Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước lên tới 200.000 tỷ đồng



Trong số này, có tới 153.000 tỷ đồng thuộc về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Đây là tính toán của tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) từ ngày 28 đến 29/9.

Tính toán trên của ông Minh dựa trên một bản báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 9/2012, mà ông không nêu nguồn. Báo cáo này thừa nhận: “Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”.

Căn cứ báo cáo trên, và nợ xấu là 10% tổng dư nợ tín dụng, như công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiến sĩ Minh tính toán khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ xấu lên đến mức như trên.

Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 - 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.

Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012.

Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN - 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN - 62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin - 19.600 tỷ đồng).

Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Nguồn vốn của VDB đến từ phát hành giấy tờ có giá và nhận vốn ODA cho vay lại chiếm 72,4% trong năm 2009. Một phần lớn nguồn vốn này sau đó được VDB cho các doanh nghiệp nhà nước vay ưu đãi để đầu tư.

Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng...

Tiến sĩ Minh trích dẫn lời ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB), rằng “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 - 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…”.

Ông Minh nhận xét, nguyên nhân chính khiến cho khu vực doanh nghiệp nhà nước có nợ xấu nhiều là do khu vực này được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác.

Ông cũng cho rằng nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp rất khó giải quyết vì khu vực này khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

Trong khi đó, trong bối cảnh tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức rất cao, khoảng 54,8% GDP năm 2011, và nguy cơ thâm hụt ngân sách trong năm 2012 tăng trở lại thì khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước để giảm nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ vô cùng khó khăn.

“Điều này hàm ý rằng việc giải quyết nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ thực sự là một công việc khó khăn đối với Việt Nam trừ phi có những thay đổi quyết liệt về chính sách liên quan đến việc mua bán tài sản tại khu vực này”, ông nói.

(Theo TBKTSG)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/90636/no-xau-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-len-toi-200-000-ty-dong.html

CON CÁI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG,CT NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG LÀM GÌ, Ở ĐÂU?


CON CÁI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG,CT NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG LÀM GÌ, Ở ĐÂU?


NGƯỜI QUAN SÁT.

Trong cuộc sống có câu “những con số biết nói”.Thật vậy, có khi chỉ thông qua một con số mà người đời biết được nhiều điều hay, dở. Tương tự, thông qua một cử chỉ, việc làm người ta hiểu được đâu là phải, trái. Cho đến thời điểm hiện tại, có lẽ trừ Ban Tổ chức Trung ương Đảng,Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội và những người thân trong gia đình biết tường tận con cái của TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang quí danh là gì, bao nhiêu tuổi, đang làm gì ở đâu? Còn thì không mấy ai biết và trả lời chính xác được câu hỏi đặt ra ở trên.
Ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng trước khi trở thành TBT từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội; còn ông Trương Tấn Sang trước khi được Quốc hội bầu là CT nước từng là Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Thường trực Ban Bí thư. Ở những vị thế kinh qua như vậy, nếu ông Trọng, ông Sang ra tay tạo dựng cho con cái vào các chức danh Phó giám đốc rồi Giám đốc các ban, ngành (ở địa phương) để rồi tạo đà thăng tiến dần...hay Phó vụ trưởng, Vụ trưởng, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp, thậm chí Thứ trưởng (các Bộ ngành ở Trung ương) chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Thực tế thì có khá nhiều VIP đã, đang làm như vậy rồi! Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, CT nước Trương Tấn Sang đã không làm thế. Nếu con cái hai ông có những chức danh như đã điểm thì cả địa phương biết, cả ngành cả nước biết, thậm chí cả thế giới cũng tỏ.
Nghe nói, ( người viết bài này chỉ nghe nói) con cái của TBT Nguyễn Phú Trọng, CT Trương Tấn Sang hiện đang là những công chức, doanh nghiệp bình thường. Cũng như chức danh rất khiêm tốn ấy, lại cũng nghe nói, con cái của hai ông sống rất từ tốn chứ không ngồi đâu, với ai cũng huyếnh hoáng lên “ bố tớ là ông nọ ông kia”, thậm chí làm nhiều điều tai tiếng như con cái của nhiều vị ủy viên Trung ương hay Bộ trưởng nọ Bộ trưởng kia...Riêng về góc độ con cái, như vậy thật đáng khen và nể phục, chắc chắn họ là những người được học hành, giáo dục nề nếp, biết ứng xử với xã hội như thế nào...

Khác hẳn với TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mấy người con, họ tên đầy đủ, hiện đang làm gì, ở đâu thì ai cũng biết cả rồi. Còn quí tử của Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Nguyễn Sinh Hùng tên là Nguyễn Sinh Nhật Tân thì đang “được ủ” là Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương, nghe nói là sẽ trở thành Thứ trưởng trong thời gian gần.
Hay như nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cả một quá trình tạo ra đường quan lộ cho “thái tử” Nông Quốc Tuấn từ quan Trung ương đoàn sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đi luân chuyển để trở thành Bí thư tỉnh Bắc Giang và vào Trung ương như thế nào; rồi thì nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn
Văn Chi trước khi rời “ghế” còn kịp mặc cả “cấy” con trai là Nguyễn Xuân Anh vốn từ một phóng viên báo Thanh niên làng nhàng lộn ngược về quê làm quan chức quận ở Đà Nẵng bỗng chốc “đại nhảy vọt” vào Trung ương.
Ở cấp độ thấp hơn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Vũ Văn Hiền trước khi “hạ cánh an toàn” còn kịp đặt con trai Vũ Minh Tuấn vào cái ghế Phó Tổng Giám đốc chính nhà đài của mình...
Còn nữa...nhưng mà thôi, chấm phá so sánh vài ba trường hợp như vậy đủ để nói rằng TBT Nguyễn Phú Trọng, CT nước Trương Tấn Sang đang là những nhà lãnh đạo có tư chất và nhân cách riêng thuộc diện “xưa nay hiếm” ở Việt Nam. Đúng như tên riêng – Các ông SANG TRỌNG đúng nghĩa!
Như thế, chắc chắn tại Hội nghị Trung ương VI diễn ra tới đây,175 Ủy viên BCH Trung ương sẽ lấy đó là một trong những căn cứ sinh động, quan trọng để thể hiện chính kiến thông qua lá phiếu của mình trước vận mệnh của đất nước và của Đảng.

Ngày trước Tháng 10
N.Q.S.

