Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

27 GHI CHÚ DÀNH CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM DỰ KHUYẾT

27 GHI CHÚ DÀNH CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM DỰ KHUYẾT

Phạm Hồng Sơn 

1. Nguyên tắc “suy đoán vô tội”: Không ai có quyền cho bạn là tội phạm cho đến khi có một tòa án công chính đủ thẩm quyền đưa ra một phán xét kết tội có hiệu lực.

Nhưng bạn đừng bao giờ trông chờ sẽ có một tòa án như thế trong một chế độ độc đảng toàn trị.


2. Dù bạn là tù nhân hay thậm chí là “phạm nhân” cũng không ai có quyền xúc phạm danh dự và tuyệt đối không có quyền xúc phạm thân thể bạn.

Chắc chắn bạn cũng không kỳ vọng chế độ độc đảng toàn trị sẽ tôn trọng những điều hiển nhiên này nhưng bạn cần phải nhớ để bảo vệ nhân phẩm tối thiểu cho mình.

3. Bất kể lúc nào, tình huống nào bạn vẫn luôn có ba quyền đương nhiên sau đây: 1. Quyền không trả lời (im lặng), tức cũng là trả lời. 2. Quyền không ký. 3. Quyền sửa sai, đính chính, phản bác, phản cung lại những điều đã nói hoặc đã ký.

Tất nhiên khi làm như thế, bạn sẽ bị chế độ độc tài đảng trị liệt vào dạng “ngoan cố” “cứng đầu” nhưng chắc chắn bạn sẽ có nhiều giấc ngủ ngon hơn trong tù và đời bạn sẽ bớt được nhiều nỗi day dứt không đáng có.

4. Nếu phải giam chung với tù hình sự, đừng sợ hay ác cảm trước những bộ dạng gớm ghiếc hay những cơ thể xăm trổ đầy mình của họ. Phía sau những ghê rợn đó có thể là một trái tim rất nhạy bén, tự trọng và đầy bản lĩnh. Hãy sống nghĩa hiệp với họ.

5. Ba suy nghĩ sai lầm bạn cần loại ngay ra khỏi đầu: 1. Không khai, không có chứng cớ hoặc mọi việc bạn làm đều đúng luật nên họ sẽ không thể kết tội được bạn và sẽ phải thả bạn. 2. Bên ngoài sẽ giúp bạn hoặc vì bạn là người nổi tiếng, có nhiều quan hệ nên trước sau họ cũng phải thả hoặc án phạt sẽ không đáng kể. 3. Thế là hết rồi, xong rồi.

Than đời hay buông hết hy vọng với đời là hoàn toàn chẳng nên, kể cả lúc bị gông xiềng, nhưng rồi bạn sẽ lại nhận thấy điểm tựa tốt nhất cho đời bạn trước hết vẫn chính là bạn. Bạn cũng không nên phải quá cay đắng nếu vẫn mắc phải suy nghĩ sai lầm số 1 vì sự vô sỉ của chế độ toàn trị cộng sản cho đến nay vẫn nằm ngoài sự tưởng tượng của rất nhiều người.

6. Đừng bao giờ tin lời nói, lời hứa, kể cả cam kết (bằng chữ), của điều tra viên (nhà chức trách). Đừng bao giờ trở thành nguồn tin cho họ (dù họ đã biết hay chưa). Cũng đừng bao giờ sững người khi họ nói đồng đội của bạn đã phản bội bạn.

Hãy tạc vào lòng ba lời nhắn của tiền nhân: “Đừng nghe những gì họ nói mà hãy xem những việc họ làm.”, “Đừng trao trứng cho Ác”, và: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.”

7. Ba điểm cần nhớ nằm lòng khi làm việc (đi cung, đi thẩm vấn, “đi làm” hay gặp gỡ bất kỳ nhân vật nào thuộc chính quyền): 1. Nói nhiều không có lợi. 2. Nổi nóng, khiếm nhã không có lợi. 3. Nhượng bộ hay coi thường đối thủ đều là nguy hiểm.

Hai điểm đầu cho phép bạn được rút kinh nghiệm nhưng điểm thứ ba phải coi ngay là miệng vực. Khi nghiêm khắc thực hiện ba điểm này bạn sẽ hiểu thấu hơn sự đúc kết của cổ nhân: “nhất thủy nhì hỏa”. Song, bạn không nên nhầm giữa sức mạnh hủy diệt khổng lồ với sức mạnh xanh cũng khổng lồ nhưng nhân ái, thu phục.

8. Hãy chủ động đón nhận một trang đời mới ngay khi bạn bị tống vào tù. Càng chủ động bao nhiêu, đời tù của bạn sẽ càng nhẹ nhõm bấy nhiêu.

Nếu bị biệt giam nghĩa là đời bạn đã được trao một cơ hội để nhận rõ sự khác biệt hoàn toàn giữa đơn độc và cô đơn, được gặp một cơ may để khám phá, tiếp nhận nhiều sức mạnh, cảm hứng, hạnh phúc, đốn ngộ từ những tĩnh lặng mênh mông sâu hút gần như tuyệt đối của vũ trụ. Còn nếu được giam chung là người ta đang tôi cho bạn những kỹ năng hội nhập, đoàn kết, ảnh hưởng, rèn thêm cho bạn lòng trắc ẩn, đức quên mình, là giúp bạn nhìn ra những khiếm khuyết, thói xấu láu lỉnh nhất trong bạn và cho bạn trải nghiệm sự kinh ngạc tột cùng trước sự đa dạng vô biên, vô cấp độ của những khả năng, tài năng, sức chịu đựng và những ham muốn, ước vọng, cả cao cả vô cùng lẫn thấp hèn tột bậc, của loài người và thậm chí của chỉ một người.

Hãy nhớ câu châm ngôn hài hước của tù hình sự: “Đi tù nếu không học được cái lọ thì cũng sẽ được cái chai”.

9. Đừng quá thành kiến với công an. Nhưng phải cảnh giác khi họ tử tế. Người ác nhất vẫn có lúc tử tế nhưng hãy nhớ công an là công cụ của chế độ độc tài toàn trị – chế độ không bao giờ muốn tính thiện con người trỗi dậy có lợi cho bạn – kẻ đang bị coi là thù địch. Hãy trân trọng, ghi nhận mọi thiện ý nhưng chớ mềm lòng.

10. Trong khi thẩm vấn không nhất thiết bạn phải thuộc phía thụ động, sợ hãi. Chính kẻ thẩm vấn cũng có nỗi hoang mang của riêng họ. Họ sợ không khuất phục được bạn. Họ hồi hộp sẽ không moi tin thêm được từ bạn. Và họ rất lo lắng rằng bạn sẽ ngày càng vững vàng hơn.

11. Người ta có thể rất tức tối, thậm chí căm ghét bạn nhưng bạn phải biết không ai có thể khinh thường một tù nhân lương tâm kiên định. Căm ghét vẫn có thể chuyển thành tôn trọng thậm chí kính trọng. Nhưng khinh thường thì không bao giờ.

12. Đừng quá trông chờ vào luật sư khi bị cầm tù. Một luật sư tốt nhất lúc này cũng chỉ có 3 vai trò chính: 1. Cầu nối thông tin giữa bạn và bên ngoài. 2. Cung cấp thêm một số luận cứ pháp luật cho niềm tin của bạn. 3. Chứng nhân cho những gì bạn thể hiện trong những phiên tòa “công khai”.

Bạn nên nhớ bạn không chỉ là thân chủ mà còn là người liên đới, chịu trách nhiệm trước hết và sau cùng cho mọi phát ngôn, hành động của người đại diện pháp lý (luật sư) của mình. Và bạn luôn có toàn quyền đồng ý hay chấm dứt liên đới với luật sư bất kể khi nào kể cả ngay tại tòa. Bạn không nên quên chế độ độc tài toàn trị không bao giờ thèm cần đến tranh tụng nhưng họ rất cần hình ảnh và quan điểm của bạn bị đánh hỏng ngay trước tòa.

13. Khi nỗi nhớ thương gia đình (con cái, cha mẹ, vợ chồng) trào dâng, nên nghĩ đến ba điều: 1. Trách nhiệm của một công dân không chỉ là chăm lo cho gia đình riêng của mình. 2. Đây là điều ngoài mong muốn của bạn. Ngọn nguồn của chia ly, đau khổ này là từ chế độ độc tài. 3. Bạn có thể đã phải gặp một rủi ro xấu hơn như nhiều người đã đột ngột phải chia ly gia đình mãi mãi.

14. Chắc chắn bạn sẽ suy sụp nếu cứ đo đếm thời gian, trông mong ngày trở về. Hãy đặt ra công việc và mục tiêu cần đạt được cho mỗi ngày, mỗi giai đoạn ở tù. Bạn nên nhớ đó là những khoảnh khắc vô cùng đặc biệt mà đời thường không thể có và rất không dễ để hiểu.

15. Có những lúc bạn sẽ có cảm giác vui sướng, nhưng đừng để quá vui. Cũng đừng nghĩ quẩn. Trước mọi vấn đề, cần suy nghĩ thật kỹ càng, chu đáo nhưng đừng để lo lắng, day dứt làm kiệt sức bạn. Hãy biết an tâm, chấp nhận những rủi ro ngoài khả năng tiên liệu.

16. Hãy biết tự giễu mình mỗi khi cảm thấy yếu ớt, căng thẳng hay sợ hãi. Và cũng phải biết tự thầm khen mình, tự hào về mình mỗi khi vượt qua một thách thức.

17. Cảnh giác với ba loại thời tiết dễ làm bạn không còn là bạn: nóng quá, lạnh quá và đặc biệt tiết trời u ám, ẩm thấp (như tiết tháng Ba miền Bắc).

18. Thà nhịn đói còn hơn ăn đồ không an toàn (nghi là ôi thiu, không tin cậy, thức ăn lạ). Hãy nhớ câu: “Chết vì ăn là rất nhục”.

19. Tuyệt đối không dùng dao cạo cũ (của người khác), không để tiêm chích, không để chạm dao kéo (nếu không phải là trường hợp cấp cứu tính mạng). Hãy nhớ câu: “Chết vì xuề xòa là cái chết đáng trách”.

20. Ba cách đơn giản giúp tăng cường sinh lực và sức dẻo dai cho cơ thể: 1. Chạy (hoặc đi bộ) ngay tại chỗ hoặc trong khoảng cách 2m. 2. Chống đẩy (hít đất), đứng lên ngồi xuống nhiều lần. 3. Làm dẻo các khớp từ cổ đến chân, xoa bóp cơ thể.

Siêng năng là cần thiết. Nhưng điều cần hơn là thực hành với sự hiệp nhất cùng nhịp thở trong sự tò mò, chú tâm để cảm nhận và lắng nghe những rung động bình dị mà kỳ lạ trên từng phần thân thể. Hãy luôn nhớ: Mỗi khi bạn lười nhác hay ngại ngùng là có một nụ cười đang hé trên môi của quyền lực độc tài.

21. Có ba thứ quí giá, ngoài bạn ra, không ai có thể tước đi được: 1. Giấc ngủ ngon. 2. Lý tưởng. 3. Mơ ước và suy tư.

22. Hãy đặt mọi yêu sách, đấu tranh của bạn trên ba trụ cột: pháp luật, phi bạo lực và chính trực. Tuy nhiên, tôn trọng pháp luật không có nghĩa là chấp nhận cả những qui định, luật lệ vô lý, phi nhân.

23. Những lúc cảm thấy đau khổ cùng cực hãy nghĩ đến ba điều: 1. Những người bị khuyết tật về thân thể hay trí não. 2. Những bạn bè, người thân đồng tuổi nhưng đã không may qua đời sớm. 3. Sự lo toan, tất tưởi, rủi ro của gia đình ở bên ngoài. Hãy nhớ câu: “Nỗi khổ của ta không bao giờ là nỗi khổ lớn nhất”.

24. Những khi bạn cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa, hãy nhớ đó chính là lúc bạn đã tiến tới sát khả năng phát hiện ra những năng lực mới của bản thân khiến chính bạn phải sửng sốt.

25. Cả hai thứ, thân thể và ý chí, luôn cần được chăm chút, rèn luyện trong suốt những ngày tù. Nhưng nếu phải giữ lại một thì phải chọn cái thứ hai – cái không ai có thể tù hãm hay giết chết được, trừ bạn.

26. Nếu bạn xác quyết rằng Tạo hóa đã hào phóng ban cho mọi con người có khả năng tận hưởng những quyền tự do bất khả nhượng thì bạn cũng phải tin rằng Tạo hóa muốn con người phải thực sự xứng đáng hơn mọi loài vật khác khi nhận ân sủng lớn lao đó. Bởi Tạo hóa đã chỉ cho một loài duy nhất của địa cầu biết chế ra nhà tù: đó là con người.

