Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Lợi dụng Chủ tịch nước đi vắng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hữu Lục tranh thủ đánh quả


Lợi dụng Chủ tịch nước đi vắng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hữu Lục tranh thủ đánh quả

Tháng Chín 11, 2012
Ngân hàng Nhà nước không công nhận kết quả công bố xếp hạng của CRV. Tổng thư ký VCCI nói VCCI không liên quan về buổi lễ và báo cáo này. Như vậy, sự thật đã rõ. Báo cáo trên rất có vấn đề và mang đậm dấu ấn của “Nhóm lợi ích”. Toan tính của các Bố già là Báo cáo này cần phải công bố ở một nơi “hoành tráng” nhằm xua tan nhiều câu hỏi dư luận đang đặt ra. Lợi dụng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi họp APEC ở Nga, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hữu Lục đã vác hẳn cơ ngơi Phủ Chủ tịch ra để làm bảo lãnh tín nhiệm cho một việc làm khuất tất mang nặng dấu ấn của lợi ích nhóm.
“Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012″ công bố sáng 8/9, có 9 trong trong số 32 ngân hàng được phân loại đánh giá xếp vào hạng A, loại có năng lực cạnh tranh tốt nhất thị trường. Báo chí và các đài nhanh chóng loan tin Bảng xếp hạng do Công ty CRV và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tại Phủ Chủ tịch với sự hiện diện của ông Nguyễn Hữu Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Ngay sau công bố, báo cáo trên đã vấp phải phản ứng dữ dội, nhất là những ngân hàng bị liệt vào nhóm C hoặc D. Ngân hàng Nhà nước lên tiếng không công nhận kết quả xếp hạng này. Tổng thư ký VCCI nói VCCI không liên quan về buổi lễ và báo cáo này.
Đại diện Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MaritimeBank), ngân hàng bị xếp hạng nhóm B, cho hay Công ty CRV chưa từng tiếp xúc với ngân hàng để lấy số liệu cũng như phỏng vấn tìm hiểu. Các số liệu về ngân hàng này đưa ra đều sai lệch và không nêu nguồn cung cấp. Như vậy tình trạng ăn cắp thông tin, bí mật kinh doanh đã xảy ra một cách công khai, ngang nhiên.
“Chúng tôi không biết họ căn cứ trên tiêu chí gì để đưa ra bảng xếp hạng như vậy. Bởi có những ngân hàng thuộc nhóm 1, 2 do chính Ngân hàng Nhà nước xếp hạng mới đây thì bây giờ bị đánh tụt xuống nhóm C”. Một lãnh đạo của Ngân hàng Phương Đông OCB nói.
Ngân hàng Nhà nước đã không công nhận kết quả công bố trên của CRV. Mới hôm qua (10/9), Tổng thư ký VCCI đã lên tiếng phủ nhận việc VCCI tham gia công bố Báo cáo này. Như vậy, việc một lãnh đạo phó của tổ chức này tham dự với tư cách cá nhân lại dám nhân danh VCCI trong lễ công bố là việc cần làm rõ. Vị phó này là con trai của ông Đoàn Duy Thành, người từng viết Hồi ký về những đấu đá với Tổng Bí thư Đỗ Mười trước đây.
Mở đầu, báo cáo đã khoe là được xây dựng bởi tập thể các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về tài chính, ngân hàng, toán ứng dụng. Mạo nhận này khiến công luận bức xúc. Nhiều vị có tên trong báo cáo chỉ là giảng viên quèn của một số trường Đại học, có trường rất nổi tiếng về … tiêu cực, có trường thì không ai nghe nói bao giờ. Câu hỏi lớn là ai phong cho các vị cái mác “chuyên gia nghiên cứu hàng đầu”? Dựa vào tiêu chí nào mà các vị tự xếp mình là chuyên gia hàng đầu hay đây cũng là những cái ngai các vị tự phong cho nhau để bịp bợm ăn tiền? Đấy là chưa nói đến một sự thật là ngay cái tên “Báo cáo tín nhiệm Việt Nam” là đồ ăn cắp của công ty VietnamCredit khi công ty này lần đầu tiên công bố xếp hạng ngân hàng và đưa ra Vietnam Credit Index (Chỉ số báo cáo tín nhiệm Việt Nam).
Được biết, toàn bộ buổi công bố báo cáo này được một công ty sân sau của ông Đoàn Duy Khương (Phó Chủ tịch VCCI) thực hiện với hợp đồng tài trợ gần 10 tỉ VND do chính doanh nghiệp của Bố già được xếp uy tín cao nhất cung ứng. Về tính chất, đây là việc mua giải và đưa hối lộ. Phong bì cho các yếu nhân tham dự nhờ có tài trợ mạnh nên rất dày. Cựu Bộ trưởng Lê Doãn Hợp tham dự với sứ mạng chính là hái phong bì đã kéo theo một lô một lốc các báo/đài đến đưa tin rầm rộ còn hơn sự kiện chính trị lớn của nhà nước (mặc dù đây là ngày nghỉ).
Như vậy, sự thật đã rõ. Báo cáo trên rất có vấn đề và mang đậm dấu ấn của “Nhóm lợi ích”. Toan tính của các Bố già là Báo cáo này cần phải công bố ở một nơi “hoành tráng” nhằm xua tan nhiều câu hỏi dư luận đặt ra. Lợi dụng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vắng nhà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hữu Lục đã vác hẳn cơ ngơi Phủ Chủ tịch ra để làm bảo lãnh tín nhiệm cho một việc làm khuất tất mang nặng lợi ích nhóm.
Dư luận cả nước đang đặt câu hỏi lớn: ông Nguyễn Hữu Lục đã cầm bao nhiêu trong vụ này?
Những ai từng là dân oan đi khiếu kiện mới biết sự khó khăn khi đội đơn vào Văn phòng Chủ tịch nước như thế nào. Mới đây, năm 2009, các vị nhân sỹ trí thức (trong đó có các giáo sư khả kính như Huệ Chi) đến đây đưa đơn kiến nghị về quốc kế dân sinh cũng bị mời ra thẳng cánh.
Song song với vấn đề về tiền, người ta có quyền đặt câu hỏi, liệu có phải ông Lục giữ vai trò lính xung kích của “Nhóm lợi ích”, nguyện làm tay trong cho Nhóm này đưa cuộc chiến vào hẳn trong Phủ Chủ tịch và chơi Chủ tịch nước từ đằng sau? Các phóng sự của nhiều báo/đài tuy được giật tít là “Công bố Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” nhưng đều làm dưới dạng quảng cáo riêng cho một Bố già ngân hàng có mối quan hệ thân cận với phe Thủ tướng, người mà chính báo Diễn đàn doanh nghiệp trước đây đã tố cáo rửa tiền hàng chục triệu USD và bị Công an Hà Nội điều tra.
Giữa lúc Đảng Cộng sản đang hô hào phê, tự phê, chỉnh đốn Đảng trên cả nước thì vẫn có một nơi là Văn phòng Chủ tịch nước tự cho mình được quyền ngồi xổm lên pháp luật, ”tự suy thoái” để chạy theo lợi ích cá nhân.
.
.Phủ Chủ tịch, nơi thực hiện các nghi lễ và lễ tiết quốc gia:
.
.
… Nay, Phủ Chủ tịch đã bị ông Nguyễn Hữu Lục biến thành nơi quảng cáo cho các Bố già lợi ích nhóm:
.
.
Màn “xả hơi” của Phó Chủ nhiệm VP Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Lục bên cạnh các VIP:
.


