứ: (coi như 4 bánh xe của một cỗ xe)
1. Một xã hội công dân.
2. Một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh chứ không định hướng gì lôi thôi.
3. Một nhà nước pháp quyền.
4. Một nền dân chủ đầy đủ.
Như vậy là một xã hội đời thường phải có: xã hội công dân, thị trường, pháp quyền và dân chủ.
Bộ máy quản lý xã hội ấy là một bộ máy dân chủ. Nói dân chủ thì cứ phải dân chủ đã, không phải chưa nói dân chủ đã đề phòng “dân chủ quá trớn”, đề phòng “lợi dụng dân chủ”. Khi dân có dân chủ thì dân phải “dùng” cái quyền dân chủ đó, “dùng” không phải là “lợi dụng”. Mà dân chủ nào cũng là dân chủ có quy chế, có quy tắc. Ai làm sai những quy chế, quy tắc đó thì phải phạt. Người đứng đầu như Chủ tịch, Thủ tướng, Chánh án, Giám đốc mà làm sai quy chế dân chủ thì cũng phải phế truất, không thể có chuyện đổ cho người ta tội “dân chủ quá trớn” và “lợi dụng dân chủ”. Và tại sao lại chỉ đề phòng “lợi dụng dân chủ” mà không đề phòng “lợi dụng không dân chủ” ? Bộ máy quản lý xã hội dân chủ là một bộ máy phải được xây dựng nên một cách dân chủ, nó có đủ quyền hạn mà nó được phân công, nhưng quan trọng nhất là nó phải được giám sát, tức là phải được nhân dân giám sát và các cơ quan trong bộ máy ấy giám sát lẫn nhau. Muốn thế phải thực hiện tự do ngôn luận và tự do bầu cử.
Ở ta, những điều đó đã được ghi trong Hiến pháp. Phải rà soát lại, phải thay đổi tất cả các bộ luật và các điều luật để bảo đảm đúng tinh thần Hiến pháp.
Nhưng rõ ràng có nhiều hiện tượng người dốt người kém lại cai trị, điều khiển người có tri thức; người không biết chuyên môn lại có quyền sai bảo dạy dỗ người có chuyên môn; người có trình độ rất thấp lại đi dạy dỗ chỉ đạo khắp nơi khắp chốn. Những hiện tượng đó là có thật, có thật rõ ràng, ai ai cũng thấy, ai ai cũng biết.
Quả là vào thập kỷ 80 thì cả nước mong ước thoát khỏi khủng hoảng toàn diện. Quả là đất nước lúc ấy ở vào tình trạnh “suýt chết”. Đó là chưa kể sau khi thắng lợi, hàng trăm nghìn người đã bỏ nước ra đi. Thế là hình thành nhiều trung tâm người Việt ở thế giới gần 2 triệu người.
Vậy là tại sao ? Tình trạng đó có phải do kẻ địch nào tạo ra, có kẻ địch nào bịa ra để nói xấu ta ?
Không !
Tất cả những ai đến nay ở tuổi 40-50 đều chứng kiến, cả “thắng lợi” lẫn “suýt chết” !
Vậy là do đâu ?
Quả thật là 50-70 năm vừa qua, đất nước ta đã trải qua nhiều biến động long trời lở đất, đã biến chuyển vĩ đại từ một đất nước nô lệ không tên tuổi trên thế giới, cực kỳ đói nghèo, dốt nát và lạc hậu, đầy nhục nhã, đầy dối trá, lừa đảo, đầy tệ nạn và oan khuất, trở thành một đất nước tên tuổi lừng lẫy, sự đói nghèo đó giảm bớt, sự dốt nát bị tiêu diệt.
Suốt quá trình đó, đều có vai trò nổi bật của Đảng cộng sản Việt Nam, có lúc tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Nhưng tất cả những thắng lợi và tiến bộ ấy không thể quy hết vào công của Đảng cộng sản được, tuy rằng Đảng cộng sản có công lớn. Cũng không thể quy hết công vào chủ nghĩa Mác được.