27. Đường đến tự do không nhất thiết cứ phải xuyên qua nhà tù nhưng những kẻ kìm giữ tự do rất hay mượn nhà tù để thử độ khát khao tự do. Và những kẻ đó chắc chắn sẽ không thấy cần phải đoái hoài tới những tự do bất khả nhượng của chúng ta nếu họ cho rằng độ khát khao tự do của chúng ta thuộc loại chẳng cao lắm.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Ý kiến về Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới

1870. Ý kiến về Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới

Posted by adminbasam on June 30th, 2013
Thái Văn Cầu
30-06-2013
Sau khi phổ biến Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, người ký thư nhận được nhiều hồi đáp, qua địa chỉ điện thư đã cung cấp.[1]
Trong khi tuyệt đại đa số bày tỏ sự hậu thuẫn, có vài ý kiến tương tự như sau:
“Thiết nghĩ, đã là các nhà khoa học thì bất cứ vấn đề gì đưa ra phải được họ nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, chứ sao lại nói sai sự thật như thế được?
Trò mạo danh người này, người khác viết “tâm thư” sai sự thật “tung” lên các trang mạng tuy không phải là mới, nhưng lâu nay vẫn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa tin xuyên tạc, kích động. Mong sao, các nhà khoa học không bị lợi dụng để cuốn vào ý đồ xấu xa đó.”
[2]
Bài báo từ mạng qdnd.vn có mặt với tốc độ nhanh chóng, chỉ một ngày sau khi Thư được gửi đến lãnh đạo Việt Nam và cho phổ biến công khai.
Dù động cơ của người viết có thể khác nhau nhưng kết luận của ý kiến như trên giống nhau: 33 người ký Thư không có “thông tin hai chiều”, “thông tin trung thực”!
Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, trên cơ sở thông tin của các cơ quan truyền thông và tổ chức nhân quyền quốc tế, nêu lên hai điểm chính:
1. Bày tỏ quan ngại cho sức khoẻ và an toàn của tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ
2. Kêu gọi Nhà nước Việt Nam, vì quyền lợi đất nước, thực hiện đối thoại với người khác quan điểm, khác chính kiến, thay vì sách nhiễu, biến họ thành tù nhân lương tâm

Ở điểm #1, có ít nhất là hai nhận định gần như đối nghịch nhau về sức khoẻ và an toàn của ông Cù Huy Hà Vũ: từ Nhà nước và từ gia đình ông Cù Huy Hà Vũ.
Sự thật nằm trong giới hạn của hai nhận định này.
Theo định nghĩa quốc tế, ông Cù Huy Hà Vũ là tù nhân lương tâm, đang bị Nhà nước giam giữ.[3]
Nhà nước, không phải gia đình ông Cù Huy Hà Vũ, có nhiệm vụ phải đưa chứng cứ rõ ràng và vững chắc, hậu thuẫn cho nhận định của họ.
Trong thời đại tin học, thông tin từ khắp nơi trên thế giới nằm ở đầu các ngón tay, thông tin di chuyển với tốc độ nhanh hơn nháy mắt con người.
Trong thời gian qua, thông tin của Nhà nước về trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ chưa đủ sức thuyết phục. Chứng cứ trong nhận định của Nhà nước có nhiều lỗ hổng.
Tính thuyết phục cho chứng cứ của Nhà nước có thể gia tăng, và giúp củng cố mức độ sự thật trong nhận định của họ, nếu Nhà nước đáp ứng đề nghị của nhân sĩ, trí thức đưa ra ngày 13/6/2013.[4]
Thiếu sự nghiêm túc đối thoại trước đề nghị trên, cũng như thiếu sự nghiêm túc đối thoại trước các kiến nghị hay thư ngỏ của nhân sĩ, trí thức trong nhiều năm qua về những vấn đề hệ trọng ở tầm vóc quốc gia, dẫn đến hại nhiều hơn lợi cho đất nước, và trong thời đại tin học, dẫn đến hại nhiều hơn lợi cho Nhà nước trước dư luận quốc tế.[5]
Ở điểm #2, hành động bắt giữ, kết án tù nhiều năm những người bày tỏ ý kiến ôn hoà như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, v.v. vi phạm nghiêm trọng các điều khoản quy định trong Hiến pháp Việt Nam và trong “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” của Liên Hiệp Quốc mà Nhà nước cam kết thúc đẩy và tôn trọng khi gia nhập năm 1982.
Không những thế, hành động như trên đi ngược lại với trào lưu dân chủ trên toàn cầu, đào sâu hố ngăn cách giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới [6]; nó hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam trong quá trình xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, trước mối đe dọa ngày càng gia tăng của ngoại bang.[7]
Đây là thực tế, là sự thật không ai chối cãi hay phủ nhận được.
Tóm lại, trong công tác khoa học, nghiên cứu, người ký Thư luôn luôn tuân thủ nguyên tắc làm việc nghiêm túc, phản biện và lắng nghe phản biện, sẳn sàng đối thoại, trong nỗ lực tìm hiểu, phát hiện nét đặc trưng trong chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hoá, xã hội, v.v. của Việt Nam, trên nền tảng tôn trọng sự thật.
Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, phát sinh từ tình cảm đặc biệt của người ký Thư dành cho Việt Nam, không đi ngoài nguyên tắc trên.
Chú thích:

http://www.basam.info/2013/06/30/y-kien-ve-thu-cua-33-hoc-gia-va-chuyen-gia-the-gioi/



Thư của học giả và chuyên gia thế giới bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam giữ hiện tại của Ông Cù Huy Hà Vũ


Posted by adminbasam on June 19th, 2013
Ba sàm:
Hai điểm then chốt trong bức thư này:
1. Sự kiện một tập thể khoa bảng, trí thức người nước ngoài cùng có tiếng nói chung về tình hình chính trị ở Việt Nam là điều chưa hề có trong hơn 30 năm nay.
 2. Thư là một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: Vì quyền lợi của đất nước, vì tương lai của dân tộc, lãnh đạo Việt Nam cần thực hiện đối thoại nghiêm túc với những người khác biệt chính kiến trong nước, thay vì đẩy họ vào vị trí đối kháng.
 Đặc biệt là trong tình trạng hiện nay, lãnh đạo Việt Nam nên mạnh dạn chứng tỏ họ có khả năng phát huy đại đoàn kết dân tộc để đối phó với đe dọa nghiêm trọng của ngoại bang, qua đó, thúc đẩy sự hình thành một xã hội dân sự, cấu trúc cần thiết cho sự phát triển và vững mạnh lâu dài của Việt Nam. BS
Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Kính thưa quý Ông:
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là học giả và chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới, được kết nối với nhau bằng quan tâm chung và hoạt động trong lĩnh vực Việt Nam học. Rất nhiều người trong chúng tôi cống hiến phần tốt đẹp nhất trong công việc và cuộc sống của mình cho các công trình nghiên cứu, cũng như dự án phát triển của Việt Nam, một đất nước và dân tộc cao đẹp. Chúng tôi viết thư này như là người bạn của Việt Nam, và luôn luôn mong muốn những gì có lợi nhất cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi viết để bày tỏ quan ngại sâu sắc của chúng tôi về tình trạng giam giữ và sức khỏe của Ông Cù Huy Hà Vũ. Chúng tôi viết cũng để ủng hộ lời kêu gọi ngày 04/6/2013 xung quanh vụ việc này của vợ Ông Hà Vũ, tức Bà Nguyễn Thị Dương Hà. Ông Hà Vũ là tù nhân lương tâm, bị bắt vào tháng 11/2010 với tội danh “tuyên truyền chống phá” Nhà nước, vì ông ấy tham gia hoạt động hòa bình thúc đẩy dân chủ, bảo vệ quyền con người và góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội-môi trường khác. Ông Hà Vũ hiện đang thi hành bản án bảy năm tù giam, từ tháng 4/2011, tại Trại giam Số 5, Tỉnh Thanh Hóa.
Chúng tôi được biết trong thời gian ở Trại giam Số 5, Ông Hà Vũ bị bạo hành bởi quản giáo, không được tiếp cận những dịch vụ cơ bản, và bị tước đi các quyền chính đáng, như quyền thu nhận thực phẩm và nhu yếu phẩm từ chính gia đình của ông, quyền được chăm sóc y tế và chữa trị, và quyền bày tỏ những khó khăn của ông ấy đến với chính quyền có liên quan. Chúng tôi hiểu rằng sức khỏe của Ông Hà Vũ đang trong tình trạng nguy kịch, và càng trầm trọng hơn vì bệnh trạng của ông trước đó.
Với các lý do này, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu cấp chính quyền có liên quan hãy lập tức can thiệp vào việc này, nhằm đảm bảo sự an toàn và an ninh của Ông Hà Vũ.
Chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét để thay đổi quan điểm của mình trước tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam, và thay vào đó tiến đến giải quyết những mâu thuẫn tồn tại giữa hai bên thông qua đối thoại và tương tác mang tính xây dựng.
Chúng tôi xin cảm ơn quý Ông quan tâm đến vụ việc này, và chúng tôi tin tưởng rằng quý Ông sẽ phản hồi với tinh thần thể hiện sự văn minh và phẩm giá của Việt Nam.
Chúng tôi cũng bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc nhất với Bà Dương Hà và gia đình Ông Hà Vũ, những người đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng hiện thời.
Ngày 17/6/2013
Điện thư :  VNdoithoai@gmail.com
Họ tênChức vụ và tổ chứcNơi chốn               a
1Cari Coe, Tiến sỹPhó Giáo sư Chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Đại học Công lập Lewis & ClarkHoa Kỳ
2Thomas CrosbieNghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học Yale   aHoa Kỳ
3Lisa DrummondPhó Giáo sư, Chương trình Nghiên cứu Đô thị, Ban Khoa học Xã hội, Đại học YorkCanada
4Wynn Gadkar-WilcoxPhó Giáo sư, Đại học Công lập Tây ConnecticutHoa Kỳ
5Lelia Green, Tiến sỹ Giáo sư Chuyên ngành Truyền thông, Đại học Edith CowanÚc
6Hồ Tài Huệ TâmGiáo sư Kenneth T. Young Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam-Trung Quốc, Đại học HarvardHoa Kỳ
7Bernard HuberSinh viên Cao học, Đại học McGill              aCanada
8Huỳnh KimGiảng viên, Đại học Quốc gia Úc                   aÚc
9Pierre Journoud, Tiến sỹNhà Nghiên cứu và Giảng viên, Đại học Paris 1 Panthéon SorbonnePháp
10Ben Kerkvliet Giáo sư Danh dự, Đại học Quốc gia ÚcÚc và Hoa Kỳ
11Daniel King, Tiến sỹNguyên Học giả tại Đại học Murdoch, Đại học Edith Cowan và Đại học Notre DameÚc
12J. Kirkpatrick, Tiến sỹGiáo sư, Đại học Bennington (hưu trí)           aHoa Kỳ
13Danielle Labbé Phó Giáo sư, Đại học MontréalCanada
14Scott Laderman Phó Giáo sư Chuyên ngành Lịch sử, Đại học Minnesota, DuluthHoa Kỳ
15James LavertyGiám đốc Điều hành, Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ, Detroit (hưu trí), và Nhà Nghiên cứu Độc lậpHoa Kỳ
16Lê Xuân KhoaGiáo sư Thỉnh giảng, Trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Johns Hopkins (hưu trí)Hoa Kỳ
17Jonathan D. LondonPhó Giáo sư, Đại học Thành phố Hồng CôngHồng Công
18Patrick McAllister Giáo sư Nhân chủng học, Đại học CanterburyTân Tây Lan
19Jason Morris-JungNghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học California, BerkeleyHoa Kỳ
20Ngô LâmChuyên viên Lưu trữ, Viện Hoàng gia Hà Lan Nghiên cứu Đông Nam Á và CaribbeanHà Lan
21Ngô Vĩnh LongGiáo sư, Đại học Maine                s                aHoa Kỳ
22Nguyễn Hồng BắcNhà Nghiên cứu, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt NamViệt Nam
23Nguyễn ĐiềnNhà Nghiên cứu Độc lập              s                 aÚc
24Nguyễn Đức Hiệp Chuyên gia Khí quyển, Văn phòng Môi trường và Di sản, Chính phủ Bang New South WalesÚc
25Nguyễn Thị HườngNghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học IndianaHoa Kỳ
26Phạm Quỳnh HươngViện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt NamViệt Nam
27Sophie (Sophia) Quinn-JudgePhó Giáo sư                                  s                                                    aHoa Kỳ                       a
28Christina Schwenkel Phó Giáo sứ, Đại học California, RiversideHoa Kỳ
29Tạ Văn Tài, Tiến sỹLuật sư, Nguyên Thành viên Nghiên cứu, Trường Luật HarvardHoa Kỳ
30Philip Taylor, Tiến sỹThành viên Cao cấp, Đại học Quốc gia Úc    aÚc
31Thái Văn CầuChuyên gia Khoa học Không gian                  aHoa Kỳ
32William S. Turley Giáo sư Danh dự, Đại học Nam IllinoisPháp và Hoa Kỳ
33Vũ Thị Quỳnh GiaoThành viên, Cộng đồng Global Shapers tại Thành phố Hồ Chí MinhViệt Nam
Statement of concern over the state of health and current conditions of imprisonment of Mr. Cù Huy Hà Vũ by scholars and professionals around the world
Mr. Nguyễn Sinh Hùng, Chairman of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam
Mr. Trương Tấn Sang, President
Mr. Nguyễn Tấn Dũng, Prime Minister
General Trần Đại Quang, Minister of Public Security
Mr. Nguyễn Phú Trọng, General Secretary of the Vietnamese Communist Party
Gentlemen:
We, who have signed this letter below, are scholars and professionals from around the world, who are connected by our mutual interest and engagement with Vietnam studies.  Many of us have dedicated the better parts of our careers and lives to support the study and development of this beautiful country and people.  We write this letter as friends of Vietnam, while always trying to keep in mind what is in the best interests of the country and its people.
We are writing to express our deep concerns about the current conditions of imprisonment and state of health of Mr. Cù Huy Hà Vũ.  We also write in support of the urgent plea on this matter made by Mr. Hà Vũ’s wife, Mrs. Nguyễn Thị Dương Hà, on June 4, 2013.  Mr. Hà Vũ is a prisoner of conscience, who was arrested in November 2010 on charges of “conducting propaganda” against the State for peaceful activities to advocate for democracy, the protection of human rights and other matters of social and environmental concern. He is currently serving a seven-year sentence in Prison No. 5 in Thanh Hoá Province, since April 2011.
During his time at Prison No. 5, we understand that Mr. Hà Vũ has been subjected to abuse by prison guards and denied basic rights and services, such as rights to food and basic necessities from his family, right to medical services and treatment, and right to communicate his grievances to the relevant authorities.  We understand that Mr. Hà Vũ’s health is currently in a perilous state, which is all the more urgent because of his pre-existing medical conditions.  As we are sure you will agree, these are matters of serious concern that require urgent action.
For these reasons, we strongly request the relevant authorities to intervene immediately on this matter to ensure the safety and security of Mr. Hà Vũ.
We also urge the authorities to reconsider their position on all prisoners of conscience in Vietnam and rather seek resolution to their differences through dialogue and constructive engagement.
We thank you for your attention to this matter and we trust that you will respond in a manner that reflects the civility and dignity of Vietnam.
We also express our deepest sympathies to Mrs. Dương Hà and the family of Mr. Hà Vũ, who all suffer terribly from the current situation.
June 17, 2013
NameTitle and AffiliationCountry                              a
1Cari Coe, PhDAssistant Professor of International Affairs, Lewis & Clark CollegeUSA
2Thomas CrosbieDoctoral candidate, Yale UniversityUSA
3Lisa DrummondAssociate Professor, Urban Studies ProgrammeDepartment of Social ScienceYork UniversityCanada
4Wynn Gadkar-WilcoxAssociate Professor, Western Connecticut State UniversityUSA
5Lelia Green, PhDProfessor of Communications,Edith Cowan UniversityAustralia
6Hồ Tài Huệ TâmKenneth T. Young Professor of Sino-Vietnamese History,Harvard UniversityUSA
7Bernard HuberGraduate Student, McGill UniversityCanada
8Huỳnh KimLecturer, Australian National UniversityAustralia
9Pierre Journoud, PhDResearcher and lecturer, University of Paris I Panthéon- La SorbonneFrance
10Ben KerkvlietEmeritus Professor, Australian National UniversityAustralia, USA
11Daniel King, PhDFormer academic at Murdoch University, Edith Cowan University, and University of Notre DameAustralia
12J. Kirkpatrick, PhDProfessor, Bennington College, retiredUSA
13Danielle LabbéAssistant ProfessorUniversity of MontréalCanada
14Scott LadermanAssociate Professor of History,University of Minnesota, DuluthUSA
15James LavertyCEO, American Red Cross, Detroit, retired, independent researcherUSA
16Lê Xuân KhoaAdjunct professor, School of Advanced International Studies, Johns Hopkins University, retired   aUSA
17Jonathan D. LondonAssistant Professor, City University of Hong KongHong Kong
18Patrick McAllisterProfessor of AnthropologyUniversity of CanterburyNew Zealand
19Jason Morris-JungDoctoral candidate, University of California, BerkeleyUSA
20Ngô LâmCollection Specialist, Royal Netherlands Institute of Southeast Asian and Caribbean Studies (KITLV)Netherlands
21Ngô Vĩnh LongProfessor, University of Maine       aUSA
22Nguyễn Hồng BắcResearcher, Institute of Economics and Politics, Vietnam Academy of Social SciencesVietnam
23Nguyễn ĐiềnIndependent researcher                    aAustralia
24Nguyễn Đức HiệpAtmospheric Scientist, Office of Environment & Heritage, NSWAustralia
25Nguyễn Thị HườngDoctoral candidate, Indiana UniversityUSA
26Phạm Quỳnh HươngInstitute of Sociology, Vietnam Academy of Social SciencesVietnam
27Sophie (Sophia) Quinn-Judge                             aAssociate ProfessorUSA
28Christina SchwenkelAssociate Professor, University of California, RiversideUSA
29Tạ Văn Tài, PhDAttorney, former research associate, Harvard Law SchoolUSA
30Philip Taylor, PhDSenior Fellow, Australian National UniversityAustralia
31Thái Văn CầuSpace Systems Specialist                aUSA
32William S. TurleyEmeritus Professor,Southern Illinois UniversityFrance, USA
33Vũ Thị Quỳnh GiaoMember, Ho Chi Minh City Hub of Global Shapers CommunityVietnam