Đại tá Học viện Chính trị phản biện các quan Hà Nội


Đại tá Học viện Chính trị phản biện các quan Hà Nội

29/09/2012
Tại hội nghị giao ban quận, huyện về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý đất đai sáng 27/9, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc người dân đi khiếu kiện là bày tỏ nguyện vọng cá nhân, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, cầm khẩu hiệu đòi đất đã “làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao”.
Người dân còn kỳ vọng vào chế độ ở đất nước “Cờ đỏ Sao vàng”, mới đem màu cờ sắc áo đi đấu tranh đòi quyền lợi, mong được sự công minh của Nhà nước pháp quyền CHXHCN Việt Nam. Thế mà, ông Thảo là đảng viên Cộng sản, nhưng đã chê màu cờ đỏ là “màu xấu”. Nhưng chí ít ông cũng thừa nhận rằng: Đánh giá của UBND thành phố cho thấy, công tác chỉ đạo và giải quyết khiếu nại của chính quyền ở một số nơi còn thiếu quyết liệt, ngại va chạm, né tránh, sợ liên đới trách nhiệm. Trong khi đó, công tác quản lý đất đai của địa phương còn lỏng lẻo, để xảy ra vi phạm nhưng không giải quyết kịp thời, để tồn đọng…đề nghị, khi có khiếu nại đông người, lãnh đạo các quận, huyện phải trực tiếp đối thoại với người dân, giải quyết các kiến nghị của dân để giải quyết dứt điểm các khiếu nại khi mới phát sinh.
Bằng sự hứng khởi thường trực khi phát biểu tại hội nghị, ông Thảo cũng “ra tuyên bố” ngon lành là: “Trong khi lượng đơn thư vẫn tăng mạnh thì cần thực hiện nhiều giải pháp, quan tâm đến các kiến nghị của người dân để có chính sách hỗ trợ tốt nhất mà không nên áp dụng các quy định cứng nhắc. Ông cũng yêu cầu các ngành rà soát các chính sách thu hồi đất đảm bảo đời sống của người dân khi bị thu hồi đất được bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; đơn giản các thủ tục hành chính”.
Còn Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nói rất kêu như chuông khánh: “Người giải quyết đơn thư phải có tinh thần giải quyết dứt điểm vụ việc chứ không nói là tôi làm đúng thẩm quyền, đúng thủ tục. Kể cả người dân khiếu kiện sai thì phải giải thích rõ cái sai đó. Yêu cầu, công tác khiếu nại tố cáo phải gắn với đấu tranh phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính; phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước”.
Thưa hai Ông Lớn làm Quan cách mạng đang nắm giữ quyền hành ở Thủ đô, ông Thảo nói là đã giải quyết đến 89% đơn khiếu nại. Vậy tại sao dân Dương Nội, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Tiên Dương, Quốc Oai, Nghĩa Tân… vẫn ùn ùn kéo vào Trung tâm Thiên triều Ba Đình để khiếu kiện, “làm xấu hình ảnh Thủ đô”.
Nay có người đồng đội, Đại tá Nguyễn Văn Tuyến, Học viện Chính trị QĐND Việt Nam, bị mất đất, mất nhà (dù chỉ là nhà cấp 4) vợ con phải đi ở trọ, mà đơn kiện đã hơn hai năm nay chưa được giải quyết? Một vị sĩ quan cao cấp trong quân đội đã bị các ông đối xử như vậy, thế thì người nông dân mất đất kêu oan cho đến khi chết còn oan ức, chắc các ông vẫn báo cáo thành tích hàng năm là giải quyết kịp thời các đơn khiếu kiện của người dân. Những lá đơn kêu oan ức, đòi lại quyền lợi chính đáng của ông Đại tá Nguyễn Văn Tuyến dưới đây các ông đã đọc chưa? Và nếu đọc rồi thì các ông xử lý, giải quyết như thế nào, hay lại “chuyển tiếp” trở về quận, về xã coi như xong việc? Hay đơn bị trùm lấp, rồi vứt đi đâu rồi? Sau đây, Bvbqd đăng các lá đơn kêu oan của Đại tá Nguyễn Văn Tuyến:
ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP: 
V/v làm trái luật đất đai, các nghị định chính phủ của UBND quận Hà Đông
Kính gửi: 
- Ông Kim Quốc Hoa, TBT báo NCT và các cơ quan báo chí 
- Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy, TP Hà Nội 
- Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội 
- Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ.
Tên tôi là Nguyễn Văn Tuyến – Đại tá, đang công tác tại Học viện Chính trị. Ngụ tại số124 đường Ngô Quyền, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Gia đình tôi đang khiếu nại Quyết định số 8273/QĐ – UBND ngày 21/12/2009 của UBND quận Hà Đông, thu hồi 230 m2 đất của gia đình tôi. Đến nay vẫn chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong khi chờ đợithì Ngày 24/08/2011 Chính quyền quận Hà Đông và phường Hà Cầu đã tổ chức cho quận đội, công an cưỡng chế nhà đất của tôi, với diện tích 356 m2 nhà đất có: 70 m2 nhà cấp 4, và các ông trình trong khi chưa có kết luận của UBND TP Hà Nội. Nhà nước chỉ có một chứ không thể phường, quận là nhà nước riêng. Với cách hành xử và vi phạm luật pháp nhưvậy thì chính quyền Hà Đông có còn là Nhà nước của dân, do dân và vì dân không? Kính mong ông xem xét việc kiến nghị của gia đình tôi để đảm bảo sự công bằng, đúng pháp luật, quyền lợi của gia đình được đảm bảo.
Tôi xin trình bày như sau: 1/ Nguồn gốc đất của gia đình tôi sử dụng: là đất cá thể –Không vào HTX ở tại xứ Đồng Trồi –Nó không phải đất 5% hay đất công (đất HTX giao theo chính sách nhà nước). Khu Đồng Trồi này UBND xã Hà Cầu và thị xã Hà Đông đã xác nhận. Giấy xác nhận đứng tên em vợ tôi là Tâm vì khi đó tôi là bộ đội không có hộkhẩu tại xã, họ đã yêu cầu em tôi đứng tên, tôi đã làm theo vậy. Giấy xác nhận là xứ Đồng Trồi. Gia đình tôi sử dụng liên tục từ năm 1973 đến nay không có tranh chấp với tập thể cá nhân nào.
Vì không có chỗ ở cho vợ con, đất lại không có nước, năm 1992 tôi đã san lấp đất xây dựng nhà cấp 4 để ở, chăn nuôi, xây tường bao xung quanh, từ đó đến nay gia đình tôi không thấy bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào có ý kiến. Tôi được quân đội chia cho 50 m2 phải bán để bồi bổ mảnh đất này, nay bị bốc hơi – cướp trắng. Mảnh đất này đã che chở, sinh lợi để nuôi các con tôi thành cán bộ đảng viên. 2/Năm 2008 UBND tỉnh Hà Tây cũ có quyết định số 835/QĐ – UBND ngày 09/04/2008 về việc thu hồi 90.466,4m² đất của HTX nông nghiệp Cầu Đơ để thực hiện đầu tư XD hạ tầng để giao đất dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Tại Quyết định thể hiện các vị trí: – Khu Bãi sậy : 19.896m²; – Khu Bồ Hỏa: 16.806m²; – Khu Đồng Dưa: 53.763m². Tổng diện tích đủ 90.466m2. Ông thấy không có xứ đồng Trồi trong QĐ số 835/QĐ. Quyết định 835 ghi rõ chủ thể bị thu hồi đất là đất công của HTX NN Cầu Đơ. Nhà đất gia đình tôi sử dụng là đất cá thể, Tôi là bộ đội, vợ tôi là công nhân, không phải là xã viên làm ruộng nên không thuộc đối tượng mà HTX quản lý theo qui định.