Vì 50 năm và 70 năm ấy, nhiều nước ở quanh ta cũng có những biến chuyển lớn, lớn hơn cả nước ta. Họ đã từ nghèo nàn lạc hậu trở thành những nước giàu có và văn minh, còn nước ta vẫn còn ở trạng thái tụt hậu, đang phải cố gắng đuổi theo, mà sự đuổi theo ấy còn đang đuối sức.
Những nước ấy không hề nhờ vào chủ nghĩa Mác và Đảng cộng sản. Đó là một sự thực hiển nhiên, bất cứ ai dù có nhắm mắt cố tình cũng không thể không nhìn thấy.
Hiện nay những người khoảng trên 70 tuổi, tức những người được sinh ra trước năm 1930, cũng tức là những người đã được sống trong xã hội trước Cách mạng Tháng 8, thường có sự so sánh mặt nọ mặt kia của xã hội ngày nay với xã hội ngày xưa.
Khi so sánh như thế, ai nấy cũng đều thấy xã hội ta, đất nước ta ngày nay được độc lập, đã “sạch bóng quân xâm lược”. Thật là rõ ràng, hiển nhiên ngày nay dân ta có đời sống khá hơn nhiều so với trước đây. Trước đây là đường phố đầy người chết đói và ăn mày, ngày nay một người dân trung bình cũng mơ ước và có khả năng thực hiện một ngôi nhà cho mình, cho con, một xe máy, một bộ ti vi, tủ lạnh, bếp ga, nhất là đối với người ở thành phố và đô thị. Như thế so với thời chết đói và ăn mày thì đã là một trời một vực. Cái chuyện thời nay khác thời trước cách đây 50- 70 năm là một sự thường vì nhiều nước được như thế và còn hơn thế nữa. Không thể nói là nhờ vào chủ nghĩa Mác và Đảng cộng sản được.
Nhưng còn xã hội ngày nay đã tốt đẹp chưa ? đã tự do, dân chủ chưa ? thì không ai thấy được. Nhưng ai cũng thấy rằng:
1. Xã hội hiện nay có một bộ máy quản lý to lớn kềnh càng quá, nhất là ở xã phường và huyện tỉnh. Bộ máy lại có nhiều Quan quá. Có một thời chữ Quan mất đi rồi, thay vào đó là chữ “Cán bộ”, “Đồng chí”. Nhưng ngày nay chữ “Đồng chí” chỉ còn trên giấy, còn thường ngày dân vẫn nói “các Quan” và “Quan càng to, càng nhiều bổng lộc”. Ngôn ngữ ấy trở lại như ngày xưa, trong xã hội rất nhiều người cũng cố gắng “phấn đấu” để được làm Quan. Vợ kiêu hãnh vì có chồng là Quan, con hãnh diện vì có bố, mẹ là Quan. Điểm này, xã hội ngày nay giống trước và trắng trợn, tệ hại hơn trước.
2. Càng Quan to thì lễ lạt, biếu xén càng to và bổng lộc càng nhiều.
3. Nhiều Quan to có mức độ sống không kém gì các quan ở những nước giàu có (nhà cửa, xe cộ, quần áo, ăn uống).
4. Trong bộ máy, có nhiều người khiến nhân dân phải sợ, phải kiêng nể, có nhiều bộ máy to nhỏ đáng sợ. Dân phải sợ công an, sợ cán bộ Đảng, vì cán bộ Đảng giống công an quá, cũng hay dò la, xem xét, hay doạ nạt. Công an ngày càng nhiều và ngày càng có nhiều nét của một hình ảnh khủng bố, là hình ảnh doạ trẻ con được “Ấy chết, chú Công an kia kìa!”.
5. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng khá đông đảo, nhưng không bênh vực được nhân dân chút nào. Nhân dân vẫn phải khiếu kiện nhiều, khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người (tức là biểu tình), vừa gửi đơn, vừa muốn trực tiếp đưa đơn, có rất nhiều trường hợp oan trái và oan khuất từ đời cha, đời ông đến đời con, đời cháu.
Những điều đó, báo chí lẻ tẻ đều có nói đến, nhưng còn rất ít. Phải nghe nhân dân nói với nhau ở hè phố, góc chợ và khắp nơi mới thấy rõ được bức tranh xã hội thật.
Vậy một xã hội mà ta mơ ước, ta lý tưởng hoá, lại tồn tại trong hiện thực như vậy, thì có thể coi là ta đã xây dựng được một xã hội tốt đẹp hay chưa ?
Ta đã từng mơ ước, và từng lý tưởng hoá, ta đã từng chỉ ra là xã hội tương lai sẽ không có thất nghiệp, không có cờ bạc, không có gái đĩ, không trộm cắp vv... Nhưng xã hội ta ngày nay như thế nào? Vẫn có đầy đủ các tệ nạn của một xã hội cũ mà ta đã từng nguyền rủa và đã từng đập tan. Trước đây ta cho rằng chỉ có xã hội tư bản mới xấu xa như thế. Còn xã hội xã hội chủ nghĩa thì một trăm phần trăm tốt đẹp, một trăm phần trăm ngược lại với xã hội tư bản.
Thực ra, chủ nghĩa Mác rất nhân đạo, rất nhiều lòng tốt, nó chỉ ra cho loài người một tương lai sáng lạn: sẽ không có tư hữu, do đó không có bóc lột, thế là cuộc sống xã hội hoàn toàn công bằng và dân chủ.
Nhưng thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng nó không thể đơn giản như vậy. Hình ảnh ấy chỉ là một cái bánh vẽ khổng lồ. Thực tiễn cuộc sống khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều. Loài người cứ phải tìm kiếm và tìm kiếm, tạo ra cho mình những kinh nghiệm và những giá trị tốt đẹp. Xã hội tư bản có những cái xấu, nhưng trong xã hội đó, nhân dân cũng tạo ra những giá trị tốt đẹp cho mình, miễn là nhân dân được tự do. Cái điều mà chủ nghĩa Mác, cộng sản hay xã hội chủ nghĩa tưởng rằng có nhờ nó sẽ có một bộ máy nhà nước bảo đảm được mọi mặt nhu cầu đời sống của mọi người, chỉ là một ảo tưởng hão huyền.
Thế mà Đảng lại cứ bắt mọi người phải tin theo vào cái ảo tưởng hão huyền đó. Như thế là phạm vào một tội ác lớn với nhân dân.
Đảng cộng sản Việt Nam cứ gân cổ gào lên cái định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu như vậy, thật ra là một sự mù quáng, một sự điên cuồng.
Nhân dân cần được tự mình làm chủ cuộc đời của mình, nghĩa là phải được tự do sống, tự do làm ăn, rồi mọi việc của cuộc sống sẽ được giải quyết dần, không cần một lý thuyết, một chủ nghĩa nào cả.
Nói đúng hơn là nhân dân cần đến tất cả các học thuyết, các chủ nghĩa, rồi nhân dân sẽ chọn lọc, cân nhắc, so sánh chúng với nhau để tìm ra cái nào có lợi cho đường đi của mình.
Đảng nào sáng suốt và tài tình là đảng tạo ra được những tự do như vậy cho nhân dân. Chứ còn đảng nào mà cứ bắt nhân dân phải nghe theo và sống theo các nghị quyết của mình thì đảng ấy chỉ là duy ý chí một cách dốt nát và tàn bạo.
Đảng ấy quyết không thể tồn tại.
7.12.2000
Tiếp tục câu hỏi lớn: cuộc cách mạng Việt Nam đã đem lại được cái gì cho nhân dân Việt Nam ?