Đại Vệ Chí Dị Truyền Kỳ - Nguoi Buon Gio

Đại Vệ Chí Dị Truyền Kỳ - Nguoi Buon Gio

|

From: Blog Người Buôn Gió

-----------------------------

Đại Vệ Chí Dị 1
Sep 24, '08 9:55 PM


Khổng Phu Tử từ khi thăm nước Vệ về nhà, trong bụng đôi lúc vẫn còn nhớ đến cái nước ấy lắm. Một hom nghe tin có người lái buôn nước Vệ vừa đến. Mới mời vào hỏi tình hình nước Vệ. Khổng Phu Tử hỏi.

- Ta trước có lần đến nước Vệ, trong lòng vẫn ước có ngày qua lại đó, ngặt vì tuổi đã cao. Nay anh cho ta biết chút ít về chính sự nước Vệ thế nào chăng ?

Lái buôn đáp.

- Nước Vệ là một nước chính sự ổn định, nhờ triều đình anh minh, dân tình ai cũng có cái ăn, cái mặc. Cuộc sống ấm no , khắp nơi dân chúng vui vẻ hưởng thái bình. Người người ca hát, của cải dồi dào, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Văn hoá phát triển mạnh, ở nước Về triền miên có các cuộc thi người đẹp, người hát hay..

Không Phu Tử hỏi.

- Thế việc học thì sao ?

Lái buôn đáp.

- Việc học thì không nước nào bằng nước Vệ về tính hiếu học, trẻ em nước Vệ ngày học bốn lần. Từ sáng đến trưa thì nghỉ , rồi học tiếp đến bốn rưỡi chiều. Uống tạm hộp sữa lại đi học thêm ở nhà thầy, cô giáo đến 7 giờ. Tối về nhà ăn cơm xong thì làm bài tập về nhà đến lúc đi ngủ.

Khổng Phu Tử hỏi tiếp .

- Thế còn vấn đề tín ngưỡng ?

Lái buôn nhanh nhảu.

- Nước Vệ tự do tín ngưỡng, nơi tôn thờ rất tôn nghiêm vì triều đình bảo hộ. Nếu nhân dân tụ tập đông người hành lễ, cầu nguyện có lính canh gươm giáo tuốt trần coi việc giứ gìn an ninh. Không để tình trạng chen lấn, xô đẩy, phòng ngừa trộm cắp. Nhà thờ, nhà chùa mà rộng rãi quá, triều đình sẽ trưng thu để phân cho các quan. Vì thế các quan biết ơn nhà thờ, nhà chùa mà càng chăm sóc đến tôn giáo kỹ hơn. Người theo tôn giáo thấy thế lại biết ơn các quan hơn. Nhờ có sự tương tác này mà quan và dân tín ngưỡng lại gắn bó với nhau, xã hội càng ổn định hơn.

Khổng Phu Tử hỏi tiếp.

- Thế tình hình biên giới hải đảo thì sao ?



Lái buôn nói.

- Nước Vệ chủ trương hoà bình, hữu nghị với các nước lân bang. Nên không phải lo phòng bị. Chỉ có đôi khi có tàu ''lạ'' ở đâu đến hại ngư dân trên biển. Mới đây ở vùng biên ải Láo Cào. Cũng có quân lạ tràn sang giết 4 lính giữ ải. Việc này mới xảy ra cách đây mấy hôm.

Không Phu Tử hỏi.

- Thế nhiều người Vệ biết chuyện này không ?

Lái buôn đáp.

- Không, người Vệ biết không nhiều lắm.

Không Phu Tử hỏi.

- Sao lại thế, chuyện giết lính biên ải, phải bố cáo thiên hạ biết mà lo phòng bị chứ.

Lái buôn bực mình gắt.

- Ngài là bậc hiểu rộng, tưởng ngồi một chỗ đã hiểu chuyện phương xa. Huống chi đã từng qua nước Vệ. Sao hỏi nhiều câu lạ thế. Chuyện như thế mà nói ra, có phải làm thiên hạ lo lắng , ảnh hưởng đời sống thường ngày. Có 4 lính chứ 40 lính cũng phải giữ kín. Đợi sau khi tìm hiểu giặc ''lạ'' tràn sang biên ải giết lính là quân nước nào thì tính sau, biết đâu chỉ là phường giặc cướp lân bang giả mạo làm càn thì sao.

Không Phu Tử không hỏi nữa, lái buôn ra về. Không Phu Tử quay lại nói với các trò.

- Có ai hiểu những gì kẻ lái buôn người Vệ kể không ?

Tăng Tử thưa.

- Thưa thầy, cứ như lời người Vệ kia nói. Thì nước Vệ thật thái bình, yên ổn.

Không Phu Tử cười nói

- Anh thật hiểu người Vệ khi nói câu ''cứ như người Vệ kia nói''

--------------------------------------------------------------------------


Đại Vệ Chí Dị 2
Nov 4, '08 12:25 PM


Năm Mậu Tí, đời Vương Mạnh, hiệu Hoà Sản.

Ngập lụt triền miên khắp đất nước. Ở kinh thành là nước ngập đến ngang hông. Nước dâng cao làm chết hàng chục người. Dân kinh thành sống khổ sở, nheo nhóc vì nước lũ.

Phường lái buôn nhân cơ hội ấy mà trục lợi, mớ rau con cá giá gấp chục lần hàng ngày. Kẻ lái buôn tên là Gió ở ngoại thành, nghe tin kiếm được bạc vội vàng vào kinh thành để dò la giá cả, hòng tính kế làm ăn. Vội vàng bất chấp mưa gió từ bên kia sông chèo thuyền sang. Đến giữa dòng thuyền xoay tít không sao đi được, thấy xa xa là núi Tản Viên bèn khấn thầm.

- Thần cho con qua được quả này, con tạ thần mộtcon lợn béo.

Tức thì thuyền ngừng quay, mũi thuyền hướng bờ Nam lao vun vút , nhắm mắt đã thấy bờ.

Lái Gió lên bờ, vào làng Nhô mua con lợn bột mới sinh, dìm xuống nước cho uống đẫy bụng. Hai bên bụng lợn căng phềnh, thả dưới chân núi Tản. Lợn con ặc è chạy. Lái Gió chắp tay khấn.

- Y lời một con lợn béo, thần phù hộ cho con làm ăn khấm khá, sau ắt hậu tạ, không dám sai lời.

Chuyến ấy Lái Gió vào kinh thành, bán thuốc trị tiêu chảy. Do nước ngập lâu ngày, bệnh dịch hoành hành. Thuốc bán chạy lắm. Lái Gió được cả túi bạc nặng. Lòng hớn hở qua sông về nhà. Khi gần về đến nhà thì trời đã tối, ngang qua rặng cây thấy tiếng nói chuyện xì xào, ngoảnh đi khoảnh lại không thấy bóng người. Lòng rất đỗi hoảng sợ lắng nghe thấy tiếng vang vẳng trên cây.

- Người lái buôn nước Vệ kia vừa lừa được cả thần đấy

Lại có tiếng khác.

- Kẻ ấy thế nào cũng gặp hoạ, thần Tản Viên cho hắn về nhà gặp người thân lần cuối mà thôi.

Lái Gió nghe xong, hoảng loạn cực kỳ, ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Viết di chúc, dặn dò người thân. Rồi tắm rửa sạch sẽ trèo lên giường đắp chăn. Nằm được một lát bỗng nhỏm dậy sai người chạy đi mời ông từ giữ đền Tản đến.

ông từ núi Tản đến nơi, thấy Lái Gió đã yếu lắm rồi.. Ông bắt mạch xong nói.

- Bệnh này do gian dối mà ra, nay chất hàn đã nhiễm tận xương tuỷ, chả mấy mà chết.

Lái Gió nghe xong, mới bật dậy cười ha hả nói.

- Ta mời ông đến không sai, nếu ông nói thế mệnh ta còn lâu mới chết.

Cả nhà đang chuẩn bị hậu sự cho Lái Gió đều ngạc nhiên, ông từ hỏi.

- Mày lừa cả thần mà nói không bị phạt ư ?

Lái Gió cười ngặt nghẽo nói.

- Lừa thần có con lợn mà chết thì thiên hạ này chết hết rồi. Xin hỏi ngài, kẻ nào chức càng to, lừa càng to, tội càng to đúng không ?

ông Từ gật đầu, Lái Gió tiếp lời.

- Ngày nay cả nước Vệ này là nước lừa, triều đình dâng lễ tổ Hùng Vương bằng bánh trưng, bánh dầy giả. Trước mặt cả thiên hạ mà dám lừa ,nào bị làm sao. Cớ gì ta lại bị , nay có danh sách này của những kẻ lừa thần, dối tổ tiên. ông mang về cho thần xem. Nếu giết hết lũ ấy thì Gió này có chết cũng cảm phục cái ân uy của thần.

Ông Từ cầm danh sách Lái Gió đưa ra về. Lái Gió nhỏm dậy, xỏ guốc đi lại nhởn nhơ. Pha chè mòi hàng xóm đến uống. Có người hỏi.

- ông không sợ sao ?

Lái Gío cười đáp.

- Cứ như ta suy thì hành pháp nước Vệ điều tra xem xét danh sách ấy mất 1000 năm, thần có nhờ Nam tào, Bắc đẩu, Diêm Vương cũng mất 100 năm. Huống chi khi xét đến tội lại phài dò con nhà ai, cháu nhà ai nữa thì thời gian không sao mà biết được. Mà đời ta đâu có sống được quá 50 năm nữa.

Lại nói đến ông Từ núi Tản. Mang tờ đơn của Lái Gió về, qua sông sóng nước trùng trùng, ba ba, thuồng luồng vũng vẫy dữ dội. Trong bóng nước mịt mùng thấy Thuỷ Tinh cầm đinh ba cưỡi sóng lướt đi, dáng đầy kiêu hãnh. Thuỷ Tinh thấy ông Từ mới hỏi

- Này bằng hữu, lâu quá không gặp. Cô ấy vẫn mạnh khoẻ chứ, mà sao bằng hữu lại đóng giả ông Từ đi đâu thế.

Sơn Tinh tức ông Từ nói

- Ta đi xem dân Vệ lòng dạ thế nào mà lừa cả thần , đang dò xét định tội để trừng phạt răn đe kẻ khác đây.

Thuỷ Tinh cả cười mà nói

- Chẳng phải dân vệ từ đời tổ tiên đã lừa đấy thôi sao ?

Sơn Tinh

- Tổ tiên lừa từ bao giờ ?

Thuỷ Tinh cười nhạt nhắc.