Thực tế dự án này đã dư ra hơn 2000m2. Tôi đã nhiều lần ý kiến với các cơ quan. Tại buổi làm việc với Cán bộ Thanh tra thành phố Hà Nội ngày 07/01/2011, tôi đã đề cập đến toàn bộ nôi dung nêu trên. Biên bản kiểm đếm tài sản của giađình tôi ngày 07/03/2009 do cô Phan Bích Thủy và Vũ thị Ngọc Hà là cán bộ địa chính và tài nguyên môi trường của phường ghi rõ: Hộ Ông Tuyến: 70 m2 nhà cấp 4, tường vây quanh và công trình phụ, cổng sắt….Tổng diện tích đất là 351m2 cóảnh, kèm theo. Tôi cũng đã kê khai tài sản này tại đơn vị – Học viện Chính trị từ năm 2008. Cho rằng tôi không cho vào đo là thiếu khách quan và vu khống. Hệ thống chính trị quận có hiểu: Trong thì không sợ dối dân để cầu cái lợi nhỏ, ngoài thì không sợ dối nước thân với mình để tìm cái lợi lớn. Trong không lo sửa cho ngay chính những thổ địa tài hóa của mình, mà lại muốn những thổ địa tài hóa người. 3/ Tại khoản 2,3,4 Điều 49; khoản 1,2,3,6,7 Điều 50 Luật đất đai năm 2003; Điều 48 Nghị Định 181/2004/NĐ-CP; Điều 14,15 Nghị định 84/2007/NĐ-CP; Điểm h Khoản 1, Điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ; Điều 6 Quyếtđịnh 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND Thành Phố Hà Nội thì việc sử dụngđất của gia đình tôi tại khu vực này phù hợp với qui hoạch, đủ điều kiện để được cấp giấy CNQSDĐ mà nhà nước qui định. Nhà nước không thu hồi loại đất nhưgia đình nhà tôi đang sử dụng rất rõ ràng. 4/ Chính sách của Đảng và Nhà nước qui định là đúng đắn, nhưng người có chức quyền thực hiện lại không đúng với chính sáchđó.
Ông Nguyễn Trường Sơn PCT quận Hà Đông cùng chính quyền phường đã mài quyền lực của chế độ để ép chết tôi, gây tan nát và tổn thất quyền lợi chính đáng cho gia đình tôi. Thưa Ông quận phường tranh chấp với gia đình tôi thì vô lý quá. Ông đã biết đầu những năm 90 đất nước khó khăn như thế nào! bộ đội như chúng tôi đâu dám đòi hỏi gì! Năm 1992 tôi phải san đất làm nhà tạm để có chỗ ở cho vợ con. Đời lính của tôi đã 6 năm ở chiến trường Campuchia hơn 30 quân ngũ để góp phần giành lại chủ quyền cho đất nước, để rồi hôm nay sang lĩnh vực đời thường được những người “cán bộ quận-phường” thực hiện chính sách khôngđúng với những gì mà Đảng và Nhà nước qui định rõ ràng, cụ thể, cộng với chính sách hậu phương quân đội.
Tôi rất tin tưởng vào Ông là người của nhân dân, vì vậy tôi có ý kiến đến Ông, kính đề nghị Ông chỉ đạo làm rõ một số kiến nghị của tôi như sau: – Thứ nhất: Theo Quyết định số 835/QĐ ngày 09/4/2008 của UBND tỉnh Hà Tây. Thực tế quận Hà Đông thu dôi ra trên 2000 m2. Xứ Đồng Trồi không có trong QĐ 835. Gia đình tôi không phải xã viên, phá nát nhà đất của tôi phải trả lại quyền lợi chính đáng cho tôi.
Chính quyền ngụy biện không có xứ Đồng Trồi là không tôn trọng lịch sử và coi thường tiền nhiệm của chế độ XHCN. – Thứ hai: Tại Quyết định số 8273/QĐ – UBND ngày 21/12/2009 của UBND quận HàĐông, thu hồi 230 m2 đất của gia đình tôi. Nhưng cưỡng chế thu hồi của gia đình tôi là 356 m2 đất ở, trong đó có 70m2 nhà cấp 4, tường xây xung quanh, cửa hàng và các công trình phụ…..đã được thể hiện tại biên bản kiểm tra hiện trạng hộ Ông Tuyến ngày 07/03/2009 do cô Phan thị Bich Thủy và cô Vũ Thị Ngọc Hà là cán bộ của phường Hà Cầu lập. Vu khống là tôi không cho để đo kiểm? – Thứ ba: Đất nhà tôi vẫn được ở liên tục từ trước tới nay không có tranh chấp với bất cứ tập thể và cá nhân nào. Năm 1992 tôi làm nhà ở cấp 4, xây tường vây quanh dân cho là hợp pháp vì đất cá thể. Đền bù tất tật gia sản trên của tôi là 74 triệu (thông báo) thì đúng hay sai thế nào? – Thứ tư: Tôi đang chờ quyết định giải quyết khiếu nại của UBND Thành phố Hà Nội thì ngày 24/08/2011 UBND quận Hà Đông và phường Hà Cầu tổ chức cưỡng chế phá nát tài sản trên đất nhà tôi như đã trình bày ở trên theo luật pháp hiện hành thì đúng hay sao? Kỷ cương phép nước ra sao. – Thứ năm: Đề nghị Ông cho thành lập Đoàn liên ngành của Thành phố gồm các cơquan: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên- Môi trưởng, … để làm rõ việc ban hành các văn bản pháp quy, quy trình, quy định về thu hồi, cưỡng chế nhà đất, để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước của dân được hài hòa, đúng pháp luật và đạo lý, tránh đểLãnh đạo đất nước phải chỉ đạo như Tiên Lãng. -Thứ sáu: Nhà đất của tôi không nằm trong diện thu hồi, không nằm trong quyết định 835/QĐ và không ảnh hưởng gì đến dự án, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, công lao gây dựng từ hơn 20 năm nay. Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất này cho gia đình tôi theo đúng pháp luật. Đảng quận Nhà nước quận không thể vì chủ nghĩa cá nhân, bất chấp Nghị định của Chính phủ và luật của Nhà nước hiện hànhđể thôn tính quyền lợi chính đáng của cán bộ như vậy được. Thanh tra Hà Nội (cô Chi, cô Ngọc và phòng 1) đã bao che cho quận Hà Đông làm trái pháp luật. Nhà đất của tôi khoảng gần 30 tỷ đồng, nhưng họ đền cho tôi 74 triệu đồng! Kỷ cương phép nước ra sao? Tôi không muốn làm ảnh hưởng đến danh dự của Người bộ đội cụ Hồ, không muốn để Lãnh đạo Thành phố Hà Nội phải băn khoăn đối với việc của gia đình tôi. Nay tôi hết đường kiên nhẫn. Chính quyền quận Hà Đông đã bất chấp kỷ cương phép nước. Nhà cửa không còn phải đi thuê ở cho vợ con. Tôi bức xúc nhất là làm mất lòng tin của lớp trẻ vào Đảng ta, bức xúc trong dư luận, đây là gây nên tự diễn biến hòa bình. Hậu quảnhư thế nào tôi không chịu trách nhiệm. Chính quyền Hà Đông dùng quyền lực lấy nhà đất của tôi để chia cho những người khác. Đại tá như tôi đã 6 năm chiến trường, 30 năm quân ngũ mất nhà chẳng khác vụ Tiên Lãng, nhưng tôi chưa manh động vì tôi tin Đảng, Bác Hồ, vì uy tín chính trị của Học viện. Tự trọng cán bộ,Quân đội còn thể thống gì. Vì công lao tôi quá nhỏ so công lao của 60 năm bao thế hệ cha anh đi trước với Đảng với Tổ Quốc, Học viện tôi được thưởng Huân Chương Sao Vàng. Nếu tôi manh động mà ảnh hưởng đến Học viện thì mình phản lại cha anh mình. Tôi bầm gan tím ruột lắm chứ. Gia đình ly tán, bất hòa? Uất ức quá! Tôi đi chiến đấu, theo Đảng, Bác Hồ ước mơ sẽ xâydựng một phòng khám từ thiện cho dân nghèo tại mảnh đất này vừa kiếm sống vừa làm việc thiện cho dân. Vì quyền lợi chính đáng của gia đình tôi và đây là phần xương máu của tôi bao năm nơi chiến trường, trong quân ngũ, đúng với tư tưởng đạo đức Bác Hồ, tôi rất mong Ông xem xét thật công minh, đảm bảo đúng pháp luật để gia đình tôi ổn định cuộc sống, bản thân tôi yên tâm công tác. Khẩn thiết kính mong sự quan tâm xem xét của các ông!