Cứ xem xã hội Việt Nam hiện nay, cuộc sống Việt Nam hiện nay, thì có thể thấy một nét lớn rất đau lòng là: tất cả những gì xấu xa, tàn bạo, mà cách mạng đã có lúc xoá bỏ và đập tan thì nay đang được khôi phục lại hoàn toàn, mà khôi phục lại còn mạnh hơn, cao hơn, nhân danh cách mạng.
Bộ máy quản lý xã hội thực hiện một nguyên tắc chuyên chính tàn bạo hơn tất cả các thứ chuyên chính.
Đó là chuyên chính tư tưởng, sự chuyên chính tư tưởng được thực hiện bởi một đội ngũ nòng cốt là những “lưu manh tư tưởng”. Chuyên chính tư tưởng định ra những điều luật tàn khốc để bóp nghẹt mọi suy nghĩ, mọi tiếng nói … Những điều luật quy vào các tội: có hại cho lợi ích cách mạng, không lợi cho sự nghiệp cách mạng, nói xấu chế độ, nói xấu lãnh đạo vv… để đàn áp tàn khốc mọi tiếng nói.
Nền chuyên chính tư tưởng này đang làm cho tất cả trí thức không dám suy nghĩ gì, hoặc ít nhất cũng không muốn suy nghĩ gì, nói năng gì. Thực ra, nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, ra sức nô dịch toàn bộ tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ, giáo điều. Nó làm cho nền giáo dục khô cứng, làm cho các hoạt động văn học nghệ thuật nghèo nàn, mất hết cơ hội sáng tạo và mất hết hào hứng, nó làm cho các hoạt động khoa học bị khô cứng và nô dịch.
Nó tạo ra và nó bắt buộc nhân dân phải có một tâm lý lệ thuộc, lệ thuộc vào nhà nước, lệ thuộc vào Đảng, lệ thuộc vào cán bộ, và một tâm lý phải tuân phục, kể cả người cao nhất cũng phải tuân phục một cái gì bí và hiểm.
Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thuỷ Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài.
Nó tàn phá cả một dân tộc, huỷ hoại tinh anh của nhiều thế hệ.
Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền. Vì không phải nó chỉ xâm phạm đến quyền sống cuả con người mà nó huỷ hoại cuộc sống rất nhiều người, đó là cuộc sống tinh thần, cuộc sống tư tưởng của cả dân tộc.
Nó đang làm hại cả một nòi giống.
9.12.2000
Vẫn có một câu hỏi lớn mà không biết có tìm được câu trả lời thoả đáng hay không ? Câu hỏi đó là:
Nhân dân Việt Nam, sau 70 năm đấu tranh gian khổ và 30 năm chiến tranh ác liệt với những hi sinh rất lớn lao và sâu sắc đã mang lại cho mình, cho đất nước một chế độ xã hội và một chính quyền thế nào ? một xã hội kiểu gì ?
Ta biết chắc là có những câu trả lời ngon lành như sau:
“Ta đang có một chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp và có một xã hội xã hội chủ nghĩa cũng rất tốt đẹp. Vì nhà nước của ta ngày nay tên là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Bản chất của chế độ ta là công bằng dân chủ, nhân dân rất hạnh phúc.”
Đó là câu trả lời chính thống.
Ai nói khác đi là chống lại chủ nghĩa xã hội, chống lại Đảng cộng sản. Nhưng người dân thường và nhất là nhiều bậc lão thành, nhiều nhà trí thức và cả nhiều thanh niên nữa, đều thấy là không phải thế. Những người này thường lấy sự thực thường ngày ra đối chiếu, rồi thấy rằng chữ xã hội chủ nghĩa thật là vô duyên và vô nghĩa. Vì vậy đã có rất nhiều ý kiến cho rằng nên trở lại với tên nước mà Hồ Chí Minh đã đặt: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.



http://www.thunguyetvn.com/literature_lib.php?tn=view&id=1380