- ông không nhớ vụ thách cưới à,? Ông liệu có tra được đến mấy nghìn năm hay không. Giờ nước Vệ đang ổn định. Người dân sống trong cảnh thanh bình, thoải mái làm ăn. ông làm thế là gây xáo trộn, xét lại quá khứ. Cứ như tôi đây này, chuyện cũ ông với tôi giờ tôi cũng không nhắc tới. Hướng tới tương lai. Hiện nay không phải là mùa làm ăn của tôi đây sao? Ông mà điều tra thì đến ngọn rau cũng chả còn ai cúng cho ông. Thà có con lợn nhỏ còn hơn là không có. Nay việc dưới nước tôi có phần của tôi, việc trên cạn ông có phần của ông. Chúng ta chia nhau mà hưởng có phải lợi không ?

Sơn Tinh nghe xong thần người ra. Đoạn thò tay vào túi lấy tờ đơn của Lái Gió ngầm vò nát đi.

Dân kinh thành ngập lụt nheo nhóc, tiếng kêu ai oán. Quan tổng trấn kinh thành.

- Chúng mày lười lắm, không chịu bảo nhau lấy gầu đoàn kết mà múc đổ ra sông. Kêu cái gì mà kêu.

Cả kinh thành nghe thấy đều phẫn nộ, việc ấy đến tai triều đình. Quan tổng trấn cả cười mà nói giữa bàn nghị sự.

- Chúng tức thì làm được cái gì, chủ trương đâu đã vào đó rồi. Vừa rồi các thần gặp nhau bàn ở sông các ngài không thấy sao ?

Trêìu đình hỉ hả gật đầu

- Ừ các thần trên kia đã chủ trương thế, chúng ta cớ gì mà phải lo lắng. Đúng là bọn dân đen, ngu thế không biết. Trời có lúc nắng. lúc mưa. Đợi đấy vài hôm thì mưa tạnh, kêu gì lắm thế.

Họp xong ra nghị quyết.

- Bất cứ kẻ nào nhân dịp mưa bão mà báng bổ triều đình, đều ghép vào tội phản nghịch. Bắt ngay tại chỗ. Còn việc phòng chống lụt lội đã có các cơ quan chức năng, ban ngành nghiên cứu tìm cách đối phó. Tạm thời nhân dân chủ động khắc phục khó khăn.

Nhân dân nước Vệ nghe lời, bảo nhau lấy gầu, xô , chậu múc nước tát ra sông. Khổng Phu Tử đi qua thấy vậy khen.

- Không ở đâu dân lành như dân Vệ.

Học trò là Tử Cống đáp

- Dân Vệ lành, nhưng người Vệ không thật.

Tử Lộ nói

- Bao giờ người Vệ thật, họ sẽ không lành nữa

Khổng Tử chốt hạ

- Họ còn lành thì còn không biết cái thật .

-----------------------------------------------------------------------------------


Đại Vệ Chí Dị 3
Dec 26, '08 5:37 PM


Năm Mậu Tí, triều sản, Mạnh vương đời thứ 8.

Lụt ở kinh thành, nước dâng cao đến hàng thước, chết 27 mạng người.

Hàng ngàn người theo đạo kéo về kinh thành đòi đất Thánh.

Trộm cướp hoành hành, kinh tế suy thoái, vật giá leo cao khiến đời sống nhân dân vất vả vô cùng.

Chính sự trong nước có nhiều bất ổn, kể cả ngoại giao bên ngoài.

Mạnh Vương họp quần thần, mời Khổng Tử đến hỏi kế sách ổn định dân tình. Không Tử nói.

- Ổn định đất nước có hai cách. Một là dùng Cường đạo hai là dùng Nhân đạo. Vương muốn cách nào.

Mạnh Vương xuất thân từ người trồng rừng phía mạn ngược, vốn thích nói nhiều , nhưng chỉ nói chung chung. Từ khi lên ngôi không có biện pháp gì rõ ràng để canh tân đất nước. Chỉ ỷ lại vào thiên triều và đám quần thần bảo thủ. Tính không dám quyết, bèn hỏi Khổng Tử.

- Ông nói cho ta nghe thế nào là Cường Đạo, thế nào là Bá Đạo ?

Không Tử thưa.

- Nước Tần thời Ngô Khởi trước kia hay Doanh Chính sau này. Đều lấy binh quyền làm trọng để ổn định đất nước. Đàn áp triệt để những tư tưởng khác biệt bằng mọi hình phạt, thủ đoạn tàn khốc. Không có thế lực nào ngóc lên nổi. Bởi vậy kéo dài được mấy chục năm. Đấy là Cường Đạo.

Mạnh Vương hỏi.

- Theo cách này được không ?

Khổng Tử .

- Nước Tần theo cách ấy, rút cục tồn tại cũng chỉ vài chục năm. Bởi đàn áp lòng dân bằng cường bạo khác nào nắm tay từ tối đến sáng. Khó mà nắm lâu được. Thế nên nước Tần mới bị diệt vong. Các đời vua trước nước Vệ đã dùng cách này rồi, đến nay cũng đã mấy chục năm. Đại Vương dùng tiếp e rằng ở giai đoạn cuối.

Mạnh Vương nghĩ một lát hỏi tiếp.

- Thế còn Nhân đạo.

Khổng Tử thưa.

- Lúc thần cầm chính sự nước Lỗ, đề cao việc lễ nhân. Người dân ai cũng ý thức, của ngoài đường rơi không ai nhặt. Nhà đêm đến không phải cài cửa. Cửa công đường không có người kêu oan. Mọi người cham chỉ làm ăn. Nhưng kết cục cũng chỉ kéo dài vài chục năm. Bởi lòng người vốn sẵn chữ tham. Trước sau lòng tham cũng động. Lấy Nhân hòa mà trị nước cũng như mặc áo giấy cho trẻ con. Lúc đầu thấy đẹp thì nó mải ngắm, sau chán rồi nó cựa quậy là rách tan. Cách ấy cũng không bền.

Mạnh Vương nhìn tên lính gác cửa đeo cung chỉ tay nói.

- Phàm ở đời phải uyển chuyển , kết hợp giữa cứng và mềm. Như cây cung kia thân nó cứng, dây nó mềm. Bởi thế thành thứ vũ khí lợi hại. Nay ta muốn dùng cả Cường Đạo lẫn Nhân Đạo để trị nước có được không.?

Khổng Tử nói.

- Sáng tạo là sức mạnh của người Vệ. Thần giờ đã hết thời, không còn trí lực giúp đại vương. Xin cho thần lui.

Mạnh Vương sai người mang lụa, bạc cho Khổng Tử rồi bảo lui.

Khổng Tử ra khỏi thành.học trò hỏi

- Thưa thầy, nước Vệ liệu có kết hợp cả hai cách để làm chính sự không ?

Khổng Tử nhìn quanh thấy ở cánh đồng vắng vẻ mới nói.

- Về lý thì làm được, nhưng vua quan nước Vệ là một bầy tham lam. Mà đã tham thì tất vi phạm. Chức quyền mà cao khi vi phạm lại dùng quyền để trấn áp, che lấp tội. Rút cục thì còn ta còn các ngươi. Thế nào Mạnh Vương cũng đề cao nhân đạo và làm theo cường đạo. Đó không phải là triều đình nhà Vệ muốn vậy. Mà vì nước Vệ từ trên xuống dưới, tham nhũng đã tràn ngập không có cách gì bỏ được. Kẻ làm quan vừa muốn vơ vét tư lợi, vừa muốn ổn định phát triển đất nước khác nào con cá vừa muốn bơi dưới nước lại muốn chạy trên bờ.

Học trò nói có ý trách.

- Thầy không có ý nào rõ cho Mạnh Vương, thế mà Mạnh Vương vẫn ban cho tặng vật. Thế có lạ không ?

Không Tử nói.

- Không lạ, Mạnh Vương mời ta đến. Cốt chỉ mượn cái tiếng hiền của ta để nói với thiên hạ rằng. Nước Vệ vời hiền sĩ để tham mưu chinh sách. Thật ra ta có nói thế nào thì Mạnh Vương của chả nghe, vì có nghe thì chả có tâm mà làm, dẫu có tâm thì cũng chả có bản lĩnh để đẩy lùi cái gốc tham nhũng. Kẻ sĩ ngày nay trong nước Vệ, muốn giữ mình chỉ có bày kế nửa vời , không đụng đến ai mà cũng chả dùng được thì mới giữ nổi mình. Cái chính là có kế sách để loan tin trong thiên hạ là triều đình đã có kế sách. Như thế cho lòng dân yên mà hy vọng chờ đợi.

-------------------------------------------------------------------------------------


Đại Vệ Chí Dị 4
Jan 18, '09 1:28 AM


Nước Vệ năm ây mất mùa, kho tàng trống rỗng. Quan lại gia sức vơ vét ngân khố,nhũng nhiễu đòi hối lộ. Nạn cắt xén của công tràn lan. Trong triều người ta công khai mua bán quan chức. Kẻ mua được chức quan lại càng gắng vơ vét để thu hồi vốn. Cứ quanh quẩn như thế tiền công, tiền dân vào hết túi quan tham. Công khố cạn kiệt.

Ở giáp biên giới với nước Tề có chuyện về đất đai. Nước Vệ xưa là chư hầu của Tề. Sau thấy nước khác mạnh hơn quay sang mà bỏ triều cống với Tề. Mấy mươi năm sau, nước Tề hùng cường. Vua quan nước Vệ ríu rít dắt nhau sang chầu phục. Tề Bá Vương căm cái chuyện ngày xưa, ép vua tôi nước Vệ phải cắt đất làm lễ nhận chư hầu.

Vua quan nước Vệ cũng cắt đất thì để xin hòa hiếu. Quần thần nước Tề thấy lấy đất dễ dàng mới tâu với Tề Bá Vương.

- Bọn Vệ vốn giống phản phúc. Mà giống phản phúc thì bạc với người thân tất nhược với người ngoài. Nay chúng dâng đất dễ dàng như thế. Ắt là không còn chỗ bấu víu nữa rồi. Đại Vương nhân cơ hội này mà lấy nốt những đảo và biển của chúng nó. Để lâu giống đó gặp kẻ khác lại nương theo khó mà còn cơ hội.

Tề Bá Vương khen phải, liền triệu vua tôi nước Vệ sang nói.

- Xưa kia lúc tiên đế phải lo nhiều việc, có gửi các ngươi giữ hộ mấy hòn đảo và lãnh hải. Nay thấy các ngươi cũng đã tận tình, gắng giữ gìn. Thời gian lâu cũng mệt mỏi. Xét công lao coi giữ bây lâu có chút lễ vật ban cho các ngươi gọi là thưởng lòng thành. Còn việc trông giữ thì để nước Tề ta làm lại cho đúng phép.

Vệ vương và mấy bầy tôi ở dưới điện mặt mày ngơ ngác. Tề Bá Vương liếc mắt thấy vậy lớn tiếng hô.

- Những kẻ nước Vệ dưới điện kia đều là con cháu trung thần của nước Vệ khi xưa. Đều một lòng với nước Tề. Từ nay trở đi nếu nước Vệ có biến. Nước Tề ta nhất quyết sẽ bảo vệ ngôi vị cho các con cháu trung thần. Thề với trời cao, nếu nước Tề sai lời thì thái miếu không còn mảnh ngói.

Quần thần nước Tề lập tức quỳ xuống, đồng thanh hô lớn.

- Xin thề, xin thề

Tiếng hô vang xa, uy nghi, hùng tráng khiến vua quan nước Vệ xây xẩm mặt mày.Quan tháp tùng Vệ vương là Uông đỡ lấy vua, cáo lỗi khéo với Tề Vương mà dìu vua về quán dịch.

Ở quán dịch, nằm một lát thì Vệ vương tỉnh dậy. Gọi mưu thần đi theo vào hỏi kế sách. Mưu sĩ là Uông nói.

- Giờ thế nước Tề đang mạnh, nước Vệ thì suy. Chi bằng dâng nốt mấy cái đảo ấy cho xong giữ, lấy được thái miếu nước Vệ mà thờ.

Có tiếng quát.

- Hoang đường, sao có thể bầy kế như vậy. Đã nhường đất biến giới là quá lắm rồi.

Vệ Vương cùng mọi người nhìn lại. Thấy đó là đại thần Tấn người phương Nam mới được cất lên làm một trong tứ trụ đại thần, từng đánh trận nhiều năm. Vệ vương hắng giọng e hèm hỏi.

- Này thằng quân y, mày có kế gì hay hơn không ?

Tấn thấy Vệ vương nói vậy, biết trong lòng có bụng khác, đành nhũn mà hỏi cho qua chuyện.

- Nhưng dâng nốt biển như thế, liệu quân lính trong nước có cam chịu không ? Thần từng theo quân Vệ đi trận mạc, biết cái tráng trí của họ lắm. Lại còn cái khí hùng cường của dân Vệ nữa, bọn hủ nho nhân cớ này mà kích động làm loạn. Lắm cái phải lo lắm.

Vệ vương cười nhạt nói.

- Tấn à, triều đình nhớ cái ơn của cha ông mày mà mày có ngày nay. Tài cán gì mà bàn đại sự. Cho mày trông coi triều chính mấy năm mà vật giá tăng vọt, thất nghiệp tràn lan. Tết này người dân tha phương , cầu thực không có nổi cắc bạc để mua nắm hương về cúng gia tiên. Trong triều đã có những người lo hết cái mà mày nói rồi.

Đoạn Vệ Vương quay sang gọi quan thương thư bộ Lễ là Tôn Dưa.

- Dưa này, ngươi nói ta nghe về cái hùng cường của dân Vệ thế nào khi được tin về biển đảo.

Tô Dưa vòng tay đáp.

- Thưa đại vương anh minh , từ khi được chọn thần đã hết lòng , hết sức . Giờ dân Vệ chỉ quan tâm đến rượu ngon, gái đẹp, nhà, xe. Chuyện chính sự chỉ có mấy đứa gàn dở. Thần đã chỉ đạo cho chúng đứa sung quân đội, đứa thì vào viện tâm thần. Thằng thì bỏ nhà lao vì trốn thuế. Tin tức được kiểm soát ngặt. Dẫu có mất cả biển đi nữa dân cũng chả biết.