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Hà Đông, ngày 28 tháng 9 năm 2012 
Kính đơn Đại tá Nguyễn Văn Tuyến
———————–
(PL&XH) – Ngày 9-4-2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) có Quyết định (QĐ) số 835/QĐ-UBND thu hồi hơn 9.000m² đất của HTX Nông nghiệp (HTXNN) Cầu Đơ (phường Hà Cầu, TP Hà Đông); tạm giao cho UBND TP Hà Đông (nay là quận Hà Đông) gồm: Khu Bãi Sậy, khu Bồ Hỏa, khu Đồng Dưa. Điều đáng nói, một số hộ không nằm trong khu vực bị thu hồi đất, nhưng vẫn bị buộc phải di dời để giải phóng mặt bằng (GPMB).
Đất không nằm trong khu vực bị thu hồi 
Theo trình bày của ông Nguyễn Văn Tuyến, công tác tại Học viện Chính trị, và vợ là bà Ngô Thị Thành, trú tại số 3, khu Cầu Đơ 5, phường Hà Cầu, Hà Đông (Hà Nội), ngày 24-12-2009 gia đình ông Tuyến nhận được QĐ số 8273/QĐ-UBND của UBND quận Hà Đông, với nội dung thu hồi diện tích 230m² đất của gia đình đang sử dụng (thuộc phường Hà Cầu) để giao cho BQLDA đầu tư xây dựng quận Hà Đông thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB…
Khúc mắc của gia đình ông Tuyến là ở chỗ, QĐ 8273 của UBND quận Hà Đông ban hành là căn cứ theo QĐ số 835/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ký đã ban hành ngày 9-4-2008 tại điều 2 của QĐ 835 đã nêu rõ: Thu hồi 90.466,4m2 đất của HTXNN Cầu Đơ, phường Hà Cầu, TP Hà Đông; tạm giao UBND TP Hà Đông các khu vực bị thu hồi đất gồm: Khu Bãi Sậy, khu Bồ Hỏa, khu Đồng Dưa. Vậy, căn cứ vào QĐ 835 thì khu đất của gia đình ông Tuyến không nằm trong khu vực bị thu hồi, vì diện tích nhà đất của ông nằm trong khu Đồng Trồi (có văn bản gọi là Đồng Chồi). Nhưng tại điều 2 của QĐ 8273/QĐ-UBND của UBND quận Hà Đông đã được “gài” thêm dòng chữ: “Căn cứ điều 1 QĐ này, Phòng Tài nguyên Môi trường (TNMT) chủ trì phối hợp với UBND phường Hà Cầu chỉnh lý hồ sơ địa chính” (!?), mà điều 1 QĐ này thì lại ghi: “Khu đất thuộc xứ đồng Bồ Hỏa”, điều này không hề có trong QĐ 835 của tỉnh Hà Tây (cũ). Như vậy, diện tích đất của gia đình ông Tuyến tự dưng bị rơi vào khu xứ đồng Bồ Hỏa (khu vực bị thu hồi đất), và gia đình ông bị mất đất.
Thu hồi nhầm hay vì lý do nào khác?
Không đồng tình với việc làm “lập lờ đánh lận con đen”, ông Tuyến gửi đơn khiếu nại QĐ 8273/QĐ-UBND của UBND quận Hà Đông. Ngày 25-1-2010, UBND quận Hà Đông có QĐ số 2325/QĐ-UBND, về việc giải quyết khiếu nại của ông Tuyến, lại vẫn khẳng định QĐ số 8273 được ban hành ngày 21-12-2009 là đúng; đồng thời yêu cầu gia đình ông Tuyến chấp hành nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng.
Theo QĐ số 2325/QĐ-UBND, tổng số tiền mà gia đình ông Tuyến được đền bù là hơn 74 triệu đồng. Trong khi đó, theo giá thị trường, diện tích nhà đất của ông Tuyến có giá trị hàng tỷ đồng. Điều này khiến gia đình ông Tuyến nghi ngờ, đặt câu hỏi: “Diện tích đất này không thuộc diện bị thu hồi, không phải đất an ninh quốc phòng, tại sao lấy của dân chia cho người khác? Ông Tuyến bức xúc.
Về nguồn gốc đất, ông Tuyến cho biết, diện tích đất này trước đây của bà Nguyễn Thị Ba, trú tại xóm Chùa, xứ Đồng Trồi, thôn Cầu Đơ, bà được thừa hưởng từ bố mẹ. Những năm 1980, diện tích đất này được bà Ba cho vợ chồng ông Tuyến, bà Thành khai thác, sử dụng. Sau đó, năm 1992, gia đình bà Ba nhượng lại toàn bộ diện tích đất trên cho vợ chồng ông Tuyến.
Theo Giấy giao QSDĐ giữa gia đình bà Nguyễn Thị Ba với gia đình ông Nguyễn Văn Tuyến, ngày 25-8-1992 khẳng định thửa đất không nằm trong phần đất của HTXNN Cầu Đơ mà thuộc xứ Đồng Trồi. Giấy bàn giao này có chứng thực của UBND xã Hà Cầu (nay là phường Hà Cầu). Trước đó, vào ngày 26-1-1994, trong Biên bản xác định diện tích của mảnh đất trên, cũng đã thể hiện rõ: “Thửa ruộng ở khu Đồng Trồi, có tổng diện tích là 331m²” (không phải chỉ có 230m² như QĐ 8273 đã nêu).
Đặc biệt, trong báo cáo xác minh của UBND phường Hà Cầu, QĐ thu hồi đất và QĐ giải quyết khiếu nại của UBND quận Hà Đông có sự vênh nhau và thiếu nhất quán. Cụ thể, QĐ giải quyết khiếu nại số 2325/QĐ-UBND của UBND quận Hà Đông nêu: “Căn cứ QĐ số 2376/QĐ-UBND ngày 7-12-2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thu hồi 90.466,4m² đất của HTXNN Cầu Đơ, phường Hà Cầu, Hà Đông; tạm giao UBND quận Hà Đông”.
Nếu căn cứ như vậy, diện tích đất của gia đình ông Tuyến không phải là đất của HTXNN Cầu Đơ, và không nằm trong diện bị thu hồi. Điều này còn được chính QĐ 2325 tái khẳng định ở phần sau QĐ đã nêu rõ: “Nguồn gốc đất 230m² đất của hộ gia đình ông Tuyến, bà Thành đang sử dụng là đất nông nghiệp, cá thể mua lại của bà Nguyễn Thị Ba”.
Như vậy, trong các văn bản và trên thực tế đều thể hiện, diện tích đất của gia đình ông Tuyến đang quản lý sử dụng thuộc khu Đồng Trồi và không nằm trong diện bị thu hồi theo QĐ 835/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây (cũ). Không hiểu căn cứ vào đâu UBND quận Hà Đông và phường Hà Cầu vẫn khẳng định, diện tích đất của gia đình ông Tuyến nằm trong qui hoạch đất dịch vụ, đất ở của HTXNN Cầu Đơ bị thu hồi? Bên cạnh đó, các giấy tờ trước đây đều có chữ ký và con dấu của người có thẩm quyền, có cơ sở pháp lý. “Liệu UBND quận Hà Đông có thu hồi nhầm, hay vì lý do nào khác? Hay bởi khu đất của gia đình tôi có vị trí đẹp, sát mặt đường Tô Hiệu mở rộng nên UBND quận “thu nhầm còn hơn bỏ sót?”, ông Tuyến đặt câu hỏi.
Đề nghị các cơ quan chức năng của TP Hà Nội và UBND quận Hà Đông cần xem xét, giải quyết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của gia đình ông Nguyễn Văn Tuyến.

Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm tiến sĩ rởm thay Dương Chí Dũng


Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm tiến sĩ rởm thay Dương Chí Dũng

29/09/2012
Từ một nguồn tin trong vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GTVT, chúng tôi được biết đồng chí Đinh La Thăng vừa ký quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ Nguyễn Nhật, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thay cho Dương Chí Dũng đã bị truy nã và bị bắt. Theo hồ sơ lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Vụ TCCB Bộ GTVT thì ông Nguyễn Nhật có bằng Thạc sỹ Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.
Sáng 28/9/2012, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, thay mặt Bộ trưởng GTVT, đã công bố Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Nhật, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thay ông Dương Chí Dũng người đã bị truy nã và bị bị bắt. Theo hồ sơ lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Nguyễn Nhật có bằng Thạc sỹ Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ Đại học Nam Thái Bình Dương (Hoa Kỳ). Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.
Thứ trưởng Công trao quyết định bổ nhiệm cho “Tiến sĩ” Nguyễn Nhật sáng 28/9/2012
.
Ông Nguyễn Nhật, sinh ngày 01/02/1961, quê quán phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Là Thạc sỹ kinh tế ĐH Irvine, Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương, nguyên ủy viên BCH Đảng bộ Hà Tĩnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh, Đại biểu Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XV, 7/2010, đã bầu ông Nguyễn Nhật bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Đinh La Thăng một lần nữa lại “gặp hạn” khi ký bổ nhiệm ông Tiến sĩ rởm thế chỗ của Dương Chí Dũng. Được biết, ông Nguyễn Nhật, ông Võ Kim Cự (Chủ tịch Hà Tĩnh) là mối làm ăn cũ của Thứ trưởng Nguyễn Văn Công khi ”Công Công” còn làm giám đốc công ty buôn người LOD (xuất khẩu lao động). Trước đây, ông Công chuyên nhờ đường dây này để lừa tuyển thanh niên Hà Tĩnh bán cho các tàu cá nước ngoài làm thuyền viên.
Trích các bước trong Quy trình Bổ nhiệm cán bộ của Bộ GTVT:
- Bộ trưởng cho chủ trương bổ nhiệm 
- Tờ trình đề nghị bổ nhiệm (Vụ Tổ chức Cán bộ)
- Tiếp nhận yêu cầu và thẩm định việc bổ nhiệm (Lập Hội đồng do Vụ TCCB chủ trì).
- Hội nghị thống nhất ý kiến (Bộ trưởng chủ trì)
- Ra quyết định bổ nhiệm (Vụ TCCB dự thảo, Bộ trưởng ký)
Dư luận đang đặt câu hỏi lớn với Tiễn sĩ Nguyễn Nhật:
Trình độ tiếng Anh của ông thuộc hạng “nửa chữ bẻ đôi không biết” thế mà làm cách nào ông nghiên cứu và bảo vệ được đề tài tiến sĩ bằng tiếng Anh? Mà đó là đề tài gì? Thời gian đào tạo tiến sĩ thông thường là 3-4 năm, bằng cách nào ông chỉ lấy bằng tiến sĩ trong 6 tháng. Trong 6 tháng đó, ông vẫn công tác nguyên vị tại Việt Nam.
Theo quy định của Việt Nam, đối với bằng/chứng chỉ do nước ngoài cấp, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ GD-ĐT phải thẩm định và xác minh bằng văn bản. Vậy, trong bước thẩm định bổ nhiệm “Tiến sĩ” Nguyễn Nhật, Vụ TCCB Bộ GTVT đã làm việc với Bộ GT-ĐT chưa? Hay mặc nhiên Bộ GTVT chấp nhận đào tạo tiến sĩ chỉ cần 6 tháng?
Cần lưu ý là đồng môn với ông Tiến sĩ Cục trưởng Nguyễn Nhật còn có Tiến sĩ Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Văn Ngọc, lấy Bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng (thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) với 17000 USD.
Với ông Ngọc, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: “Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử dụng… trong nước” và nghiêm khắc phê bình, yêu cầu ông Ngọc “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015), diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23-10-2010, ông Nguyễn Văn Ngọc đã không được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, sau đó bị mất chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhưng lại được đá hất lên Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương.
————————–

Phản ứng của các nhà trí thức với vụ ông Nguyễn Văn Ngọc:
GS -Viện sĩ Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT):
“Cán bộ như thế thì quản được ai, nói ai nghe?
… Nhà nước không yêu cầu công chức, viên chức phải có học hàm, học vị mới được làm lãnh đạo. Nhưng chuyện sính bằng cấp trong xã hội dẫn đến động cơ đổi tiền bạc lấy học hàm, học vị để kiếm địa vị, chức tước đã “mặc định” nhiều năm nay trong xã hội.
Tôi thấy buồn về chuyện cán bộ chủ chốt của địa phương mà lại đi đổi tiền, đổi tiền của nhà nước để lấy tấm bằng của ngôi trường mà không ai xác định rõ danh tính thế nào. Cán bộ, Đảng viên mà làm thế thì quản lý được ai, nói ai nghe. Điều đó thậm chí ảnh hưởng xấu đối với cả thế hệ trẻ.
Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. Bộ phải trực tiếp đứng ra giải quyết những tồn tại trên, phải rà soát lại chất lượng bằng cấp để đánh giá công bằng xem ai là người học thật, ai học giả.
Từ 2001 – 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn 10.000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả. Nhưng không hiểu sao vấn đề này lại chưa được công bố rộng rãi. Do vậy mới lại xuất hiện tình trạng quan chức bỏ tiền ra mua sắm bằng giả về trình cơ quan để được có chức tước…