http://caunhattan.wordpress.com/2012/09/11/loi-dung-chu-tich-nuoc-di-vang-pho-chu-nhiem-van-phong-nguyen-huu-luc-tranh-thu-danh-qua/




Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh 32 ngân hàng quá cẩu thả"

Thứ tư 12/09/2012 10:15
(GDVN) - Quá cẩu thả, vớ vẩn, không trung thực và thiếu tôn trọng độc giả - đó là những “phản pháo” của không ít ngân hàng khi nói về bảng xếp hạng “chỉ số tín nhiệm” của 32 ngân hàng Việt Nam mới được công bố vừa qua.

Ngân hàng hạng C,D: Bảng xếp hạng thật vớ vẩn!


Sau thư ngỏ của đơn vị xếp hạng năng lực cạnh tranh của 32 ngân hàng Việt Nam về thiếu sót của mình, dư luận và những lời “phản pháo” của những người trong cuộc vẫn chưa dừng lại.

Theo bảng xếp hạng này, các ngân hàng như SHB, Habubank (đã sáp nhập vào SHB), Nam Việt (Navibank), Đại Dương (OceanBank), Kiên Long (Kienlong Bank), Phát Triển Nhà ĐBSCL (MHB), Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Bảo Việt (Baoviet Bank) thuộc nhóm C. Nhóm này được đánh giá là có năng lực cạnh tranh trung bình.

Khi phóng viên Giáo dục Việt Nam liên hệ với đại diện một ngân hàng thuộc nhóm C này, một người trong ban lãnh đạo ngân hàng đã không giấu nổi sự bức xúc. Chưa kịp hỏi dứt câu, mới chỉ nghe tới từ “bảng xếp hạng”, vị này đã xua tay: Ôi, cái bảng xếp hạng “vớ vẩn ấy mà”.



Lãnh đạo VPBank cũng chính thức lên tiếng, nêu lên quan điểm của mình về sự cẩu thả và quá nhiều sai sót trong báo cáo của Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV).