Vệ vương thở dài nói.

- Âu cũng vì muốn nước Vệ ổn định chính sự mà phải làm điều bất đắc dĩ ấy trong lúc này thôi. Tôn Dưa ngươi làm tốt lắm, xong đợt này ta cho ngươi làm đại thần.

Tấn trong lòng chưa yên, bèn hỏi .

- Thưa đại vương, thế còn quân lính họ nghĩ sao ?

Vệ Vương gọi thượng thư bô binh là Quảng hỏi.

- Thế tráng trí của quân đội nước ta thế nào ?

Quảng vốn to béo, bụng phệ. Loay hoay mãi mới vòng được đôi tay ôm lấy bụng mà tâu.

- Thưa lương bổng vẫn cấp phát đầy đủ, sung túc. Đời sống nâng cao, vợ đẹp, con ngoan . nhà cửa ai cũng có. Lại thêm thắt nguồn thu làm ăn kinh tế. Ai cũng muốn giữ yên ổn cuộc sống yên bình, ổn định thế này thôi. Họ còn thầm cám ơn triều đình đã sáng suốt chọn đường lối ngoại giao ôn hòa. Ngặt một điều mấy năm gần đây kinh tế sa sút nên thu nhập cũng kém đi, sợ kéo dài lâu ngày sinh biến.

Vệ vương quay sang hỏi Tấn.

- Ngươi trong coi ngân khố nước Vệ, sao để quân đội đói kém. Liệu có phải định đẩy họ tới chỗ làm loạn hay sao?

Tấn giờ bị hặc đúng tồi, mặt mày xám ngoét tâu.

- Dạ thưa năm nay mất mùa, làm ăn thất bát là cái khó chung của cả thiên hạ. Thần đã tận dụng hết mọi nguồn thu, loại thuế. Nhưng vẫn còn chưa đủ vì quân lính trong triều từ lâu đã quen hưởng lộc của triều mức cao. Với dân chúng họ còn hơn nhiều chứ ạ.

Vệ Vương đập bàn quát to.

- Láo toét, nước ra rừng vàng, biển bạc, đồng ruộng phì nhiêu mầu mỡ, tài nguyên khoáng sản vô tận. Nhân dân lao động cần cù. Chỉ tại ngươi mà ra nông nỗi này.

Tấn tâu.

- Thưa đại vương tài nguyên có dầu, than đã gán trừ nợ. Đồng ruộng cũng đã bán cho bọn khách thương nước ngoài làm thương điếm. Dân cần cù thì cũng đã tận dụng cho đi làm nô lệ nước ngoài thu ngân sách. Rừng đã đốn hết từ lâu, biển nay quân Tề cho thuyền án ngữ. Thần thấy bó tay rồi.

Vệ vương gắt

- Hết nạc thì vạc đến xương. Không có rừng thì đào đất rừng lên mà bán lấy cái chi dùng.

Quần thần đi theo nghe xong, ai cũng tấm tắc khen Vệ vương thông minh tuyệt đỉnh.

Hôm sau vua quan nước Vệ vào triều kiến Tề Bá Vương. Ra về ai cũng mặt mày nhẹ nhõm. Về đến nước gần năm sau thì ban bố

- Khai thác quặng trên rặng núi phía Tây cao nguyên. Ký kết xong hiệp định biên giới trên tinh thần hữu nghị, công bằng.

. Năm ấy quân lính ăn Tết đầy đủ , vui vẻ. ngoài hải đảo, biên giới bốn phương yên ổn, sóng lặng, gió dừng. Bổ nhiệm thêm quan đại thần nữa là Tôn Dưa coi sóc việc lễ trong thiên hạ, có trách nhiệm phổ biến cho nhân dân học tập đạo đức và lối sống của tiên hoàng.

Khắp nơi nhân dân hoa ca đón chào mùa xuân mới. Cờ hoa ca ngợi ơn đức triều đình rợp khắp phố phường.

---------------------------------------------------------------------------------------



Đại Vệ Chí Dị 5
Mar 5, '09 1:16 PM


Nước Vệ đề cao tính nghiêm minh của pháp luật, xử án công bằng khiến nhân tâm yên ổn. Mọi người, mọi nhà cứ theo luật mà chấp hành. Quan lại chiểu theo luật pháp triều đình đã ban hành mà xử. Trên công đường chưa bao giờ có tiếng oán than sau khi quan kết tội.

Bao Thanh Thiên có lần nói với thuộc hạ.

- Pháp luật chặt chẽ như nước Vệ, người như ta sang đấy chả có việc mà làm.

Cháu tám đời của Hàn Phi Tử tên là Chính nghe thấy đồn vậy, cất công sang Vệ để tìm hiểu về bổ sung sách cho Hàn. Chính xin làm chân thư ký tòa hình ở thành Nội để học hỏi các quan lại nước Vệ xử án. Hôm đầu tòa xử một quan chức phạm tội tham nhũng. Quan chánh án nói trước công đường.

- Pháp luật nước Vệ vốn có tính nhân đạo, nhằm giáo dục con người phạm lỗi sửa đổi chứ không nặng về trừng phạt. Xét thấy bị cáo có trình độ, kiến thức. Làm việc triều đình lâu năm, thân nhân tốt chưa vi phạm pháp luật lần nào. Sau khi cân nhắc tòa tuyên án bị cáo phải nhận mức án cảnh cáo và 30 tháng thử thách.

Bị cáo cúi đầu lạy tạ, hoan hỉ cùng thân nhân ra vẻ. Chính chép trong sổ riêng của mình rằng.

- Người Vệ học cái nhân nghĩa của đạo Khổng, xử luật lấy cái tình người làm trọng. Dân chúng vì thế mà cảm phục triều đình. Mọi sự trở nên hài hòa, êm ấm.

Hai tháng sau lại có kẻ làm quan, trót phạm như vậy. Quanh chánh án trước công đường phán rằng.

- Bị cáo đã được triều đình đào tạo trở thành kẻ có kiến thức, đáng ra phải hiểu biết pháp luật hơn người khác. Thế nhưng y lại cố tình phạm tội. Cần phải trừng trị để giáo dục làm gương cho kẻ khác. Phải xử thật nghiêm khắc để người dân thấy rõ tính nghiêm minh của pháp luật. Sau khi cân nhắc tòa tuyên án tịch thu tài sản sung công quỹ, phạt 30 tháng tù giam.

Bị cáo xanh xám mặt mày, run rẩy tâm phục, khẩu phục nhận tội.

Chính chép trong sổ tay.

- Pháp luật nước Vệ có tính pháp trị như Hàn Gia nói ''"Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".

Chính nói ý mình thêm rằng - Pháp luật nước Vệ uyển chuyển giữa nhân nghĩa và nghiêm khắc như vậy được vốn là có hệ thống quan lại thông minh, họ biết cách xử một tội mà luận theo nhiều cách khá nhau. Cách nào nói ra cũng hợp lý. Người xử án nước Vệ ngoài nắm rõ luật ra nhất thiếp phải có một bản lĩnh thuyết phục được mọi người tin vào mức án đã xử là công bằng. Đây là điểm quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật nước Vệ.

Chính lúc nhàn đi quanh thành xem dân chúng thi hành luật pháp ra sao. Đi đến đâu cũng thấy cái '' hòm thư tố giác tội phạm''. Lại thấy có hòm thư đề '' ý kiến đóng góp nhân dân'' nhân thấy có người đi qua bèn hỏi tại sao có hai hòm thư ấy. Kẻ kia đáp.

- Tố giác tội phạm là để dân tố giác tội lẫn nhau. Còn cái kia là để dân góp ý với quan. Ông đọc thế mà chưa hiểu à.?

Chính lắc đầu nói.

- Không hiểu, khi đã là luật thì Hàn Gia đã nói. Luật pháp bất vị thân, từ đại thần đến dân đen phạm tội đều phải đối xử như nhau hết. Sao lại phân biệt '' tố giác'' với ''ý kiến đóng góp''.

Kẻ kia giải thích.

- Này nhé, tố giác phạm tội thì dành cho bọn dân đen, bọn chúng thì cần gì đóng góp ý kiến, sai luật cứ đem ra mà xử. Nhưng các quan nước Vệ vốn cao quý, nước Vệ phải sáng tạo ra mục'' ý kiến đóng góp'' để bảo vệ các quan trước các thế lực thù địch âm mưu lợi dụng luật khiếu nại, tố cáo để vu không làm hại. Nhận đơn tố giác thì có thể làm triệt để ngay, còn nhận thư đóng góp thì cần xem xét, đã là ý kiến đóng góp thì tất phải xem ý đó thế nào, không như tố giác. Một việc phải khẩn, một việc phải khoan. Cái tài tình của nước Vệ tôi là chỗ đó.

Chính về nước, qua phủ Khai Phong chơi. Nhân tiên nhắc lại câu nói với thuộc hạ của Bao Công, Chính nói rằng.

- Ngài nói đúng một vế, ở nước Vệ không cần đến người như ngài. Sang đấy ngài không có việc mà làm.

Bao Thanh Thiên nói.

- Bởi vì pháp luật nước Vệ đã nghiêm minh, dân Vệ ai cũng hiểu. Cần gì đến ta.

Chính giơ sổ tay ghi chép cho Bao Công xem rồi nói.

- Cái này thì ngài sai, nước Vệ làm gì có luật pháp để ngài là người hữu dụng.

----------------------------------------------------------------------------------------


Đại Vệ Chí Dị 6
Apr 21, '09 4:47 AM


Nước Vệ trải qua nhiều năm khốn khó, đến năm ấy thì Mạnh Vương lên ngôi báu. Thiên hạ hí hửng mừng rỡ, ngoài đường, ngoài chợ xầm xì bán tán đầy vẻ phấn khởi. Nào là Mạnh vốn dòng của tiên đế, mặt mũi khôi ngô, sáng sủa, tính tình thuần hậu ưa sự thật. Thế này là dân Vệ hưng rồi, con cháu rồng đã trở lại nắm vương quyền. Bọn sâu mọt sẽ không còn đất sống...

Sau khi ngôi tể tướng vào tay Dũng, dân Vệ lại đồn, tể tướng là loại tài ba, học rộng, chí khí tiến thủ khác người, trình độ ưu việt. Ngài quản lý triều đình đâu sẽ ra đó, trọng dụng người hiền tài, xử trí anh minh lỗi lạc. Vận nước Vệ hưng thật rồi.

Ấy là đầu năm đại hội triều đình lần thứ XXX.

Dũng nắm ngôi tể tướng, có lần vi hành trong dân. Nghe thấy có kẻ mù lòa ở chợ nói rằng.

- Cái nước Vệ này càng ngày càng thiên về cường bạo ?

Người buôn bán đi qua, có đứa hiếu sự dừng lại hỏi nguyên do, kẻ mù nói.

- Vua thì Mạnh,quan thì Dũng thế có phải là toàn cường bạo đó sao ?

Dũng về triều tức tốc tìm kẻ có tên là Nhân để cho làm phó của mình. Hòng bịt miệng lời đồn đại về triều đình trong dân. Ba tháng sau Dũng vi hành ra chợ, lại nghe kẻ mù ấy nói.

- Phàm mọi mối quan hệ trong đời đều cần lấy chữ Tín. Làm quan càng cần phải giữ chữ Tín thì dân mới tin. Dân tin thì mọi việc mới suôn sẻ trôi chảy. Nước Vệ cường bạo có thừa, cái chữ Nhân kia cũng năm bày đường Nhân. Cái Nhân của kẻ đại trượng phu khác với cái Nhân của đám quần thoa. Nước Vệ mà không có chữ Tín thì khó mà thu phục được nhân tâm.

Dũng về bàn với Mạnh, xin tìm người Tín để làm quan đầu triều. Tìm mỏi mắt trong đám quan lại không có đứa nào đáng tên là Tín cả. Mấy năm sau chán nản thôi không tìm nữa.

Lại nói về dân Vệ, sau mấy năm sống dưới sự cai trị của vua quan mới. Con rồng chả thấy tinh tướng đâu, lòi đuôi ra giống tắc kè hoa. Càng trị vì lâu càng mưu mô xảo quyệt, biến hóa khôn lường. Sâu mọt được thể càng ngày càng sinh sôi, phát triển lúc nhúc. Tài ba học rộng cũng chả tăm hơi, lúc cần bán lúa thì cấm, lúc cần cấm thì lại cho bán, lạm phát leo thang, vật giá đắt đỏ, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng. Dân tình lừa lọc nhau kiếm nắm gạo cho qua bữa, quan lại thì gia sức vơ vét thuế má, tài nguyên. Xã hội đảo điên, đạo đức xuống cấp. Đứa nào ma lanh thì sống, thật thà thì khốn đốn cả lũ.

Tề Bá Vương ở phía Bắc thấy nội tình nước Vệ rối ren, mới sai sứ sang Vệ đưa thư nói với Mạnh vương rằng.

- Nước các ngươi vốn là chư hầu của ta từ lâu, cảm cái tình ấy mà ta nói cho Vệ ngươi rõ. Lòng người Vệ oán thán triều đình lên đến tận mây xanh, không khéo trừ bỏ mối nguy ấy thì có ngày vua quan các ngươi chả còn dinh cơ nguy nga, bạc vàng, châu báu mà hưởng nữa đâu. Cái họa diệt vong ngay trước mắt đó.

Mạnh Vương nhận thư lấy làm lo sợ lắm. Bèn thân chinh sang Tề cầu kiến sự giúp đỡ. Tề Bá Vương cùng Mạnh Vương cắt máu ăn thề. Ký kết hiệp ước liên minh can thiệp nội bộ lẫn nhau khi có biến. Đổi lại Tề Bá Vương nói ý mình.

- Nước Tề ta có con ngựa gỗ, muốn ăn cỏ cao nguyên nước Vệ, liệu nhà ngươi có giúp được chăng ?