GS – TS Phạm Tất Dong (Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương):

“Làm ô danh nhà khoa học chân chính”.
… Sáng nay (29/7/2010- PV), tôi tham dự Hội đồng Phản biện Đề tài Quốc gia về Giáo dục trong kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế”. Tại đây, câu chuyện quan chức học Bằng Tiến sĩ tại nước ngoài chỉ trong 6 tháng được đưa ra công khai, đã làm nóng bỏng và gây bức xúc cho tất cả hội trường.
Đây không phải trường hợp đầu tiên, mà nếu kiểm chứng lại sẽ có rất nhiều trường hợp tương tự. Tôi quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng vạn Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi cầm tấm Bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ ràng.
Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì “tên tuổi” của những Thạc sỹ, Tiến sĩ “dởm” này làm ô danh đội ngũ nhà khoa học chân chính…
Categorie

Chính phủ tự phê: ‘Có nhiều thành tích’


Chính phủ tự phê: ‘Có nhiều thành tích’

Cập nhật: 09:23 GMT - thứ năm, 20 tháng 9, 2012
Thủ tướng Dũng chủ trì phiên phê và tự phê của chính phủ
Chính phủ ông Dũng khẳng định đã làm được nhiều việc cho đất nước. (Ảnh: TTXVN)
Đảng bộ chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm bí thư vừa thông báo kết quả họp kiểm điểm phê bình và tự phê bình hôm thứ Tư ngày 19/9.
Theo kết quả này, được công bố trên trang mạng của Chính phủ Việt Nam, thì nội các của Thủ tướng Dũng đã có ưu điểm và thành tích nổi trội hơn nhiều so với khuyết điểm và thiếu sót.
Đợt phê và tự phê này, nằm trong chiến dịch chỉnh đốn để làm trong sạch Đảng Cộng sản Việt Nam được phát động hồi cuối năm ngoái tại Hội nghị trung ương 4, đang được tiến hành rầm rộ tuần tự tại tất cả các đảng ủy các tỉnh thành, các bộ, ban, ngành và các cơ quan trung ương.
Đợt phê và tự phê này bắt đầu từ đầu não của Đảng là Bộ chính trị và Ban bí thư hồi cuối tháng Bảy đầu tháng Tám vừa rồi. Khi đó, từng cá nhân trong số 14 ủy viên Bộ chính trị đã phê và tự phê trong vòng 12 ngày.
Theo thông báo trên trang chinhphu.vn thì lần tự kiểm điểm này của Ban cán sự đảng chính phủ đã kéo dài trong năm ngày, từ ngày 11 đến ngày 15/9.
Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Văn Quynh, phó trưởng Ban tổ chức trung ương, đại diện cho trung ương Đảng đã tham dự đợt sinh hoạt chính trị này của chính phủ.

‘Hết lòng vì dân vì nước’

Theo thông báo được chính phủ phát đi thì Ban cán sự Đảng của chính phủ đã làm tốt trên tất cả các mặt mà Đảng yêu cầu tự kiểm điểm.
Về tư tưởng chính trị, Đảng bộ chính phủ khẳng định họ ‘không suy thoái về tư tưởng chính trị’.
“Qua kiểm điểm đã khẳng định Ban Cán sự đảng Chính phủ luôn kiên định với Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, cương lĩnh, đường lối của Đảng,” thông báo của chính phủ cho biết.
Về đạo đức lối sống, các đảng viên trong chính phủ cũng ‘không suy thoái’, ‘không cục bộ, bè phái’, ‘không lợi ích nhóm’ và kiên quyết đấu tranh chống ‘tham nhũng lãng phí’.
Về cung cách làm việc, đảng bộ chính phủ ‘luôn nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ... phát huy vai trò tập thể và cá nhân người đứng đầu.”
“Ban cán sự Đảng chính phủ là một tập thể đoàn kết, thống nhất cao,” thông báo viết.
Về thành tích điều hành kinh tế-xã hội, Đảng bộ chính phủ cho rằng họ đã đạt nhiều thành tích như ‘điều hành ổn định kinh tế vĩ mô’, ‘duy trì tăng trưởng hợp lý’, ‘giữ vững quốc phòng an ninh’, ‘bảo đảm trật tự xã hội’ và ‘cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân’, đặc biệt ‘trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn thách thức’.
Ban Cán sự đảng Chính phủ cho rằng tất cả hành động của họ là ‘vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, vì độc lập chủ quyền quốc gia, vì sự ổn định và phát triển của đất nước’.

Khuyết điểm yếu kém

Chính phủ lắng nghe các cựu lãnh đạo
Các cựu thủ tướng và phó thủ tướng cũng từng có phiên họp kiểm điểm chính phủ đương nhiệm
Tuy nhiên, Đảng bộ chính phủ cũng chỉ ra những ‘hạn chế, yếu kém’ mà họ ‘thẳng thắn nhận trách nhiệm’.
Về mặt quản lý điều hành, họ cho rằng đã làm ‘chưa tốt’ với ‘năng lực tư duy, tổ chức triển khai (các chính sách) còn hạn chế’.
Họ cũng nhìn nhận hiệu quả điều hành ‘chưa cao’ nên kinh tế-xã hội đất nước ‘còn nhiều mặt yếu kém’.
Chính phủ thừa nhận họ ‘chưa ngăn chặn được’ tình trạng tham nhũng lãng phí.
Việc ‘một số lãnh đạo tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và bức xúc trong xã hội’ cũng được nhắc đến trong kết quả kiểm điểm này.
Mặc dù khẳng định toàn Đảng bộ chính phủ không phai nhạt lý tưởng chính trị và ‘không suy thoái’ về đạo đức lối sống, kết quả kiểm điểm cũng thừa nhận ‘một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức’ đang ở trong tình trạng này.
Theo thông báo của chính phủ thì họ đã tiến hành phê và tự phê một cách ‘nghiêm túc, cầu thị, thẳng thắn, trách nhiệm’ và có tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá nhân.
“Ban Cán sự Đảng Chính phủ khẳng định quyết tâm phát huy ưu điểm, khắc phục yếu kém, khuyết điểm; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao,” thông báo kết luận.
Các kết quả kiểm điểm của Ban Cán sự Đảng Chính phủ cũng như của Bộ chính trị và Ban bí thư dự kiến sẽ được trình lên toàn thể các ủy viên trung ương Đảng xem xét đánh giá tại Hội nghị trung ương 6 sắp tới.
Chính phủ của Thủ tướng Dũng đang hứng chịu nhiều chỉ trích từ các sai phạm và tham nhũng tại các tập đoàn kinh tế nhà nước gây thiệt hại hàng tỷ đô la cho đất nước. Bản thân thủ tướng là người cổ súy mạnh mẽ cho việc xây dựng các tập đoàn trở thành trụ cột của nền kinh tế quốc dân.