Theo lãnh đạo VPBank, thông tin của báo cáo thuờng niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam có nhiều thông tin sai lệch. Ví dụ như thông tin về ông Nguyễn Đỗ Quốc Thọ vẫn để ở vị trí Vụ Chiến lược, trong khi, thực tế ông Thọ đã được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Dự báo thống kê.

Hơn nữa, VPBank được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng là một trong nhóm G12 (12 nhà băng lớn nhất Việt Nam) và cũng được xếp nhóm các ngân hàng được cấp hạng mức tín dụng cao nhất. Ở VPBank, tăng trưởng tín dụng, huy động vẫn tăng, khách hàng vẫn đến gửi bình thường. Đó là bằng chứng tốt nhất để chứng minh thông tin trên là hoàn toàn sai lệch.

“Một cách làm tùy tiện, cẩu thả, thậm chí có bên tăng vốn từ lâu rồi mà CRV vẫn dùng vốn điều lệ cũ của người ta. Đơn vị xếp hạng này đã không tôn trọng độc giả, không biết ý thức chính trị đối với sự phát triển bền vững của đất nước như thế nào. Trong khi trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay, đưa thông tin đó ra, có thể gây hoang mang trong dư luận” – lãnh đạo VPBank cho biết.

Các cơ quan chức năng nên vào cuộc

Trên thế giới, khi một tổ chức đứng ra xếp hạng các tổ chức tài chính, họ phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Thêm vào đó, các tiêu chí căn cứ xếp hạng phải đưa ra công khai và có tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng cũng như các tổ chức được đánh giá. Trong khi đó, việc xếp hạng năng lực cạnh tranh với CRV Index 2012, theo ý kiến của không ít người, họ đã không quan tâm gì tới 2 yếu tố nói trên.

Một vị lãnh đạo từng có kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Standard & Poor's, Moody’s và Fitch đã chia sẻ với báo chí cho rằng: theo thông lệ của thế giới, sau khi đánh giá, xếp hạng, các hãng thường tham khảo ý kiến phản hồi. Trong trường hợp tổ chức được đánh giá không đồng ý với kết quả, hãng xếp hạng tín nhiệm cũng ghi rõ điều đó trong báo cáo.

Nhóm ngân hàng được xếp loại A hầu hết là các ngân hàng lớn (Ảnh: Dân trí)

Không ít ngân hàng đã lên tiếng không đồng tình với báo cáo này. Bởi lẽ, bảng xếp hạng của CRV thiếu sót đáng kể ở ngay cơ cấu các ngân hàng có mặt. Cụ thể, chỉ có 32 ngân hàng được xếp hạng, thiếu vắng rất nhiều nhà băng như SCB, TienPhong Bank, LienVietPostBank, TrustBank, G.P Bank… Thậm chí, không hiểu vì lý do gì, CRV bỏ qua cả một “ông lớn” là Agribank.

Thêm vào đó, các lãnh đạo ngân hàng cũng nhận thấy: Nếu so sánh bảng xếp hạng lần này với bảng 
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
xếp hạng tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước hồi đầu năm thì quá khác biệt.

Ngoài ra, uy tín của bản thân doanh nghiệp đứng ra xếp hạng là CRV đến nay vẫn là một còn đang là vấn đề đáng bàn cãi.

“Tôi nghĩ, các cơ quan chức năng nên lên tiếng về vụ việc này. Không phải đơn vị nào cũng tùy tiện đưa ra báo cáo được. Một người làm báo cáo tốt trước hết phải có cái tâm. Tại thời điểm này, cứ cho thông tin đó là đúng nhưng đưa ra vào thời điểm cả nước đang chìm trong khó khăn này có lợi gì cho đất nước không? Chưa kể thông tin đưa ra còn sai lệch” – Một lãnh đạo ngân hàng thuộc hạng C nhấn mạnh.

Theo vị này, nếu chỉ số đưa ra không trung thực có thể làm nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng cũng như quyền lợi của những doanh nghiệp được đánh giá.

Thậm chí, không ít ngân hàng đã hoài nghi: Phải chăng, phía sau bảng xếp hạng này có sự “điều khiển”, “giật dây” của một nhóm lợi ích nào đó, đơn vị xếp hạng nhận tiền của doanh nghiệp để gây hoang mang trong xã hội?

“Tôi tin là người tiêu dùng thông minh để không chạy theo những tin vớ vẩn, đưa ra một cách vội vàng như thế. Ngoài ra, tôi nghĩ, thông tin đưa đúng hay không đúng cần có cơ quan chức năng vào cuộc, để xem vì sao đơn vị này lại đưa ra một thông tin cẩu thả, thiếu tôn trọng độc giả như vậy!” – lãnh đạo của một trong 12 ngân hàng đứng đầu Việt Nam bày tỏ.
Hà Nhi