Mạnh Vương vái lịa lịa ríu rít rằng.

- Đại Vương nói một con, chứ mười con tôi cũng xin hầu đại vương.

Hàng nghìn thanh niên nước Tề kéo ngựa gỗ sang cao nguyên nước Vệ . Lão đại thần nước vệ cùng các sĩ phu thấy nguy cơ tiềm ẩn bèn dâng biểu can ngăn. Mạnh vương và Dũng phán rằng.

- Có mấy ngàn dân phu và con ngựa gỗ, làm gì mà các ngươi phải lo cuống lên như vậy, các ngươi an phận mà sống, đây là chủ trương lớn của triều đình. Cỏ để không cũng vậy, cho ngựa gỗ nước Tề ăn. Họ giả tiền có thêm ngân sách cho cao nguyên , thế không tốt sao. Cấm bàn.

Kẻ mù ở chợ đi xin ăn, lải nhải rằng.

- Nước Tề đồng ruộng bát ngát phì nhiêu, thảo nguyên mênh mông. Thế mà nhọc công kéo ngựa sang tận cao nguyên nước Vệ ăn cỏ . Há chả phải chuyện bất thường sao ? Tỉ như trong bụng ngựa chứa đồ binh khí, nếu có biến thì không thể hình dung mà nói hết.

Lời ấy đến tai triều đình, lập tức Mạnh sai Dũng sang Tề triều kiến. Khi đi dặn dò.

- Chuyến này ngươi đi, cốt phải thật khéo để làm sao dân Vệ ta thấy rằng nước Tề đối đãi nước Vệ như anh em ruột một nhà. Cho dân Vệ khỏi dị nghị , dèm pha.

Dũng sang chầu được Tề Bá Vương cho quan lại địa phương đón tiếp long trọng lắm. Về đến Vệ huênh hoang nói rằng.

- Đấy các người đúng là bọn hủ nho, nước Tề đãi Vệ ta như anh đối với em. Làm sao mà có chuyện thế này, thế nọ được.

Dân Vệ biết rằng nước Tề là nước mà từ trước đến này, chuyện anh em giết nhau tranh giành ngội vị, quyền lợi là nhiều nhất thiên hạ. Nhưng chả sử gia nào dám nói sợ đi ngược chủ trương lớn của triều đình. Quanh quẩn lại bàn đến kỳ đại hội triều đình tới, sẽ có vị này thẳng thắn , cương nghị vì dân vì nước, tay kia kiến thức uyên thâm... lên nắm ngôi. Nước Vệ lại sắp hưng rồi.

------------------------------------------------------------------------------------------

Đại Vệ Chí Dị 7
Jun 8, '09 5:34 PM


Nước Vệ đào tài nguyên bán rẻ cho nước Tề. Chuyện kinh thiên động địa ấy các bậc sĩ phu trong thiên hạ đều biết và phản đối. Tầng lớp nhân dân do sách vở bị chính sách cấm đoán hà khắc của triều đình, ít người biết đến. Thành ra chỉ có một nhóm sĩ phu biết mà cùng nhau phản đối mà thôi. Nhóm sĩ phu khác thì tranh thủ lấy lòng triều đình mạt sát nhóm kia. Chuyện này bung xung vô cùng. Nơi nào có phòng sách, nơi ấy người ta xôn xao chuyện bán tài nguyên. Triều đình nhà Vệ mới họp bàn. Vương nước Vệ là Cường gọi tể tướng Vệ là Bạo đến nói.

- Này anh Bạo, buổi thiết triều tới đây. Thế nào cũng có kẻ nhắc việc tài nguyên. Anh có cao kiến gì không?

Bạo vốn tính huênh hoang, nói nhiều mà chả làm được mấy. Nhiều lần điều hành chính sự nước Vệ chả ra đâu vào đâu, cải cách nửa vời làm giá cả ngoài chợ tăng vùn vụt. Khiến cho dân mất lòng tin, mà bọn gian thần trong triều cũng có cớ dèm pha. Vị thế lung lay lắm, qua mấy năm cầm chính sựBạo già sọm hẳn đi. Mất hẳn tính cương cường như buổi đầu. Bạo tâu.

- Thưa đại vương anh minh, thần đã sắp xếp đâu vào đó.

Cường Vương không tin lắm, mới hỏi cặn kẽ. Bạo trả lời lưu loát trôi chảy. Cường Vương thở phào nhẹ nhõm nói.

- Thế thì ta yên tâm.

Buổi thiết triều nước Vệ. Có kẻ bước ra tâu.

- Thưa đại vương cùng bá quan văn võ, việc bán khoáng sản Tây Nguyên cho nước Tề khiến cho sĩ phu, cựu thần khắp nước cực lực phản đối. Việc này ngày càng lan rộng khắp nơi. Xin triều đình nghị luận.

Bạo đưa mắt nhìn Tôn Dưa, đại thần phụ trách văn hóa tư tưởng. Tôn Dưa lĩnh ý bước ra nạt to rằng.

- Tấu láo, không được gọi là cực lực phản đối. Phải nói là một số dư luận quan tâm.

Kẻ khác nói.

- Có đông đảo mọi tầng lớp nước Vệ phản đối việc bán tài nguyên này, không thể coi là việc nhỏ.

Quan phó bộ Hình bước ra chặn lời.

- Nói sai rồi, không thể gọi chung như thế. Nên nói là có một số tri thức góp ý triều đình vài vấn đề nhỏ liên quan đến việc khai thác tài nguyên, một số còn lại đa phầnlà thế lực thù địch lợi dụng phá hoại đường lối, chính sách xuyên tạc chủ trương triều đình. Phải tách rõ mới đấu tranh có hiệu quả.

Kẻ khác bước ra nói.

-Thưa đây là việc lớn, nên cân nhắc bàn ở đại hội đại biểu nhân dân.

Bạo ngồi im từ bấy giờ, mới nhỏm dậy khoát tay.

-Việc này không lớn, không lớn. Về ảnh hưởng với đất nước thì việc khai thác tài nguyên này trên núi không lớn lắm, không đáng bàn ở đại hội đại biểu nhân dân.

Kẻ khác thắc mắc.

-Sao nói là chủ trương lớn của triều đình, giờ lại bảo không lớn.?

Đưa mắt nhìn kẻ vừa nói, Bạo gằn giọng.

-Làm quan trong triều bao lâu rồi mà hỏi gànvậy, chủ trương lớn của triều đình là để các quan trong triều biết ý mà thống nhất. Chủ trương lớn của đất nước mới cần nhân dân thống nhất.

Có kẻ lại hỏi.

-Thế cái gì là chủ trương lớn của đất nước mà cần đến nhân dân thống nhất, tham gia.?

Phó tể tướng Vệ là Trọng nói.

-Có nhiều cái, như đóng thuế để xây dựng quốc gia, học tập tấm gương đạo đức tiên đế, những việc đó đúng là việc lớn cần đến sự tham gia của nhân dân cả nước. Còn việc bán tài nguyên này là chỉ là lớn với triều đình thôi. Với nhân dân là việc nhỏ không đáng phải phiền họ tham gia.

Có kẻ người miền Nam bước ra, thái độ bứt rứt tâu.

-Thưa triều đình, khai thác quặng tài nguyên trên cao nguyên, chất thải hàng tỷ tấn. Dù chúng ta có đảm bảo rằng không có gì xảy ra. Nhân dân miền Nam thì tin hay buộc phải tin vì họ chả còn biết tránh đi đâu. Nhưng các thương gia ngoại quốc từ muôn phương nhìn thấy điều ấy, có lẽ họ không muốn đầu tư gì vào miền Nam nữa. Họ không dễ tin những điều chúng ta đảm bảo. Họ tất nhiên là không mạo hiểm đồng vốn và con người nước họ trước cả tỷ tấn chất thải treo lơ lửng, được một nước công nghệ yếu kém về môi trường như nước Vệ ta đảm bảo không vấn đề gì. Đến những vấn đề môi trường như khí thải trong thành phố, chất thải, rác thải còn ngập cả đô thị trung tâm không giải quyết được, nói gì đến giải quyết chất thải quặng trên rừng. E rằng nếu cho khai thác quặng trên núi, thương gia ngoại quốc sẽ rút hết.

Vệ Cường vương ngôi trên ngai yên lặng từ này đến giờ, bỗng cười ha hả nói.

-Khá khen cho ngươi lo xa, không có nước nào đầu tư thì để đó cho nước Tề họ đầu tư. Lo gì chuyện đó. Người Tề họ luôn có ý muốn đầu tư vào nước ta, chỉ cần bản vương gật đầu chỗ nào là họ đầu tư lâu dài chỗ đó. Cần chi đế bọn ngoại quốc vừa muốn làm ăn sinh lợi, vừa muốn xỉa xói chuyện nước Vệ . Khai thác tài nguyên còn có cả những cái lợi mà bọn người tầm thường không thể thấy hết.

Cả triều thần nước Vệ kinh ngạc trước tầm nhìn xuất chúng của Vệ Cường Vương, đồng loạt đứng dậy cùng nhau hô vang.

-Đại vương anh minh, Đại Vệ đời đời hưng thịnh.

Sau đó triều đình đưa nhận định khai thác tài nguyên ra bá cáo với thiên hạ. Lời văn nhẹ nhàng khiến cho việc khai thác tài nguyên trở nên đơn giản, không có gì phức tạp. Trong đó có đoạn “ để nhằm phát triển kinh tế nhân dân miền núi, cho khai thác quặng bán cho nước Tề cải thiện đời sống nhân dân. Chính sách này có nhận được sự quan tâm của một số sĩ phu, ý kiến đóng góp của họ triều đình sẽ lưu tâm. Ngoài ra một số phần tử quá khích như mọi khi lại ra rả xuyên tạc đường lối triều đình, luận điệu của chúng sẽ bị bác bỏ bởi triều đình phổ biến bằng hình ảnh hàng ngày, hàng giờ về Tây Nguyên xanh tươi, phồn vinh.Mời bà con đón xem vào các tối hàng ngày….’’

Tháng sau đại hội đại biểu nhân dân nước Vệ họp tại bộ Binh, do nhà đại lễ đường đang xây nên các cuộc họp đại hội đại biểu đều họp trong phủ quốc phòng. Lính gác lăm lăm gươm dáo sáng quắc quây mấy vòng quanh nơi họp. Có chín phần quan lại nước Vệ lại làm đại biểu nhân dân. Bởi thế chuyện khai thác tài nguyên tuy ngoài dân bàn luận gay gắt nhưng bên trong vẫn êm đềm, có mấy vị đại biểu chỉ nói sơ sơ qua việc đó rồi chuyển sang việc khác vì không đủ thời gian thảo luận.

----------------------------------------------------------------------------


Đại Vệ Chí Dị 8
Jun 13, '09 12:26 AM


Vệ Vương là Manh lên ngôi được 8 năm, đất nước thanh bình. Bốn phương phẳng lặng. Khắp nơi vang lên câu hát ca ngợi ơn đức triều đình. Biểu từ các trấn báo về kinh toàn điều phồn vinh, an lạc. Mạnh Vương đến ngày giỗ tiên đế dẫn quần thần vào thái miếu làm lễ , ra cửa thấy trời đất an hòa, cỏ cây xanh tốt bèn hứng khởi làm thơ.

Từ khi ta có chủ trương

Hướng về Tần Quốc, Vệ hưng thế này

Muôn nơi no ấm đủ đầy

Yên bình, phát triển ngày ngày một cao

Quần thần đi theo, ai cũng vỗ tay tán thưởng. Mạnh Vương chợt nhớ điều gì, gọi đại thần bộ Lễ là Khiêm đến dặn.

- Đối với nước Tần phải tuyệt đối trung thành

- Đối với quan Tần phải tuyệt đối lễ phép

- Đối với dân Tần tuyệt đối ưu ái

- Đối xử chủ quyền tuyệt đối nhún nhường

- Đối với vua Tần tuyệt đối nghe lời.

- Có 5 điều ấy, ngươi chớ quên.

Khiêm vâng dạ ghi nhớ trong lòng lời dạy của Vệ Vương. Mấy ngày sau có hội nghị các đại thần bộ Lễ các nước về tụ tại kinh thành nước Vệ. Khiêm thấy đại thần bộ lễ nước Tần đi dạo ngoài hiên lúc ngoài giờ công, mặt đại thần Tần lạnh tanh như có vẻ bực tức.Khiêm rón rén đến gần nói.

- Dạ thưa đại nhân, ban nãy trong phòng tiểu nhân không tiện hỏi. Ngài có điều gì không vừa lòng ạ.

Đại Thần bộ Lễ nước Tần là Khiết Trì, cau mày hỏi.

- Việc Tây Nguyên các ông lo đến đâu rồi, đã có tiến triển quan trọng gì để chứng minh tinh thần hợp tác toàn diện theo chủ trương 5 điều Vệ Vương dạy chưa ?

Khiêm cung kính tâu rằng.

- Thưa đại nhân, từ khi thiết lập trạm thông tin nóng thông suốt từ thiên triều về đây, nước Vệ không bao giờ dám lơ là ạ. Nay đã cho khai thác rồi ạ.

Khiết Trì phất tay áo đến ''xoạch'' một cái. Tiếng kêu như có kim khí bên trong. Khiêm cúi thấp người vẻ tránh đòn. Trì hỏi.

- Còn chuyện biên giới và hải đảo, bàn đến đâu rồi.?

Khiêm lễ phép thưa.

- Dạ biên giới cơ bản đã hoàn tất, chỗ nào Thiên triều nói là của thiên triều nước Vệ không dám trái mệnh ạ.

Khiết Trì cau mày.

- Thế còn biển đã bàn đến đâu rồi, thống nhất chưa. Sao dùng dằng mãi thế.?

Khiêm gãi đầu thưa.

- Cái này trong nước Vệ còn nhiều ý kiến, xin thiên triều mạnh tay thêm tí nữa để hạ thần dễ nói. Dân Vệ chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, chưa thấy máu gà mấy con khỉ nước Vệ còn chưa sợ.