Ai dám phê thủ tướng?

Trụ sở Vinalines ở Hà Nội
Các vụ việc như Vinalines và Vinashin đã làm lung lay uy tín của Thủ tướng Dũng
Khi lên thay cựu Thủ tướng Phan Văn Khải vào năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố rằng nếu ông không đẩy lùi được tham nhũng thì sẽ từ chức.
Trước khi phê và tự phê với nhau, hồi cuối tháng Năm, Ban cán sự Đảng của ông Dũng đã mời các vị nguyên thủ tướng và nguyên phó thủ tướng đến họp ‘góp ý’ cho chính phủ đương nhiệm, trong đó có cựu Thủ tướng Phan Văn Khải và các cựu phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Khánh, Vũ Khoan và Nguyễn Công Tạn.
Trong một lần trả lời phỏng vấn BBC trước đây, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên là phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, đã từng nhận xét rằng ‘Trong chi bộ chính phủ thì ai dám phê bình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’.
Ông cho biết ông có nhận định như vậy từ kinh nghiệm phê và tự phê tại Đảng bộ cơ quan ông khi mà ‘bao nhiêu đảng viên im như thóc không ai dám phê bình lãnh đạo’.
Ông đưa ra dẫn chứng là nhiều chi bộ đảng được đánh giá là ‘trong sạch vững mạnh’ mà cuối cùng ‘té ra vi phạm rất nhiều’ như Vinashin để chứng minh rằng việc phê và tự phê ‘chỉ là hình thức’.
“Phải dùng pháp luật để giám sát hoạt động của các vị trong Đảng và Nhà nước,” ông nói.
Ông cũng phê bình bộ máy chính phủ là ‘bị đồng tiền chi phối nên không đặt lợi ích quốc gia, lợi ích của quần chúng lên trên mà làm theo mệnh lệnh của đồng tiền, của các chủ đầu tư’.
Ông Đằng cũng không cho rằng chính phủ của ông Dũng có ‘thành tích gì nổi bật cả trong 5 năm qua’ cả.
“Tôi thường đi chợ thấy vật giá tăng khủng khiếp. Đời sống nhân dân rất khó khăn,” ông nói, “Các vị có con cái đưa qua Mỹ, qua Tây mua nhà, mua xe hơi xịn sẽ không thấy điều đó.”

Chủ tịch VN dự kiểm điểm Ngân hàng NN


Chủ tịch VN dự kiểm điểm Ngân hàng NN

Cập nhật: 11:47 GMT - chủ nhật, 30 tháng 9, 2012
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại buổi tự kiểm điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Phiên họp tự kiểm điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Trung ương Đảng quan tâm sát sao.
Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang, đã đến dự và phúc đáp tại phiên họp kiểm điểm của đảng bộ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam cho hay.
Theo hãng tin này thì phiên họp kiểm điểm, hay còn gọi là phê và tự phê, của Ban cán sự Đảng Ngân hàng nhà nước diễn ra trong 4 ngày từ ngày 26 cho đến thứ Bảy ngày 29/9.
Phiên kiểm điểm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam nằm trong lộ trình phê và tự phê của tất cả các đảng bộ ở tất cả các tỉnh thành và các cơ quan nhà nước theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Các phiên họp phê và tự phê này, dù là ở phạm vi địa phương hay các cơ quan trung ương, đều diễn ra dưới sự giám sát của một hay nhiều vị đại diện cho Trung ương Đảng.

Phái đoàn hùng hậu

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự phiên họp kiểm điểm của Ngân hàng nhà nước là theo ‘sự phân công của Bộ chính trị’, Thông tấn xã Việt Nam cho biết.
Ngoài ông Sang, Trung ương Đảng còn cử cả một phái đoàn có tên gọi là ‘Nhóm công tác của trung ương’ đến dự phiên họp kiểm điểm này.
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam không nêu rõ những vị nào tham gia ‘Nhóm công tác của trung ương’, nhưng cho biết nó bao gồm đại diện từ các ban của Trung ương Đảng và đại diện của Văn phòng Trung ương Đảng nằm dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Văn phòng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Điều đáng lưu ý là mặc dù Ngân hàng nhà nước là cơ quan trực thuộc chính phủ nhưng Văn phòng Chính phủ không có đại diện tại buổi kiểm điểm này.
Phái đoàn hùng hậu gồm nhiều ban ngành của Trung ương Đảng cho thấy tầm quan trọng của phiên họp tự kiểm điểm của Ngân hàng nhà nước.
Trước đó, tại phiên họp phê và tự phê của Ban Cán sự Đảng chính phủ từ ngày 11 cho đến ngày 15/9, chỉ có một ủy viên trung ương là ông Nguyễn Văn Quynh, phó trưởng Ban tổ chức trung ương đại diện cho Trung ương Đảng đến giám sát.
Kết quả kiểm điểm của Chính phủ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là bí thư Ban Cán sự Đảng được chính thức loan báo là ‘hết lòng vì dân vì nước’ và ‘có nhiều thành tích’ trong điều hành kinh tế-xã hội đất nước.

‘Đi sâu vào khuyết điểm’

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Khu vực ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua bị chấn động với nhiều tai tiếng
Truyền thông nhà nước Việt Nam không tiết lộ nội dung của phiên kiểm điểm quan trọng này của Ngân hàng nhà nước.
Theo nội dung do Thông tấn xã Việt Nam tường thuật thì dường như phiên kiểm điểm này không nói nhiều về thành tích như Ban cán sự Đảng chính phủ mà đi sâu vào các ‘hạn chế, khuyết điểm’.
Theo đó thì tập thể Ban cán sự Đảng này và cá nhân các ủy viên đã ‘tiếp thu’ và ‘giải trình nghiêm túc’ các ý kiến góp ý.
Các báo cáo kiểm điểm của Đảng bộ Ngân hàng nhà nước mặc dù ‘có nêu ra những ưu điểm’ nhưng ‘tập trung làm rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, phương hướng, biện pháp sửa chữa, khắc phục’.
Cũng tại phiên kiểm điểm này, các đảng viên chóp bu của Ngân hàng nhà nước đã nghe các ý kiến ‘thẳng thắn, chân thành, có ý thức trách nhiệm và tinh thần xây dựng’.
Chốt lại buổi kiểm điểm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được dẫn lời yêu cầu Đảng bộ Ngân hàng nhà nước ‘phát huy ưu điểm’ nhưng đồng thời ‘có biện pháp khắc phục có kết quả các hạn chế, yếu kém’.
Bên cạnh kết luận chung, ông Sang cũng nói rõ ràng ‘một số vấn đề cụ thể’ mà ông yêu cầu Ngân hàng nhà nước phải khắc phục. Tuy nhiên không rõ đây là những vấn đề gì.
Chính trường và thương trường Việt Nam vừa qua chấn động với một số vụ bắt giữ và khởi tố liên quan đến ‘tội phạm trong lĩnh vực thâu tóm ngân hàng’, trong đó có các lãnh đạo và cựu lãnh đạo của Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ACB.
Bên cạnh đó trên các trang mạng không chính thống cũng lan truyền cáo buộc về vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tuy nhiên các cáo buộc này đều không đưa ra bằng chứng cụ thể.