Khiết Trì quay sang tùy tùng, gọi một kẻ đến bảo.

- Việc bên hải quân làm đến đâu rồi.

Kẻ kia thưa.

- Ngày X..bắn chết 9 ngư dân Vệ, ngày ...đánh đắm 3 tàu đánh cá Vệ, ngày ..gần đây đánh đắm một tàu có 26 thằng Vệ, nhưng bọn chúng tình cờ được cứu hết.Nên hiệu quả răn đe chưa cao.

Khiết Trì mắng.

- Thế nào mà để nó cứu được nhau, xưa ở Tam Sa quân ta thảnh thơi vừa hút thuốc vừa ngắm bắn. Giết 78 quân Vệ một cách nhàn nhã. Thanh thế lớn vô cùng, nay phái cho hải quân tàu lớn như Ngư Chính, sao để 26 thằng nó thoát.? Người cần gấn rút làm triệt để hơn.

Khiêm nghe từ nãy mới nói vào.

- Đấy tại ông phối hợp không chặt chẽ, tôi không có cớ để làm dân Vệ sợ, thành ra mới nhùng nhằng đến giờ.

Khiết Trì căn dặn cả hai phải phối hợp đồng bộ, tích cực hơn nữa.Bên phải ra sức tấn công ngoài biển, bên phải nhân thế mà phủ dụ bên trong giữ lấy quan hệ , tránh đối đầu.....giải quyết nhanh chóng chuyện biển đảo trong thời gian sớm nhất.

Khiết Trì lại hỏi Khiêm.

- Về văn hóa Tần, các ngươi truyền bá đến đâu rồi.? Năm tới là năm hữu nghị hai nước, đã chuẩn bị gì chưa?

Khiêm hớn hở đáp

- Dạ cái này nước Vệ làm kỹ lắm, ngày nào cũng có những trương trình văn hóa Tần phổ cập khắp nơi. Thanh niên Vệ giờ coi tướng quân Hứa Thế Hữu là tướng có tài, có tâm. Khác hẳn năm xưa mắng tướng quân là xâm lược dã man. Công này do bọn Kinh Kỳ Mới. Còn các bậc tiên vương Tần như Càn Long, Ung Chính đến Phúc An Khang, Tôn Sĩ Nghị đều được dân Vệ coi là anh minh, sáng suốt, tài năng đức độ. Công này do bọn VTV. Còn nhiều nữa ạ, như bọn nhà xuất bản VH gọi Tiền Anh Hào là một tấm gương anh hùng nữa...không kể hết. Tóm lại thưa đại nhân là thành công mỹ mãn.

Trì hỏi.

- Phải khen những đứa có công ấy. Cho đứa khác học.

Khiêm tâu.

- Dạ việc này thì rất chu đáo, bên tư tưởng văn hóa Vệ đã tuyên dương và trao giải thưởng cho Kinh Kỳ Mới và VTV rồi ạ. Sắp tới định trao giải cho bộ phận tuyên truyền của Bộ Công Thương Vệ đã quảng bá chủ quyền thiên triều ngoài biển đảo.

Trì hỏi.

- Thế có bọn nào ý định phản đối không?

Khiêm.

- Số này không nhiều, đa phần là bọn phản động, thế lực thù địch, bọn có thù hằn với nhân dân, bọn muốn phá hoại cuộc sống hòa bình , bọn cơ hội chính trị, bọn mục đích cá nhân, bọn lợi dụng tư do dân chủ, bọn quá khích gây rối, bọn bè phái chia rẽ, bọn dân đen đòi đất, bọn khiếu kiện kéo dài, bọn khoác ao tôn giáo, bọn dán mác sinh viên tri thức, bọn đội lốt tinh thần dân tộc, bọn tướng lĩnh, quan chức về hưu đóng góp ý kiến, bọn bất mãn chế độ, bọn khoa học phản biện...

Trì gật gù.

- Ừ cũng không nhiều lắm. Chủ trương của chúng ta là đúng đắn nên số phản đối cũng ít thế thôi.Ở bên Công Gô ta vừa đi qua, bọn nó phản đối còn nhiều hơn thế nữa chứ. Thế xử lý ra sao.?

Khiêm

- Đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ giải quyết triệt để. Giữ vững tính ổn định và đồng thuận cao trong nhân dân.

Trì khen.

- Tốt cứ thế phát huy, làm sao cho năm tới nhân dân hai nước hoan hỉ đón ngày hữu nghị. Tin tưởng nhất quán vào chủ trương hợp tác toàn diện chiến lược trên tinh thần anh em hai nước. Còn một số việc mà ủy ban đại thần hai nước song phương bàn bạc thống nhất cần phải triển khai toàn diện sớm. Nhất là giáo dục các quan lại địa phương phải thấm nhuần tư tưởng 5 điều răn của Vệ Vương, nhận thức thuần phục nước Tần ta là con đường sáng lạn, đi đến phát triển phồn vinh, hòa bình, ấm no, thịnh trị.

Nói xong Khiết Trì phủi tay áo quay đi. Khiêm lên kiệu hối hả thúc quân hầu đi nhanh về để làm thông cáo báo chí. Vừa đi vừa trách mình, quên không nhắc Khiết Trì bảo đảm kỳ tới mình vẫn có chân trong hội đồng cơ mật tối cao nước Vệ.

--------------------------------------------------------------------------------


Đại Vệ Chí Dị 9
Jun 13, '09 12:27 AM


Nước Vệ đào tài nguyên bán rẻ cho nước Tề. Chuyện kinh thiên động địa ấy các bậc sĩ phu trong thiên hạ đều biết và phản đối. Tầng lớp nhân dân do sách vở bị chính sách cấm đoán hà khắc của triều đình, ít người biết đến. Thành ra chỉ có một nhóm sĩ phu biết mà cùng nhau phản đối mà thôi. Nhóm sĩ phu khác thì tranh thủ lấy lòng triều đình mạt sát nhóm kia. Chuyện này bung xung vô cùng. Nơi nào có phòng sách, nơi ấy người ta xôn xao chuyện bán tài nguyên. Triều đình nhà Vệ mới họp bàn. Vương nước Vệ là Cường gọi tể tướng Vệ là Bạo đến nói.

- Này anh Bạo, buổi thiết triều tới đây. Thế nào cũng có kẻ nhắc việc tài nguyên. Anh có cao kiến gì không?

Bạo vốn tính huênh hoang, nói nhiều mà chả làm được mấy. Nhiều lần điều hành chính sự nước Vệ chả ra đâu vào đâu, cải cách nửa vời làm giá cả ngoài chợ tăng vùn vụt. Khiến cho dân mất lòng tin, mà bọn gian thần trong triều cũng có cớ dèm pha. Vị thế lung lay lắm, qua mấy năm cầm chính sự Bạo già sọm hẳn đi. Mất hẳn tính cương cường như buổi đầu. Bạo tâu.

- Thưa đại vương anh minh, thần đã sắp xếp đâu vào đó.

Cường Vương không tin lắm, mới hỏi cặn kẽ. Bạo trả lời lưu loát trôi chảy. Cường Vương thở phào nhẹ nhõm nói.

- Thế thì ta yên tâm.

Buổi thiết triều nước Vệ. Có kẻ bước ra tâu.

- Thưa đại vương cùng bá quan văn võ, việc bán khoáng sản Tây Nguyên cho nước Tề khiến cho sĩ phu, cựu thần khắp nước cực lực phản đối. Việc này ngày càng lan rộng khắp nơi. Xin triều đình nghị luận.

Bạo đưa mắt nhìn Tôn Dưa, đại thần phụ trách văn hóa tư tưởng. Tôn Dưa lĩnh ý bước ra nạt to rằng.

- Tấu láo, không được gọi là cực lực phản đối. Phải nói là một số dư luận quan tâm.

Kẻ khác nói.

- Có đông đảo mọi tầng lớp nước Vệ phản đối việc bán tài nguyên này, không thể coi là việc nhỏ.

Quan phó bộ Hình bước ra chặn lời.

- Nói sai rồi, không thể gọi chung như thế. Nên nói là có một số tri thức góp ý triều đình vài vấn đề nhỏ liên quan đến việc khai thác tài nguyên, một số còn lại đa phần là thế lực thù địch lợi dụng phá hoại đường lối, chính sách xuyên tạc chủ trương triều đình. Phải tách rõ mới đấu tranh có hiệu quả.

Kẻ khác bước ra nói.

- Thưa đây là việc lớn, nên cân nhắc bàn ở đại hội đại biểu nhân dân.

Bạo ngồi im từ bấy giờ, mới nhỏm dậy khoát tay.

- Việc này không lớn, không lớn. Về ảnh hưởng với đất nước thì việc khai thác tài nguyên này trên núi không lớn lắm, không đáng bàn ở đại hội đại biểu nhân dân.

Kẻ khác thắc mắc.

- Sao nói là chủ trương lớn của triều đình, giờ lại bảo không lớn.?

Đưa mắt nhìn kẻ vừa nói, Bạo gằn giọng.

- Làm quan trong triều bao lâu rồi mà hỏi gàn vậy, chủ trương lớn của triều đình là để các quan trong triều biết ý mà thống nhất. Chủ trương lớn của đất nước mới cần nhân dân thống nhất.

Có kẻ lại hỏi.

- Thế cái gì là chủ trương lớn của đất nước mà cần đến nhân dân thống nhất, tham gia.?

Phó tể tướng Vệ là Trọng nói.

- Có nhiều cái, như đóng thuế để xây dựng quốc gia, học tập tấm gương đạo đức tiên đế, những việc đó đúng là việc lớn cần đến sự tham gia của nhân dân cả nước. Còn việc bán tài nguyên này là chỉ là lớn với triều đình thôi. Với nhân dân là việc nhỏ không đáng phải phiền họ tham gia.

Có kẻ người miền Nam bước ra, thái độ bứt rứt tâu.

- Thưa triều đình, khai thác quặng tài nguyên trên cao nguyên, chất thải hàng tỷ tấn. Dù chúng ta có đảm bảo rằng không có gì xảy ra. Nhân dân miền Nam thì tin hay buộc phải tin vì họ chả còn biết tránh đi đâu. Nhưng các thương gia ngoại quốc từ muôn phương nhìn thấy điều ấy, có lẽ họ không muốn đầu tư gì vào miền Nam nữa. Họ không dễ tin những điều chúng ta đảm bảo. Họ tất nhiên là không mạo hiểm đồng vốn và con người nước họ trước cả tỷ tấn chất thải treo lơ lửng, được một nước công nghệ yếu kém về môi trường như nước Vệ ta đảm bảo không vấn đề gì. Đến những vấn đề môi trường như khí thải trong thành phố, chất thải, rác thải còn ngập cả đô thị trung tâm không giải quyết được, nói gì đến giải quyết chất thải quặng trên rừng. E rằng nếu cho khai thác quặng trên núi, thương gia ngoại quốc sẽ rút hết.

Vệ Cường vương ngôi trên ngai yên lặng từ này đến giờ, bỗng cười ha hả nói.

- Khá khen cho ngươi lo xa, không có nước nào đầu tư thì để đó cho nước Tề họ đầu tư. Lo gì chuyện đó. Người Tề họ luôn có ý muốn đầu tư vào nước ta, chỉ cần bản vương gật đầu chỗ nào là họ đầu tư lâu dài chỗ đó. Cần chi đế bọn ngoại quốc vừa muốn làm ăn sinh lợi, vừa muốn xỉa xói chuyện nước Vệ . Khai thác tài nguyên còn có cả những cái lợi mà bọn người tầm thường không thể thấy hết.

Cả triều thần nước Vệ kinh ngạc trước tầm nhìn xuất chúng của Vệ Cường Vương, đồng loạt đứng dậy cùng nhau hô vang.

- Đại vương anh minh, Đại Vệ đời đời hưng thịnh.

Sau đó triều đình đưa nhận định khai thác tài nguyên ra bá cáo với thiên hạ. Lời văn nhẹ nhàng khiến cho việc khai thác tài nguyên trở nên đơn giản, không có gì phức tạp. Trong đó có đoạn

“ để nhằm phát triển kinh tế nhân dân miền núi, cho khai thác quặng bán cho nước Tề cải thiện đời sống nhân dân. Chính sách này có nhận được sự quan tâm của một số sĩ phu, ý kiến đóng góp của họ triều đình sẽ lưu tâm. Ngoài ra một số phần tử quá khích như mọi khi lại ra rả xuyên tạc đường lối triều đình, luận điệu của chúng sẽ bị bác bỏ bởi triều đình phổ biến bằng hình ảnh hàng ngày, hàng giờ về Tây Nguyên xanh tươi, phồn vinh.Mời bà con đón xem vào các tối hàng ngày….’’

Tháng sau đại hội đại biểu nhân dân nước Vệ họp tại bộ Binh, do nhà đại lễ đường đang xây nên các cuộc họp đại hội đại biểu đều họp trong phủ quốc phòng. Lính gác lăm lăm gươm dáo sáng quắc quây mấy vòng quanh nơi họp. Có chín phần quan lại nước Vệ lại làm đại biểu nhân dân. Bởi thế chuyện khai thác tài nguyên tuy ngoài dân bàn luận gay gắt nhưng bên trong vẫn êm đềm, có mấy vị đại biểu chỉ nói sơ sơ qua việc đó rồi chuyển sang việc khác vì không đủ thời gian thảo luận.

--------------------------------------------------------------------------------------------


Đại Vệ Chí Dị 10
Jun 17, '09 1:51 AM


Lẽ đời có hợp ắt có tan. Trong cõi càn khôn có sinh ắt có diệt. Số phận con người hay muôn vạn sinh linh đều không tránh khỏi lẽ sinh tồn ấy. Nếu như có âm đức để lại thì cơ nghiệp kéo dài như nhà Chu , còn dẫu thống lĩnh thiên hạ, giết thư sinh, đốt sách như nhà Tần bất quá cũng chỉ vài chục năm.

Xưa tiên đế nước Vệ lúc hàn vi có lần đi ngoài bể Đông, thấy có một vật hình tròn màu trắng to bằng quả dưa, lấy làm lạ mới hỏi người đi cùng đó là vật gì. Kẻ đó nói rằng.

- Đó là vật do sóng biển tạo bọt mà thành, thường gọi là quả bọt, tụ được một ít lâu lại tan theo sóng. Cũng như lẽ đời có hợp thì có tan vậy.

Tiên đế Vệ trầm ngâm lắm, sau này dựng cơ nghiệp lòng cứ canh cánh nỗi niềm mong sao cho triều đại của mình trường tồn đến muôn đời. Nhất là từ khi Tiên đế lên ngôi báu ,nước Vệ chinh chiến liên miên, phân chia Nam Bắc điêu linh vô cùng. 34 năm Tiên đế ở ngôi cao là 34 năm nước Vệ đầy biến động đau thương. Sau trận chiến năm Mậu Thân ở thành Quảng , sinh linh bị tàn sát nhiều vô kể, Tiên Đế nghĩ ngợi mà lâm bệnh, biết số mình như Khổng Minh bên Tây Hán dù có lập đàn cầu thọ cũng không nổi với mệnh trời. Tiên đế gọi quần thần đến căn dặn phải thật đoàn kết, gắn bó mới giữ nổi triều đại. Còn chỉ kẻ kế vị xong xuôi. Lùi về dinh gọi con là Cường đến bảo.

- Ta thấy con tướng mạo khá hơn các anh em, nước Vệ lúc này đang là lúc chiến tranh. Nay ta gửi ngươi sang nước Lỗ học.Nước Vệ ta chỉ có dựa vào Lỗ và Tề mới trường tồn được. Lúc này Lỗ đang thịnh, nhưng vận số xoay vần ắt có ngày Tề hùng cường. Ngươi thân bên Lỗ nhưng dạ hãy để bên Tề. Ấy mới là chỗ dựa muôn đời.

Cường nắm tay tiên đế khóc mãi một hồi, sau lau mắt mà hỏi

- Vua cha có mệnh hệ gì, liệu giao ước với bọn họ còn giá trị không. Lúc đấy nước Vệ biết dựa vào đâu để giữ hương hoả thái miếu. Con nghĩ ngày thái miếu tan hoang mà lòng đău thắt, nghĩ mình bất tài không giữ nổi vương triều muôn phần đắc tội.

Tiên đế gọi Cường sát lại bên mình, lấy dưới đệm ra một cuộn da lừa nói.

- Nay với Lỗ không có gì đáng ngại, còn với Tề sau này, nếu con cần gì cứ giở cái này ra xem.Lúc ấy khắc biết cách.

Năm sau tiên đế thác, thọ 79 tuổi. Nước Vệ xây lăng uy nghi để quàn tiên đế, lấy thứ đá tốt xứ Thanh, lại chọn những cây cối khắp miền trồng chung quanh, bên ngoài đúc chữ vàng. Tuyển một đội quân canh giữ nghiêm trang.

Trải qua hơn 30 năm sau khi tiên đế mất, nước Vệ kết thúc nhiều cuộc chiến tranh liên miên. Nước Lỗ vì thay đổi vương triều nên không còn mật thiết với Vệ. Vệ vốn không quen tự chủ lâm vào thế rối loạn, trong triều các phe cánh cát cứ nhăm nhe đòi ngai vàng, có phe chủ trương thay đổi triều đại để phù hợp với Lỗ, phe thì nhất quyết không. Giữa lúc ngàn cân treo sợi tóc ấy, vua quan nước Vệ bấy giờ kéo nhau sang Thành Đô nước Tề xin trợ giúp. Hai bên bàn mãi không đi đến đâu, đột ngột Tề Bá Vương hỏi.

- Con trai của Vệ tiền nhân giờ làm gì trong triều ?

Chả ai biết buổi ấy thế nào, nhưng Vệ và Tề giao hảo, lệ cũ thực hiên lại như xưa, còn Cường tiến thân vùn vụt. Mấy chốc nghiễm nhiên nắm giữ vương triều nước Vệ.

Vệ Cường Vương nắm ngôi, nước Vệ biến động. Quần thần bàn bạc mãi không xong, tinh thần quan lại, dân chúng dao động. Cường Vương sang Tề xin giúp đỡ, Tề Bá Vương nghe Vệ Vương trình bầy, mặt lanh tanh ngáp dài chả nói câu gì. Cường Vương hiểu ý rút cuộn da lừa vẫn hay mang bên mình trải ra trình trước mặt Tề Vương. Ngón tay trỏ cứ rê đi chầm chậm trên tấm da, đến một đoạn thấy mắt Tề Bá Vương bỗng long lanh. Vệ Vương dùng bút khoanh lại. Bấy giờ Tề Bá Vương mới mời Vệ Vương sang điện Thái Hoà hội đàm.

Vệ Cường Vương về nước, mặt mũi hớn hở, đăng đàn diễn thuyết ầm ĩ. Miệng nói uốn tròn vo. Tay chặt chém vào không khí mạnh mẽ. Lệnh truyền bắt vài kẻ làm gương. Thiên hạ khiếp sợ mà mọi việc mới tạm yên. Đất nước thanh bình.

Những kẻ làm quan trong triều trước có ý khác, giờ răm rắp thuần phục. Uy danh ngai vàng nước Vệ trọn về một mối.

Chuyện về cuộn da lừa là điều bí mật, không hiểu sao có vài kẻ sĩ nước Vệ biết được. Tin này thấp thoáng đồn đại ngoài chợ. Vệ Vương lo lắm mới cho người sang Tề cấp báo. Tề Bá Vương bèn sai đại thần cấp cao sang Vệ chấn chỉnh nội tình, dò xét những kẻ phao tin đồn ấy bắt vào ngục. Thiên hạ khiếp sợ mà mọi việc tạm yên. Đất nước lại...thanh bình.

Mỗ là kẻ lái buôn, thương hay lấy cá ngoài miền biển mang vào các chợ vùng trong bán. Năm nay thuyền chiến nước Tề tuần tiễu ngoài khơi, không cho ngư dân Vệ đánh cá nữa. Mỗ thất nghiệp trải chiếu ngồi ngoài chợ lấy sách cha ông để lại, xem bói kiếm miếng cơm qua ngày. Có kẻ hiếu sự đặt quẻ hỏi chuyện cuộn da lừa có thật hay không. Mỗ đáp.

- Chuyện này bảo là thật cũng không phải, vì chưa ai nhìn rõ tấm da đó đầy đủ của nó thế nào. Bảo là không thật cũng khó, vì không thật thì cần gì phải bắt người.

Kẻ kia bực quá, đập tan mai rùa và ống thẻ của mỗ trách rằng.

- Bậy bạ, thầy cũng chỉ là kẻ ăn tiền nói kiểu nước đôi. Cái thứ đồ để thầy dùng bịp bợp thiên hạ kiếm cơm này, đập đi cho kẻ khác khỏi bị thầy lừa.

Mỗ cúi đầu nghe lời trách mắng . Nghĩ đời có lúc hợp, lúc tan. Vận con người có lúc lên lúc xuống. Trong lòng không dám nghĩ lời phân giải, lặng lẽ xếp cất đồ rồi lủi thủi mà đi. Xảy có kẻ thư sinh bám tay níu lại hỏi.

- Thầy cho hỏi, khoá thi công chức năm nay liệu có những chữ gì phạm huý.?

Mỗ nhìn quanh, thấy chả có ai, trông lại thấy kẻ kia hỏi cũng thật lòng bèn ghé tai hắn thì thầm.

- Những chữ có trong cuộn da lừa.

Thư sinh nài nỉ mỗ nói rõ,mỗ chỉ lạnh tanh ngáp dài. Thư sinh móc túi lấy ra đống bạc, ngón trỏ cứ mân mê từng nén. Mỗ thấy bạc mắt long lanh.......

----------------------------------------------------------------------------------------


Đại Vệ Chí Dị 11
Feb 18, '10 10:11 AM

Năm Canh Dần, nước Vệ triều nhà Sản thứ 65.

Mùa xuân ấy, trời đất an hòa, khắp nơi vang lời ca tiếng hát ca ngợi công đức trời bể của tiên đế và triều đình. Vệ Mạnh Vương nhân dịp đầu xuân đi coi bói, thầy bói gieo quả phán rằng

- Xuân hồi thiên quốc, vạn đại dung thân.

Vệ Vương sai bộ Lễ sắm cống vật chu đáo, hậu hĩnh. Chọn ngày đẹp sang Tề chầu kiến. Đoàn đi hùng hậu lắm , rất nhiều đại thần đi theo. Tề Bá Vương đón tiếp cực kỳ thân thiết. Vệ Vương dẫn quần sụp lạy ba hồi, tiếp tới dâng bản đồ và ngọc tỉ truyền quốc nước Vệ cho Tề Bá Vương. Vệ Vương sụt sùi nước mắt nói.

- Mong thiên triều nhận lại đứa con đã lưu lạc khỏi đất mẹ nhiều năm.

Tề Bá Vương đón nhận ngọc tỉ và bản đồ nước Vệ, hướng về thái miếu nước Tề khóc rống mấy hồi.

- Tiền nhân ơi, hàng ngàn năm mòn mỏi, nay anh em cũng quay về một cội.

Nói rồi ôm chầm lấy Vệ Vương khóc ròng, triều thần hai bên nhìn cảnh ấy ai cũng xúc động nước mắt ràn rụa. Tề Bá Vương mở tiệc khoản đãi linh đình, lúc rượu ngà ngà, hai bên bồi hồi cảm xúc mới ôn lại chuyện cũ. Vệ Vương ngậm ngùi kể.

- Xưa tổ tiên nước Vệ là người Hàng Châu tên là Quân, rời khỏi nước Tề đi lập nghiệp xuống phía Nam lấy vợ sinh được 100 con. Dựng lên cơ đồ một cõi, Quân lòng vẫn nhớ nước mẹ khôn nguôi mới tự nhận họ là Lạc. Ý muốn nói mình là đứa con lạc khỏi đất mẹ là nước Tề. Sau nhiều năm chính biến liên miên, nhiều sử gia quên mất chuyện ấy. Lại vì tính khí trái ngược mới vẽ ra chuyện nước Vệ nước Tề là hai cõi riêng biệt. Đến thời nhà Lý , nhà Lê các quan lại đại thần vì riêng tư mà khẳng định chuyện hai nước riêng rẽ không liên quan gì đến nhau. Sự hiểu lầm ấy kéo dài khiến hai bên có nhiều xung biến. Nay nhờ ơn phúc của tiền nhân, các sử gia, tuyên huấn nước Vệ mới tìm ra và chứng minh nguồn cội của Lạc Quân

Tề Bá Vương nói.

- Cũng nhờ ơn phúc mà các sử gia, tuyên huấn nước Tề mới thông minh tìm ra được nguồn cội như vậy. Phải ban thưởng thật hậu cho họ.

Hai bên bàn chuyện hồi mẫu quốc của nước Vệ, Tề Bá Vương nói.

- Sau bao năm xa cách, nay đột ngột trở về không phải là chuyện dễ, phải làm từ từ từng bước cho dân Vệ theo kịp, tránh gây bất ổn về chính sự, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân đang yên ổn làm ăn. Trước tiên cứ thu nhận một vùng lãnh thổ đất liền , trên biển. Bước tới là để cho dân Tề sang Vệ khai khẩn làm ăn. Cùng với tuyên truyền tình hữu nghị anh em hai nước có nguồn gốc ruột rà mạnh mẽ. Dân Vệ dần dần sẽ thấm nhuần , thấu hiểu được, việc tái hợp vì thế mà không gây biến loạn, tránh những phần tử xấu, những thế lực thù địch xúc xiểm khiến nhân dân hoài nghi mà việc không thành.

Vệ Vương cùng quần thần sụp lạy hô vang

- Thiên tử anh minh, sáng suốt như thần, đúng là phúc của tiền nhân.

Vệ Vương ra về, lúc về hứa sẽ khẩn trương làm theo những lời căn dặn của Tề Bá Vương.

Vua tôi nước Vệ đi khỏi triều đình. Quan đại phu nước Tề mới thắc mắc hỏi Tề Bá Vương.

- Thưa thiên tử, sao chúng ta không nhận hết luôn thể nước Vệ.

Tề Bá Vương ngửa cổ lên trời, cười sằng sặc một hồi mới từ tốn giải thích.

- Cái nguồn cội nước Vệ là Lạc Quân là do ta bỏ tiền mua chuộc khiến bọn sử gia Vệ, bọn tuyên huấn làm theo.Lại có những trí giả chúng ta cài trong lòng nước Vệ bây lâu nay hỗ trợ. Bọn Vệ mới tin là thật. Chúng là bọn man di, mọi rợ sao cùng huyết thống với chúng ta. Nhận hết cả dân man ri ấy há có phải là gánh nặng cho nước Tề sao. Nay cứ nhận đất đai, lãnh hải , tài nguyên của chúng có phải là hơn không ?

Các đại thần nước Tề đều tấm tắc khen.

- Thiên tử thật cao kiến, nhận của tất phải hơn nhận người, mưu kế này có thể gọi là '' diễn biến hòa bình'' không đánh mà thắng.

Lại nói Vệ Vương ra về, qua khỏi biên giới mới chia. Có đại thần hỏi.

- Chuyện nguồn cội nước Vệ có đúng như vậy không ?

Vệ Vương nói.

- Đúng hay sai giờ không quan trọng, cái cần là chúng ta còn dựa vào Tề còn có được bổng lộc. Dẫu không là trùm thiên hạ thì cũng có thái ấp, dăm chục mẫu dưỡng thân. Còn hơn biến loạn há đến một tấc đất cũng vùi thây cũng chả còn.

Xuân năm ấy, nước Vệ mừng năm mới tưng bừng, nhạc tấu bài tình anh em ruột thịt Vệ Tề phổ biến khắp dân gian. Ai nấy cũng vui mừng.