Có một con c... khác!


Có một con c... khác!

danhconNhân chuyện “con c... tự do” của trung tá công an Vũ Văn Hiển, nhắc lại một con c... khác trong mẩu chuyện thời chiến tranh của ông Hồ Nghinh.
          Một lần, ông Nghinh Bí thư đặc khu ủy Quảng Đà đi chỉ huy chiến dịch. Trận đánh do ông chỉ huy bị thua tơi tả. Sách vở hay gọi là sai lầm về chiến lược chiến thuật chi đó. Nhưng dân Quảng không gọi vậy, họ bảo trận đó ông Nghinh bị thua do đánh dở, dở ẹc!
          Trên đường rút lui (chạy trốn) về căn cứ, gặp một lão nông đang tụt quần đứng đái, đái như trút giận điều chi đó ngay trên nóc hầm trú ẩn dành cho Bí thư đặc khu ủy Quảng Đà. Thấy ông Nghinh cùng mấy tay cận vệ đi tới, lão vẫn vừa vểnh c... đái vừa ném theo một câu khó chịu: “đánh như con c…!”.
          Mấy tay cận vệ nghe vậy tức giận, trợn trừng mắt hùng hổ xông đến định bắt nhốt “thằng phản động”. Nhưng Hồ Nghinh ngăn lại: “họ nói đúng!”. Ông bảo: đó là người dân có lòng yêu nước, họ khao khát thắng mà mình đánh dở ẹc để thua nên người ta tức, họ chửi cho là đúng rồi. Không yêu nước, không một lòng theo cách mạng thì họ sẽ không mắng như thế.
          Trong chiến tranh, và ngay cả bây giờ, rất hiếm hàng quan cỡ Hồ Nghinh biết nghe lời nói thật của dân, biết nghe và dám nghe dân chửi! Ăn phá đục khoét hết của dân, điều hành đất nước như... nhưng nghe dân tình lên tiếng phản đối, chửi mắng tí là chụp ngay cái mũ “chống phá phản động”. Nhiều quan tài sức như con c... nhưng lại quen thói chửi mắng dân. Trong khi những câu chửi đó đáng phải ném về phía họ.

Đừng để những lá cờ cản trở mục tiêu chính của chúng ta là phản đối Trung Quốc xâm lăng


Đừng để những lá cờ cản trở mục tiêu chính của chúng ta là phản đối Trung Quốc xâm lăng

Đỗ  Hùng
Mùa hè năm ngoái, sau khi xảy ra vụ tàu hải giám Trung Quốc tấn công phá hoại hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh 02 trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tinh thần đoàn kết của người Việt khắp năm châu đã có dịp bùng cháy mãnh liệt. Từ người dân trong nước đến kiều bào, tất cả đều hướng về biển Đông, nơi chủ quyền biển đảo đang bị thách thức.
Điều gì đã khiến những con người quốc tịch có thể khác nhau, sinh sống trong những xã hội khác nhau, chính kiến có thể rất khác nhau – thậm chí đối lập nhau, lại cùng đứng bên nhau? Câu trả lời là: Tổ quốc.
 Dịp đó, tôi được xem chương trình hội luận trên Phố Bolsa TV, một đài truyền hình của người Việt ở Quận Cam, California, Mỹ. Chương trình rất dài, nhưng có lẽ chỉ cần một phát ngôn trong đó là đủ để đúc kết lại toàn bộ. “Đừng để những lá cờ cản trở mục tiêu chính của chúng ta là phản đối Trung Quốc xâm lăng”. Nhà văn Nguyễn Á Độc Lập, một người tham gia cuộc hội luận, đã nói như thế. Tôi chưa từng biết Nguyễn Á Độc Lập, nhưng câu nói hôm ấy của ông, đã đem lại cho tôi một sự xúc động vẫn vẹn nguyên cho tới tận bây giờ. Điều mà ông nói, cũng như tinh thần của chương trình hội luận, là tấm gương phản chiếu những gì đang diễn ra ngoài kia: người Việt khắp nơi trên thế giới đang sát cánh bên nhau vì chủ quyền đất nước, gạt sang một bên những khác biệt, bất đồng.
 Sự thăng trầm của lịch sử từng khiến những người con đất Việt rời xa nhau, nhưng ngay cả trong những ngày tháng mà lòng người còn nhiều cách trở ấy, đất mẹ vẫn là nơi tất cả cùng hướng về. Để đến khi chủ quyền bị nhòm ngó, tất cả cùng đứng bên nhau, tạo nên cái mà người ta thường gọi là sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Chỉ có Tổ quốc mới khiến người ta sẵn sàng vượt qua lằn ranh của chính kiến khác biệt để đến bên nhau, như chưa từng có những chia lìa.
 Anh Nguyễn Hùng, một Việt kiều ở Úc rất nhiệt tình tham gia đấu tranh vì chủ quyền đất nước trên mạng, từng nói với tôi: “Người Việt ở đâu cũng coi đất nước này là Tổ quốc. Dù xa quê hương đã lâu, chúng tôi vẫn luôn hướng về. Để đấu tranh cho chủ quyền đất nước, cần phải gác lại những lấn cấn bên này, bên kia”. Giản dị nhưng thật thấm thía!
 Trong cuộc gặp gỡ với gần 1.000 kiều bào tại TP.HCM mới đây, thông điệp “chung một Tổ quốc” lại vang lên, làm nức lòng những trái tim Việt. “Dù có quan điểm, chính kiến khác nhau nhưng chúng ta cùng thống nhất rằng Tổ quốc Việt Nam là một, chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm”. Lời của thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng), đã nêu bật nguyên nhân cốt lõi tạo nên khối đoàn kết của những người con đất Việt khắp năm châu. Nguyên nhân ấy không gì khác hơn: chúng ta chung một Tổ quốc.
 Vì Tổ quốc là một, mà Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn uy dũng lẫy lừng, giữa lúc nước nhà nguy nan, đã khiêm nhường cởi áo thượng tướng Trần Quang Khải để “tắm giùm”, qua đó xóa bỏ bất hòa cá nhân, để cùng nhau chung một quyết tâm “Đoạt sáo Chương Dương độ/Cầm Hồ Hàm Tử quan”.
 “Tổ quốc Việt Nam là một, chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm”, nguyên tắc ấy là bất di bất dịch, chân lý ấy có tự ngàn xưa, chứ không phải là giá trị của một thời đại. Hôm nay, chúng ta phát huy được tinh thần ấy, bờ cõi sẽ ngàn lần vững chắc, sá gì kẻ giặc hiểm độc nhòm ngó ngoài kia.
Theo báo TN, đầu đề của QC